Đây mới là thời điểm lý tưởng giữa 2 lần mang thai cho mọi lứa tuổi
Nguy cơ thai nghén thường gắn liền với tuổi tác nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy chính khoảng cách giữa 2 lần mang thai mới đóng vai trò quyết định.
Chờ ít nhất 12 tháng giữa hai lần mang thai làm giảm nguy cơ
Một nghiên cứu mới đây trên tờ Journal of the American Medical Association (JAMA), dựa trên 150.000 trường hợp mang thai tại Canada từ năm 2004 đến 2014, kết luận rằng khoảng cách giữa 2 lần mang thai chưa đầy một năm làm tăng nguy cơ, bất kể tuổi của người phụ nữ. Tuy nhiên, sau một năm, có rất ít sự khác biệt về nguy cơ.
“Thông điệp rút ra từ nghiên cứu này là khoảng cách giữa 2 lần mang thai gần nhau sẽ nguy hiểm cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi”, Laura Schummers, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học British Columbia, tác giả của nghiên cứu, cho biết.
“Chúng tôi nhận thấy rằng nguy cơ đối với người mẹ chỉ dành cho phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, chứ không gặp ở phụ nữ trẻ hơn, trong khi nguy cơ đối với em bé hiện diện ở cả phụ nữ độ tuổi 20 đến 34 và phụ nữ từ 35 tuổi trở lên.
Nguy cơ là như nhau giữa 12 và 24 tháng, và “chúng tôi nhận thấy sự giảm thêm rất nhỏ giữa 12 và 18 tháng,” Schummers nói.
Thời gian giữa 2 lần mang thai được tính là khoảng thời gian từ ngày sinh em bé trước đến ngày thụ thai em bé sau.
Đối với phụ nữ trên 35 tuổi, nguy cơ biến chứng của mẹ là cao nhất đối với thai kỳ bắt đầu từ 3, 6 hoặc 9 tháng sau lần sinh trước. Đối với em bé, nguy cơ tăng khi các thai kỳ sát nhau bất kể tuổi của người mẹ.
Những nguy cơ này bao gồm thai lưu, tử vong ở trẻ trong năm đầu sau khi sinh, cân nặng sơ sinh thấp và đẻ non, xảy ra ở 2% số trẻ trong nghiên cứu.
Khi thai kỳ lần sau bắt đầu 6 tháng sau khi sinh, nguy cơ đẻ non tăng 59% so với thai kỳ bắt đầu 18 tháng sau lần sinh trước.
Các bác sĩ ở Mỹ thường khuyên người mẹ chờ ít nhất 18 tháng giữa lần sinh trước và lần mang thai sau. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo ít nhất 24 tháng.
“Kết quả của chúng tôi cho thấy khoảng thời gian tối ưu ngắn hơn so với quan điểm trước đây (12-24 tháng) đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi,” nghiên cứu kết luận.
Video đang HOT
“Phát hiện này có thể giúp trấn an, đặc biệt là đối với phụ nữ lớn tuổi phải cân nhắc nguy cơ giữa tuổi cao với khoảng thời gian giữa các lần mang thai dài hơn (bao gồm vô sinh và bất thường nhiễm sắc thể) và nguy cơ của khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn”.
Phụ nữ muốn sinh con ở độ tuổi 30 và 40 thường phải đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan về thời gian chờ đợi giữa hai lần mang thai. Các bác sĩ thường khuyên nên để khoảng cách từ 18 đến 24 tháng.
Cẩm Tú
Theo AFP
Phụ nữ có thai nên và không nên ăn gì?
Khi mang thai, các bà mẹ thường đau đầu "thực phẩm này có nên ăn hay không". Để giải đáp thắc mắc, các chuyên gia dinh dưỡng đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, dưới đây là lời khuyên dành cho các chị em.
Hạn chế và tránh những thực phẩm bất lợi cho thai nghén
Không nên ăn thực phẩm sống, tái
Khi mang thai, phụ nữ tuyệt đối không nên những thực phẩm sống, tái như: gia cầm sống, sushi, các loại gỏi, thịt tái, các món tái chanh (bê tái chanh, thịt lợn nạc tái chanh, dê tái chanh...), trứng tái sống... vì những thực phẩm sống, tái này có chứa rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có thể là tác nhân gây nên các biến chứng thai kỳ như thai chết lưu, sảy thai...
Không ăn cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao
Các loại cá có chứa hàm lượng cao thủy ngân như cá mập, cá thu, cá kình, cá kiếm... khi thai phụ sử dụng sẽ dẫn đến sự tích tụ thủy ngân trong cơ thể khiến cho thai nhi phát triển chậm, thậm chí có thể gây ra các tổn thương cho não của thai nhi... Vì vậy, thời kỳ mang thai, người phụ nữ tuyệt đối không nên dùng chúng để tránh những ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Không ăn quả nhãn
Trong thai kỳ, người phụ nữ không nên ăn nhiều nhãn bởi vì nhãn là một loại thực phẩm có tính nóng, khi ăn nhiều sẽ gây nên tình trạng táo bón dẫn đến hàng loạt các vấn đề bất thường liên quan đến sức khỏe của thai nhi và bản thân như xáo trộn sự phát triển bình thường của thai nhi, mẩn ngứa dị ứng, sạm hoặc nám da...
Không nên uống đồ có cồn hoặc gas
Các loại đồ uống có cồn hoặc có gas như rượu, bia, coca cola... có thể gây nguy cơ cao các dị tật bẩm sinh ở trẻ nếu phụ nữ mang thai sử dụng. Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ sinh ra bởi những phụ nữ sử dụng nhiều rượu trong thời kỳ mang thai bị tổn thương hệ thần kinh và mắc bệnh đao là rất cao.
Không ăn khoai tây đã mọc mầm
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn khoai tây mọc mầm, vì chúng có chứa rất nhiều độc tố solaninne, khi ăn sẽ dẫn đến sự tích tụ độc tố trong cơ thể gây ra một số dị dạng bẩm sinh vô cùng nguy hiểm cho thai nhi.
Không nên uống cafe
Trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kì, người phụ nữ tuyệt đối không nên uống café vì chúng có thể làm rối loạn quá trình phát triển của thai nhi khi đi qua nhau thai. Hơn nữa, café có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vì trong café có chứa một lượng lớn cafein.
Không ăn hạnh nhân
Tại sao khi mang thai, phụ nữ không nên ăn hạnh nhân? Bởi vì, trong hạnh nhân có chứa hàm lượng lớn axit axianogien (là một chất độc không tốt cho thai nhi). Khi thai phụ sử dụng hạnh nhân, axit axianogien sẽ vào cơ thể và thông qua cuống rốn xâm nhập vào thai nhi để gây hại.
Không ăn đồ chiên rán
Những thực phẩm chiên rán có chứa rất nhiều dầu mỡ gây hại cho sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi, nó có nguy cơ cao gây ung thư ở thai nhi. Do mỡ, nhất là mỡ động vật dưới tác động của nhiệt độ cao sẽ xảy ra phản ứng hóa học biến đổi chất, nếu sử dụng nhiều, đặc biệt là chiên đi chiên lại nhiều lần có nguy cơ cao gây ung thư.
Không nên ăn nhiều gan động vật
Phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ tuyệt đối không nên ăn nhiều gan động vật, vì trong gan động vật có chứa nhiều vitamin A, nếu sử dụng quá nhiều (vượt quá 15000 đơn vị quốc tế) sẽ gây dị tật bẩm sinh (hở môi, hở hàm ếch, dị dạng tai mắt) và nguy hiểm tới tính mạng cho thai nhi.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề phụ nữ mang thai không nên ăn gì được cung cấp bởi các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, hy vọng chị em phụ nữ chú ý để có biện pháp bảo vệ tốt cho thai nhi và sức khỏe sinh sản của bản thân.
Những thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai
Giai đoạn 3 tháng đầu
Đây là giai đoạn cơ thể mẹ có nhiều biến đổi để thích nghi với sự tồn tại của 1 cơ thể mới. Đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh cho trẻ. Chính vì vậy mà bà bầu cần lưu ý đến các thông tin về việc có thai nên ăn gì để bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng và cung cấp những chất dinh dưỡng như:
Chất sắt: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu cần bổ sung ít nhất 15 gram sắt mỗi ngày để tăng lượng sắt dự trữ cho em bé. Sắt có nhiều trong các thực phẩm như thịt bò, tim, cật, rau xanh và các loại hạt.
Canxi: Canxi giúp hình thành kết cấu xương và răng cho trẻ. Nếu mẹ thiếu canxi sẽ dễ khiến em bé bị còi xương, xuất hiện các dị tật về xương và răng dễ bị mủn. Canxi có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ...
Axid folic (Vitamin B9): Đây là loại vitamin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu. Đồng thời giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có nhiều trong quả óc chó, cá hồi, các loại rau màu xanh sẫm như rau muống, súp lơ, cải bó xôi hay các loại ngũ cốc dinh dưỡng.
Vitamin D: Cùng với canxi thì vitamin D cũng là một chất không thể thiếu cho quá trình hình thành hệ thống xương và hình thành mầm răng sữa cho trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc cũng như thực phẩm bổ sung Vitamin D thì cần phơi nắng để cơ thể có thể hấp thụ được. Vitamin D có nhiều trong các thực phẩm được chế biến từ trứng và sữa.
Giai đoạn 3 tháng tiếp theo
Sau khi kết thúc giai đoạn 3 tháng đầu thì sức khỏe của thai phụ đã bắt đầu đi vào ổn định, hầu hết biểu hiện của ốm nghén đã được thuyên giảm hoặc mất dần và thai phụ có thể giữ vững chế độ ăn như 3 tháng đầu.
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
Lúc này phụ nữ có thai nên ăn gì? 3 tháng cuối của thai kì là thời điểm thai nhi phát triển nhanh nhất, cần nhiều năng lượng dinh dưỡng nhất. Vì thế chúng ta cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vào 3 tháng cuối của thai kì như bổ sung thêm các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng, ăn uống nhiều bữa, thực phẩm giàu protein, bổ sung chất béo, chất xơ, chất sắt và canxi. Trong giai đoạn này bà bầu cũng cần lưu ý tới vấn đề đi lại do đây là thời điểm rất dễ sinh non.
Theo www.phunutoday.vn
Quá cầu toàn có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe Bạn là một người cầu toàn, theo đuổi sự hoàn hảo. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy việc đuổi theo sự hoàn hảo có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của con người, theo Medical News Today. Shutterstock Các chuyên gia có xu hướng định nghĩa sự cầu toàn là "một sự kết hợp của...