Đây là thời điểm vàng để cai bú bình cho trẻ nếu không muốn con bị sâu răng hay răng hô
Mặc dù nhiều bé đặc biệt yêu thích việc bú bình và coi đây là nguồn dinh dưỡng chính của mình nhưng cũng sẽ đến lúc mẹ phải cai bú bình cho bé.
Chúng ta đều biết rằng, sữa là một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời. Trẻ cần được bú sữa mẹ, sữa công thức hoặc kết hợp cả 2 loại này để có đủ dinh dưỡng phát triển cơ thể và não bộ nhất là trong 12 tháng đầu khi hệ răng và hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng để cung cấp các dưỡng chất cho bé thông qua việc ăn dặm. Mặc dù nhiều bé đặc biệt yêu thích việc bú bình và coi đây là nguồn dinh dưỡng chính của mình nhưng cũng sẽ đến lúc mẹ phải thực hiện cai bú bình cho bé. Thế nhưng khi nào thì cần cai bú bình cho bé là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ.
Mặc dù nhiều bé đặc biệt yêu thích việc bú bình và coi đây là nguồn dinh dưỡng chính của mình nhưng cũng sẽ đến lúc mẹ phải thực hiện cai bình sữa cho bé (Ảnh minh họa).
Theo các chuyên gia về vấn đề cho con bú thì việc cai bú bình quá sớm hay quá muộn đều không tốt cho trẻ. Bác sĩ Emily Silver, một chuyên gia tư vấn về vấn đề cho con bú tại Boston (Mỹ) đã viện dẫn khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ về việc hãy bắt đầu cai bú bình cho bé khi trẻ được 12 tháng tuổi và kết thúc quá trình này khi trẻ được ít nhất 18 tháng tuổi. Thông thường, các bác sĩ nhi khoa sẽ khuyên các mẹ bắt đầu dừng cho con bú bình khi trẻ được 1 tuổi bằng cách cho con bạn thử với một chiếc cốc (ca) tập uống khi bé được 6 – 9 tháng tuổi trong đó có đổ đầy sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước. Bé sẽ quen dần với việc sử dụng loại cốc này thay vì bình sữa.
Bác sĩ nhi khoa Gina Posner hiện đang làm việc ở California (Mỹ) cũng đồng ý rằng, sau khoảng tháng thứ 6, việc cho bé làm quen dần với cốc tập uống là một ý tưởng tuyệt vời. Theo bà, trẻ càng cảm thấy thoải mái với việc sử dụng cốc khi được 1 tuổi thì quá trình cai bình sữa của trẻ sẽ càng dễ dàng hơn. Và cũng giống như bác sĩ Silver, bác sĩ Posner đồng ý rằng mẹ nên kết thúc quá trình cai bú bình cho bé khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Quá trình cai bình của trẻ không hề dễ dàng vì nó phụ thuộc vào từng đứa trẻ. Một số đứa trẻ cảm thấy vô cùng yêu thích và gắn bó với bình sữa của mình và chúng sẵn sàng chiến đấu vì nó trong khi những đứa trẻ khác thì vẫn cảm thấy rất ổn khi bỏ bình. Và để làm cho giai đoạn này trở nên dễ dàng hơn, các chuyên gia khuyên mẹ hãy bắt đầu bằng cách sử dụng những chiếc cốc tập uống tương tự như bình sữa. Một số bé sẽ thích loại có ống hút, nhưng một số khác lại không biết cách phải dùng chúng như thế nào. Vì vậy, mẹ hãy chịu khó thử một vài loại khác nhau để xem em bé của bạn thích loại nào nhất nhé.
Trẻ càng cảm thấy thoải mái với việc sử dụng cốc khi được 1 tuổi thì quá trình cai bình sữa của trẻ sẽ càng dễ dàng hơn (Ảnh minh họa)
Muốn quá trình cai bú bình thành công, bố mẹ cũng không nên vội vàng. Hãy từ từ giảm dần số lượng bình sữa bạn cho bé bú trong ngày và bắt đầu thay thế những lần đó bằng một cốc sữa hoặc một bữa ăn dặm nhẹ. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mẹ nên lựa chọn thay thế một số bữa sữa trong ngày trước vì nó ít quan trọng hơn và nhiều trẻ có xu hướng thích bú bình vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Dần dần, mẹ có thể bỏ những bình buổi sáng hoặc buổi tối cho đến khi bé có thể bỏ bú bình hoàn toàn.
Video đang HOT
Nếu việc cai sữa quá sớm có thể cắt mất nguồn dinh dưỡng quan trọng của trẻ thì việc cho con bú bình khi trẻ qua 18 tháng tuổi cũng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe của trẻ. Tiến sĩ Erin Issac, một nha sĩ nhi khoa làm việc tại Pittsburgh (Mỹ) đã giải thích rằng, việc cho trẻ bú bình kéo dài, đặc biệt là việc cho bé bú bình về ban đêm, dù trong bình có bất kỳ thứ gì ngoài nước (như sữa, nước hoa quả…) thì đều có thể làm tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ.
Việc trẻ bú bình quá lâu khiến trẻ có nguy cơ bị sâu răng và còn có thể ảnh hưởng tới cấu trúc và hình dạng của xương hàm trên và vòm miệng của trẻ (Ảnh minh họa).
Ban đêm là khoảng thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh trong khoang miệng, trong khi đó, dù sữa mẹ, sữa công thức hay nước hoa quả đều có chứa lượng đường nhất định và nó có thể khiến trẻ bị hỏng men răng, sâu răng. Tất nhiên là những rủi ro không chỉ có vậy. Việc trẻ bú bình quá lâu còn có thể ảnh hưởng tới cấu trúc và hình dạng của xương hàm trên và vòm miệng. Và vì thế, nhiều trẻ có nguy cơ bị răng hô do bú bình quá lâu.
Như vậy, nếu con bạn đã được một tuổi và vẫn đang bú bình thì đây chính là thời điểm bạn phải lên kế hoạch về việc cai bú bình cho trẻ. Với mỗi một đứa trẻ mẹ nên áp dụng cách thức khác nhau cho phù hợp và quá trình cai bình cần được tiến hành dần dần từng bước một để tránh gây sốc cho trẻ đặc biệt khi chúng chưa thực sự sẵn sàng. Và dù đây là một giai đoạn khá khó khăn nhưng mẹ hãy tin rằng bé nào cũng sẽ vượt qua và việc trải qua giai đoạn này còn dễ chịu hơn rất nhiều so với việc trả tiền cho việc chỉnh nha của bé sau này.
Nguồn: Romper
Theo Helino
Tại sao bạn không nên uống nước ép đóng chai?
Nhiều người nghĩ rằng nước ép trái cây đóng chai bán sẵn ở các siêu thị cũng tốt cho sức khỏe giống như trái cây tươi. Tuy nhiên sự thật không phải như vậy.
Nước ép trái cây bạn tìm thấy ở siêu thị có thể không lành mạnh ngay cả khi nó được dán nhãn "100% nguyên chất". Thông thường, sau khi được ép từ trái cây, nước trái cây được lưu trữ trong các thùng lớn chứa oxy trong vòng một năm trước khi nó được đóng gói.
Vấn đề là phương pháp này loại bỏ hầu hết hương vị, vì vậy các nhà sản xuất cần phải thêm cái gọi là "gói hương vị" vào nước trái cây để bù lại hương vị đã mất trong quá trình chế biến.
Do đó, ngay cả khi bạn mua các loại nước ép chất lượng cao nhất tại siêu thị, chúng vẫn rất xa trạng thái ban đầu.
Nguồn dinh dưỡng
Nước ép trái cây đóng chai chứa vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, nhưng lại thiếu chất xơ, trong khi hàm lượng đường và calo rất cao.
Nước ép trái cây đóng chai rất tiện lợi để uống nhưng thực chất chúng lại gây hại cho sức khỏe. Ảnh: Healthline.
Cơ thể hấp thụ đường nhanh hơn
Thông thường, khi bạn ăn trái cây, bạn sẽ cần phải nhai rất nhiều trước khi nuốt, quá trình này sẽ tốn khá nhiều thời gian. Vì vậy, lượng đường chứa trong cấu trúc dạng sợi của trái cây cũng sẽ được tiêu hóa một cách chậm rãi trong dạ dày. Bên cạnh đó, trái cây sẽ khiến bạn mau no và không thể tiêu thụ quá nhiều trái cây trong một lần ăn.
Nhưng nếu bạn uống một ly nước trái cây lớn, nó tương đương với tiêu thụ số lượng trái cây nhiều trong khoảng thời gian ngắn, mà hầu như không có chất xơ. Khi đó, lượng đường lớn được hấp thụ và gửi đến gan rất nhanh. Quá trình này diễn ra hệt như khi bạn uống các loại thức uống chứa nhiều đường.
Nguy cơ tích tụ mỡ
Theo nhiều nghiên cứu, phần lớn đường tìm thấy trong nước ép trái cây đóng chai là đường fructose. Và gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa lượng lớn đường fructose. Nhưng khi gan nhận quá nhiều đường và bị quá tải, lượng đường dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ, tích tụ trong gan, dẫn đến bệnh kháng insulin.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra lượng đường dư thừa từ nước ép trái cây cũng làm tăng triglycerid, cholesterol xấu và gây tích tụ mỡ bụng trong ít nhất 10 tuần. Thậm chí, tiêu thụ nhiều hơn 2 chai nước ép mỗi ngày tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh gút ở phụ nữ.
Tăng nguy cơ béo phì
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em sử dụng nước trái cây đóng chai thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn đến 60%.
Bệnh tim mạch
Theo nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Harvard, các chuyên gia cho biết việc tiêu thụ các loại nước uống có chứa hàm lượng đường cao mỗi ngày sẽ đẩy mạnh nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở đàn ông. Và các loại nước ép trái cây đóng chai đều được xếp vào danh sách các loại thức uống chứa nhiều đường.
Chính vì thế, nếu bạn muốn giữ cho tim mình khỏe mạnh, bảo đảm hàm lượng insulin trong cơ thể, hoặc giữ cân nặng ở mức vừa phải, tốt nhất bạn nên hạn chế hoặc cắt hẳn các loại nước ép trái cây ra khỏi chế độ ăn uống.
Bệnh răng miệng
Các loại nước ép trái cây đóng chai cũng là một trong các yếu tố dẫn đến các vấn đề về răng miệng. Các loại axit, cũng như lượng đường, có trong nước ép trái cây có thể bào mòn lớp men răng, dẫn đến chứng sâu răng.
Theo 2sao.vn
Mách mẹ công thức nấu 12 món cháo ăn dặm cho bé 9 tháng dễ làm lại giàu dinh dưỡng Từ khi sinh đến 9 tháng tuổi, trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nhưng từ sau 9 tháng trở đi, thông thường trẻ sẽ được cho ăn dặm bổ sung vì lúc này, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Chế dộ ăn dặm cho bé rất quan trọng Từ sau 9 tháng trở đi, sữa...