Đây là những thông tin cần thiết khi bắt tay vào bán hàng order, đặc biệt 3 lưu ý quan trọng không thể bỏ qua
Nếu manh nha ý định bán hàng order nhưng còn nhiều lăn tăn thì những thông tin dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn.
Bán hàng order là gì?
Hàng order là cách gọi của sản phẩm mà nhà bán hàng không có sẵn trong kho hay cửa hàng, chỉ khi có khách có nhu cầu thì người bán mới đặt hàng (order) từ nhà phân phối của sản phẩm đó ở trong nước hoặc nước ngoài và hưởng lợi nhuận chênh lệch.
Bán hàng order chính là hình thức bán hàng online mà nhà bán hàng trưng bày các sản phẩm order theo nhu cầu của khách hàng, đây là một trong những cách kinh doanh online phổ biến do nó tiết kiệm thời gian, chi phí, dễ tiếp cận khách hàng và đặc biệt không cần tốn nhiều vốn.
Ảnh minh họa.
Ưu và nhược điểm của bán hàng order
Ưu điểm:
Bán hàng order chính là hình thức kinh doanh online dễ bắt đầu nhất nếu bạn chưa có nhiều vốn, chưa có kinh nghiệm bán hàng online và nhất là khi bạn không có điều kiện để nhập hàng hay trữ hàng.
Chi phí cho việc bán hàng order gần như là bằng 0, bạn chỉ tốn công sức tìm và liên hệ trước các nhà cung cấp chất lượng, thống nhất về giá cả và kiểm tra chất lượng sản phẩm, thương lượng để trở thành người bán hàng cho họ, sau đó đầu tư thời gian cho các kênh bán hàng.
Nhược điểm:
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi bán hàng order cũng có khá nhiều rủi ro. Bởi lẽ, bạn sẽ không được chủ động về nguồn hàng. Để biết được sản phẩm còn hay hết thì bạn sẽ phải liên hệ với nhà phân phối và khi biết được kết quả và phản hồi cho khách thì đã làm cho khách có các suy nghĩ tiêu cực về shop của bạn.
Nhược điểm tiếp theo của bán hàng order chính là rủi ro đến từ chính khách hàng. Nạn bom hàng (từ chối nhận hàng) chính là vấn nạn mà nhiều người bán hàng online phải đối mặt. Rất nhiều trường hợp khách hàng sau khi đặt hàng, dù đã xác nhận rõ ràng là sẽ chắc chắn lấy hàng nhưng khi sản phẩm được giao tới lại có trăm ngàn lý do được đưa ra và không nhận nữa.
Rủi ro đến từ nhà vận chuyển cũng là rất lớn. Các sản phẩm được order từ nước ngoài về thì tỷ lệ này lại càng cao. Bởi các thủ tục thuế quan như kiểm tra hàng hóa, giấy tờ khiến chi phí tăng lên, thời gian giao hàng kéo dài, sản phẩm bị thiếu hay méo mó,…
3 lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi bán hàng order
Ảnh minh họa.
- Chọn ngành hàng và nguồn hàng order
Việc đầu tiên là bạn phải chọn một ngành hàng mà bạn muốn kinh doanh, có 2 cách để có thể tìm được ngành hàng order như ý.
Cách đầu tiên là hãy dựa trên sở thích và hiểu biết của bạn về ngành hàng đó. Nếu bạn là nữ và có đam mê làm đẹp thì các ngành hàng thích hợp có thể là mỹ phẩm, thời trang, phụ kiện,… Còn nếu bạn là nam, thì các mặt hàng liên quan đến điện tử, thể thao, mô hình,vvv sẽ phù hợp với bạn.
Còn nếu bạn không có sở thích hay hiểu biết về một ngành hàng nào để kinh doanh hàng order thì có 3 gợi ý ngành hàng có nhu cầu và lợi nhuận cao sau đây:
Đồ chơi thông minh cho trẻ em: Đây là một phân khúc ít được quan tâm so với những phân khúc khác. Vì vậy, bạn rất dễ thành công với sản phẩm đồ chơi thông minh dành cho trẻ. Để có thể thành công được trong ngành hàng này bạn phải nghiên cứu kỹ sản phẩm cũng như sự khác biệt của món đồ chơi đó so với các mặt hàng khác trên thị trường.
Giày dép thời trang: Đây là mặt hàng chưa bao giờ hết hấp dẫn trong mắt người bán hàng. Mặt hàng thời trang của các thương hiệu lớn như Adidas, Converse, Reebok,… thường có các chương trình sale off rất lớn ở các cửa hàng nước ngoài, và rất nhiều người Việt chúng ta thích mua hàng từ nước ngoài hơn là ở Việt Nam đấy.
Đồ gia dụng: Những món đồ gia dụng tiện lợi, hữu ích cho đời sống đang rất được ưa chuộng, đặc biệt là với những gia đình có lối sống hiện đại. Những món hàng gia dụng có một chức năng đặc biệt nào đó như dao đa năng mà không bán ở Việt Nam đều rất được quan tâm.
Sau khi đã chọn được ngành hàng order, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu các nhà cung cấp nguồn hàng. Hãy cố gắng đến tận nơi để tìm được một nguồn hàng chất lượng.
- Thương lượng với nhà cung cấp
Ảnh minh họa.
Sau khi chọn được nguồn hàng chất lượng thì khâu thương lượng là cực kỳ quan trọng. Những điều bạn cần làm rõ với nhà cung cấp gồm:
Chiết khấu: Bạn cần làm rõ với nhà cung cấp là bạn muốn bán hàng của họ theo kiểu order khi khách có nhu cầu, nên bạn cần họ cho một mức chiết khấu hợp lý để bạn có lợi nhuận.
Thông tin của nhà cung cấp: Đơn vị vận chuyển là ai, địa chỉ kho, số điện thoại,… Shipper tới tận kho lấy hay tự mang ra bưu cục?… là những câu hỏi bạn nên hỏi rõ với nhà cung cấp.
Quy trình triển khai khi có đơn hàng sẽ phải thông báo cho ai? Chuyển tiền nội dung như nào? Gửi mã đơn hàng cho nhà cung cấp như thế nào… bạn cũng nên hỏi rõ.
Nguồn hàng: Bạn nên hỏi kỹ các sản phẩm có trên shop của nhà cung cấp có còn hàng đầy đủ không, mẫu nào đã hết hàng… để cập nhật đúng trên địa chỉ bán hàng của mình.
Chính sách hỗ trợ khi hàng bị hoàn và bảo hành: Nhiều nhà cung cấp vẫn sẽ hỗ trợ cho nhà bán hàng nếu khách hàng không lấy hàng. Ngoài ra việc giấy tờ bảo hành chính hãng cũng là một điều bạn phải làm rõ.
- Bán hàng order bằng mạng xã hội
Vấn đề hàng hóa đã được xử lý, giờ đây bạn chỉ việc lo lắng về việc kiếm khách hàng. Để bán hàng order hiệu quả bạn cần đưa thông tin sản phẩm của mình tới khách hàng bằng công cụ mạng xã hội. Các công cụ bán hàng phổ biến hiện nay có thể kể tới như Facebook, Instagram, Tiktok, các trang thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử.
Bó tay với sách giả trên chợ mạng!?
Một lãnh đạo Tổng cục Quản lý Thị trường (QLTT) trong một lần trò chuyện với phóng viên đã tỏ ra ngao ngán trước tình trạng sách giả được bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Dù biết sách giả gây tác động rất xấu tới ngành xuất bản, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả cũng như nhà xuất bản nhưng QLTT nhiều lúc vẫn phải "bó tay" bởi các quy định còn nhiều kẽ hở, năng lực của cán bộ quản lý còn hạn chế và sự phối hợp giữa các bên còn quá lỏng lẻo.
Đưa ra 2 cuốn sách thật và giả giống nhau "như hai giọt nước", ông cho biết: "Giám đốc của một công ty sách có tiếng từng gửi đơn tới Tổng cục QLTT kiện nhiều sàn TMĐT và nhà bán hàng tiêu thụ sách giả thương hiệu của họ, vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ. Chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu và tổ chức thu giữ nhiều lô sách không rõ nguồn gốc. Việc tiếp theo là liên lạc để mời giám đốc công ty sách đó tới phối hợp kiểm chứng nhưng năm lần bảy lượt đều không được. Nếu không nhận được sự hợp tác nhiệt tình của chính bên cần bảo vệ quyền lợi, rõ ràng không vụ việc nào xử lý được".
Thực tế, quy định luật pháp liên quan đến ngăn chặn, xử lý các ấn phẩm giả, nhái, vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ còn khá lỏng lẻo. Chẳng hạn, dưới góc độ QLTT, cán bộ công quyền có nhiệm vụ phát hiện và xử phạt những đơn vị, cơ sở kinh doanh sản xuất, tiêu thụ hàng giả dựa trên các dấu hiệu liên quan đến hồ sơ, giấy tờ, nhãn hàng hóa cùng một phần cảm quan khi quan sát sản phẩm. Còn với sản phẩm là sách, không phải cán bộ nào - kể cả cán bộ ngành văn hóa, xuất bản - cũng phân biệt chính xác được sách thật, sách giả.
Ở góc độ quản lý bán hàng trên mạng, những năm trước, để đón đầu và kích thích xu thế kinh doanh online, Nghị định 52/2013 về TMĐT xây dựng nhiều quy định mở nhằm tạo điều kiện tối đa cho người bán hàng tham gia thị trường đầy tiềm năng này. Nay, trước thực trạng bát nháo của chợ mạng, cơ quan quản lý đang phải nghiên cứu, sửa đổi nghị định cho chặt chẽ hơn.
Trong khi đó, tại các bộ luật liên quan sát sườn đến sách là Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ, những điều khoản về chế tài với hành vi làm sách giả, sách lậu... dường như chưa đủ mạnh. Một khi vẫn còn người làm sách giả, sách lậu thì vẫn còn người bán sách giả, sách lậu. Khi đó, không chỉ sàn TMĐT mà ngay cả nhà sách cũng đứng trước nguy cơ vô tình "tiếp tay" cho sách giả.
Mới đây, sau vụ kiện của Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt (First News) đối với một sàn TMĐT vì có hành vi tiếp tay tiêu thụ sách giả, Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương đã gửi công văn yêu cầu sàn này kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ những gian hàng có bán sản phẩm sách giả như phản ánh, khởi kiện. Đồng thời, có biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng buôn bán sách giả trên sàn; yêu cầu các nhà sách, gian hàng phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của ấn phẩm đang được mua bán.
Tuy vậy, đó vẫn chỉ là cách xử lý trên ngọn. Tình trạng bán sách giả, sách lậu trên sàn TMĐT ngày càng đáng báo động song bản thân các sàn hay cơ quan chức năng cũng không có đủ công cụ để kiểm soát hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc buộc sàn TMĐT tăng chế tài, tăng trách nhiệm kiểm soát hàng hóa, cơ quan chức năng cũng cần có thêm công cụ quản lý, ngăn chặn từ nhiều khâu.
Dễ dàng kiếm tiền khủng 20 - 30 triệu/tháng nhờ... nghề livestream Không thể phủ nhận rằng, livestream đang trở thành một nghề "hái ra tiền" của nhiều người trong thời điểm này. Livestream... việc nhẹ nhưng lương cao Chỉ cần bỏ ra chưa tới 30 phút đóng vai trò vừa là người mẫu, vừa chốt đơn, lại giới thiệu sản phẩm là những người mẫu livestream có thể thu hút hàng nghìn người xem...