Đây là những điều sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn không ăn tinh bột trong một thời gian dài
“Hội con gái” thường ghét tinh bột là vì họ xem đây như là một nguyên nhân gây tăng cân, nhưng đừng chủ quan, nếu thiếu nó trong thời gian dài, bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Rất nhiều người nghĩ rằng, khi đã giảm được cân nhờ chế độ ăn không tinh bột thì việc theo đuổi nó thêm một thời gian dài nữa có thể sẽ không gây hại gì. Thế nhưng, trên thực tế, đó là lúc bạn vô tình “rước” bệnh vào người. Bởi tinh bột là một trong những chất dinh dưỡng không thể thiếu trong sự phát triển về cả mặt thể chất lẫn trí lực của con người. Đừng loại bỏ hoàn toàn nó ra khỏi chế độ ăn nếu không muốn gặp phải những vấn đề sức khỏe dưới đây bạn nhé!
Mệt mỏi, kiệt sức
Cắt tinh bột ra khỏi chế độ ăn trong một thời gian dài, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã mất đi một nguồn năng lượng ổn định cho các hoạt động thể chất và trí não của mình. Cơ thể của bạn lưu trữ carbs dưới dạng glycose, đây là nguồn năng lượng dồi dào nhất hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của cơ bắp và não bộ. Do đó, thiếu tinh bột trong thời gian dài có thể làm giảm lượng đường trong máu, gây hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim tăng nhanh… Sẽ không có nguồn năng lượng nào có thể thay thế được nó, vì vậy đừng để bản thân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức chỉ vì “ghét bỏ” carbs.
Chế độ ăn thiếu tinh bột có thể khiến bạn bị nhiễm Keton, một trong những chất gây nên tình trạng hơi thở có mùi chua. Ngoài ra, trong thời gian đầu “vắng bóng” tinh bột, bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng khô miệng. Khô miệng cũng là một trong những tác nhân dẫn tới hiện tượng hơi thở “bốc mùi”. Các chuyên gia khuyên rằng, để giảm thiểu tình trạng hôi miệng này, bạn nên uống nhiều nước, hoặc nước ép trái cây, hay đơn giản là bổ sung lại tinh bột vào bữa ăn.
Nếu không ăn các loại tinh bột lành mạnh như ngũ cốc trong thời gian dài, bạn có thể sẽ bị táo bón “ghé thăm”. Chất xơ trong các loại ngũ cốc này không chỉ có tác dụng ổn định lượng đường trong máu mà còn kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên tốt hơn, đồng thời ngăn chặn nguy cơ bị táo bón. Điều này có nghĩa là bạn đã vô tình đánh mất một cơ chế tự nhiên bảo vệ hệ tiêu hóa khi loại tinh bột ra khỏi chế độ ăn hằng ngày. Hãy bổ sung một lượng vừa phải tinh bột vào bữa ăn ngay từ bây giờ để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có liên quan đến hệ tiêu hóa bạn nhé.
Trí nhớ kém
Không phải protein hay chất xơ, phần lớn năng lượng bổ trợ cho hoạt động của não bộ đến từ tinh bột. Các tế bào não của chúng ta được nuôi dưỡng bởi glucose, thu được từ việc phân nhỏ carbohydrate tổng hợp và các loại đường. Việc cung cấp glucose thông qua tinh bột một cách đều đặn là cực kỳ quan trọng trong việc giữ cho não hoạt động bình thường. Nếu thiếu hụt một lượng lớn loại chất này trong thời gian dài, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng hệ thần kinh hoạt động kém hiệu quả và trí nhớ sụt giảm.
Tăng căng thẳng, stress
Nghe có vẻ không liên quan nhưng thiếu tinh bột cũng có thể gián tiếp gia tăng tình trạng căng thẳng, stress. Chế độ ăn với hàm lượng tinh bột thấp được xem là một trong những nguyên nhân làm giảm nồng độ serotonin (hormone điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và các vấn đề về tiêu hóa) trong não. Đây là lý do cơ thể gặp phải một số tác dụng phụ như sự “tuột dốc” về cảm xúc và nhận thức bao gồm rối loạn cảm xúc, thường xuyên cáu gắt, nóng giận đột ngột, bồn chồn, lo âu, thậm chí là gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở những người phải hoạt động trí não nhiều.
Video đang HOT
Nguồn: Thelist
Theo Helino
7 thực phẩm vàng giúp phát triển trí thông minh mẹ nhớ cho bé ăn mỗi ngày
Trẻ em là lứa tuổi đang phát triển cả về thể chất và trí tuệ vì vậy cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện. Dưới đây là một số thực phẩm rất tốt cho thể chất và đặc biệt là trí tuệ của trẻ mà các mẹ nên biết.
Hạt mè (vừng) đen
Hạt vừng đen được Đông y trân quý như một báu vật trong nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vừng đen có thể dùng để bồi bổ gan thận, hỗ trợ não bộ, nhuận ngũ tạng.
Vừng đen chứa nhiều chất Axit béo không bão hòa, có tác dụng tăng cường và kéo dài tuổi thọ cho các bộ phận trên cơ thể, trong đó đứng đầu là tác dụng "kiện não ích trí", bất kỳ ai cũng nên đưa vừng vào thực đơnưu tiên trong gia đình.
Các loại đậu, đỗ, rau xanh
- Các loại đậu, đỗ (đậu ván, đậu hà Lan) là những thực phẩm có chứa hàm lượng lớn prôtein, vitamin, các khoáng chất, tinh bột và chất xơ, gaifu năng lượng, giúp bé yêu khỏe mạnh, thông minh hơn mỗi ngày.
- Rau xanh là nguồn cung cấp một lượng lớn vitamin tự nhiên, chất xơ dồi dào và rất hữu ích cho sự phát triển bộ não của trẻ. Tuy nhiên, các mẹ không nên chỉ cho bé ăn cố định một vài loại rau củ quả mà thay vào đó nên lựa chọn đa dạng các loại rau để kích thích khẩu vị của các bé và cung cấp nguồn vitamin đa dạng, dồi dào, đẩy đủ cho sự phát triển thể lực và trí óc của trẻ. Đồng thời các mẹ nên chú ý bổ sung thành phần rau củ cho bé ngay trong những bữa ăn dặm đầu tiên để bé làm quen với khẩu vị của rau và không "ngại" ăn rau sau này nhé.
- Các loại rau mà các mẹ có thể cho bé ăn thường xuyên, luân phiên nhau bao gồm cà chua, cà tím, bí đỏ, cà rốt, ớt ngọt, ngô... không chỉ là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ dồi dào, trong các thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn các chất chống ôxy hóa, làm khôi phục lại những tế bào hư tổn trong não của trẻ rất hiệu quả.
Bí ngô (bí đỏ)
Chuyên gia Đông y cho rằng bí đỏ có tác dụng tốt trong việc làm sạch tim và tỉnh não, điều trị các chứng bệnh âm hư hoặc bốc hỏa.
Những người mắc các bệnh đau đầu, chóng mặt, phiền muộn, háo nước, trí nhớ kém... nên thường xuyên ăn bí đỏ. Ngoài ra chúng có thể làm giảm tình trạng suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ và yếu thị lực.
Hạt bí ngô chứa nhiều kẽm, có thể giúp phát triển não, giúp não hoạt động linh hoạt, tư duy nhanh hơn, nhạy bén hơn.
Trứng
Trứng rất giàu protein và lecithin, có tác dụng giúp tăng cường bộ nhớ, cải thiện sự "chú ý" vô cùng hiệu quả, giúp trẻ tập trung một cách đặc biệt hơn vào điều đang diễn ra trong cuộc sống hoặc những bài học hàng ngày.
Thịt bò
- Mà chủ yếu là thịt bò nạc thôi nhé, trong thực phẩm này có chứa một lượng sắt và kẽm rất lớn củng cố sự vững chắc và ổn định của não giúp cho trẻ dễ dàng tập trung hơn và tăng cường trí nhớ hiệu quả. Chính vì thế, thịt bò càng cần thiết hơn đối với trẻ đang trong độ tuổi đi học.
- Với thịt bò bạn có thể chế biến cho bé rất nhiều món ăn đa dạng để kích thích khẩu vị, giúp bé ăn ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn bao gồm cháo, súp, canh, bò hầm, bò bít tết, bò xào lăn,...
I ốt
I ốt là dưỡng chất có ý nghĩa đặc biệt và vai trò quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Bạn có thể cho trẻ uống I ốt mỗi ngày theo sự chỉ dẫn của bác sỹ hoặc có thể sử dụng cách đơn giản là nêm muối vào thức ăn của bé. Tuy nhiên, bạn cần cho bé ăn I ốt với một hàm lượng vừa đủ, nếu bé ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến việc ứ đọng, gây phù thủng, rối loạn tim và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Lượng muối an toàn cho cơ thể bé theo độ tuổi sẽ được tính như sau:
- Bé 1-3 tuổi: 1,5g/ngày;
- Bé 4-8 tuổi: 1,9g/ngày;
- Bé 9-13 tuổi: 2,2g/ngày;
- Bé 14-18 tuổi: 2,3g/ngày.
Khi bạn cho bé ăn dặm vào lúc tháng tuổi thì không nên thêm muối hay các gia vị khác đâu nhé.
Gạo nâu/ gạo lứt/ gạo xay thô
Đông y cho rằng, thường xuyên ăn gạo nâu có thể cải thiện "nhận thức" ở góc độ nhận biết vấn đề một cách nhanh nhạy hơn.
Ăn gạo nâu không chỉ giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, mà còn kích hoạt các dây thần kinh hải mã hồi của não, cải thiện trí nhớ một cách đáng kể.
Long nhãn
Trong Đông y, nhãn là một vị thuốc bổ, có tác dụng bổ khí huyết ở mức cao, tạo nên sự bình yên trong tâm trí.
Trong cuốn sách nổi tiếng "Thần Nông bản thảo kinh" của Trung Quốc chép rằng long nhãn có tác dụng an định thần kinh và trí lực, cường kiện thể chất, thông thần.
Trong cuốn sách "Bản thảo cương mục" nói rằng long nhãn là món khai vị ích tì, bổ hư trường trí. Trong mọi trường hợp, long nhãn giúp bồi bổ sức khỏe cả thể xác và tinh thần, nếu chúng ta luôn ăn một lượng phù hợp.
Hạt óc chó
Quả óc chó chứa thành phần canxi cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Đồng thời còn chứa nhiều chất phốt pho, sắt, các nguyên tố vi lượng và khoáng chất khác.
Hạt óc chó được xem là thực phẩm có hình dáng giống bộ não nhất, và chúng được xem là luôn tốt cho não bộ trong mọi trường hợp.
Nếu bị triệu chứng chóng mặt, hay quên, nên ăn bổ sung 1-2 quả óc chó vào 2 lần trong ngày, có thể cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh, đồng thời giúp giảm huyết áp.
Theo www.phunutoday.vn
Những âm thanh từ cơ thể cảnh báo một số vấn đề sức khỏe mà bạn chớ nên coi thường Tiếng hắt hơi, tiếng ù tai, tiếng sôi ùng ục trong bụng... hóa ra đều đang ngầm báo hiệu cho bạn những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể. Tiếng ù trong tai Thỉnh thoảng có tiếng ù tai xuất hiện là chuyện bình thường, nhưng nếu tình trạng ù tai kéo dài quá hai ngày, kèm theo hiện tượng đau...