Dạy kỹ năng sống nở rộ, bỏ ngỏ chất lượng
Các trường học ở TP HCM hiện nay triển khai nhiều chương trình dạy kỹ năng sống. Đây trở thành xu hướng được phụ huynh lựa chọn, để trang bị kỹ năng sống cần thiết cho con
Có một thực tế dễ nhận thấy là các chương trình dạy kỹ năng sống (KNS) chưa được xây dựng thành môn học với khung thời gian riêng, với sự đào tạo bài bản và chuyên nghiệp hay được đánh giá chất lượng thực hành, như các bộ môn thông thường. Hầu hết chúng được lồng ghép, tích hợp trong các buổi sinh hoạt hay môn học khác. Người hướng dẫn có thể là thỉnh giảng hoặc giáo viên kiêm nhiệm.
Bỏ ngỏ chất lượng…
Chị Nguyễn Thị Thủy Tiên, có con học cấp 2 tại quận Gò Vấp, TP HCM, cho biết bản thân chị rất ủng hộ thêm KNS vào chương trình học. Bởi chị mong muốn nhà trường cùng với gia đình sẽ cung cấp cho con nhiều nhất các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt, tự bảo vệ bản thân… Nhưng thời lượng 1 tiết/tuần là quá ít.
“Có vẻ giống như chỉ đủ để con cưỡi ngựa xem hoa. Tôi nghĩ kỹ năng sống là thứ cần cập nhật, trau dồi hằng ngày. Như thế mới đủ để trẻ không trở thành những “chú gà công nghiệp”, chị Tiên nói.
Sau một tháng, con trai 6 tuổi học KNS ở trường (4 tiết lồng ghép trong giờ sinh hoạt cuối tuần), anh Trần Trung Nam – huyện Hóc Môn, TP HCM – chia sẻ rằng “vẫn y như ban đầu”. Con kể được cô hướng dẫn cách gấp chăn sau khi ngủ dậy, bằng clip trên YouTube và cô làm mẫu một lần cho cả lớp. Khi về nhà con cũng muốn làm thử nhưng không nhớ cách gấp ra sao. Sang tuần cô không ôn hay kiểm tra lại bài cũ, mà dạy tiếp bài mới là cách rửa các loại rau và hoa quả, cũng bằng clip.
Chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên cho rằng sở dĩ việc dạy KNS ở trường học chưa hiệu quả vì giáo viên ít cho học sinh thực hành, chỉ dạy lý thuyết. Thời lượng của tiết học này còn ít, chưa thực sự được đầu tư vào chương trình và cơ sở vật chất một cách bài bản. Ví dụ, chương trình dạy KNS của Nhật Bản dạy học sinh cách xử lý khi xảy ra hỏa hoạn thì sẽ cho trẻ thực hành nhiều lần trong một học phần.
Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo cụ của nhà trường ít nhiều chưa thay đổi, cập nhật mới để đáp ứng được hoạt động giáo dục KNS. Hình thức tổ chức của các hoạt động KNS cũng chưa thực sự đa dạng, linh hoạt và đúng với mong muốn, nhu cầu của học sinh.
Thực tế là chưa có sự đồng đều trong triển khai giữa các trường đồng cấp, thậm chí các cấp. Giáo viên cũng không được đào tạo chuyên môn, chủ yếu lấy từ các môn khác. Do đó, chất lượng giảng dạy KNS và việc áp dụng vào thực tế cuộc sống chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Hiện nay, chưa có thước đo nào để đánh giá hiệu quả của dạy KNS cũng như chuẩn hóa nó.
Video đang HOT
Học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động trò chơi với người nước ngoài
Tự nguyện trên tinh thần bắt buộc!
Phản ánh đến Báo Người Lao Động, nhiều phụ huynh Trường Tiểu học Phú Thọ, quận 11, TP HCM chia sẻ, trong năm học 2020 – 2021, hiệu trưởng nhà trường bắt buộc phụ huynh cho con học môn KNS, dù đây là môn tự chọn, với số tiền 80.000 đồng/tháng/học sinh. Tuy nhiên, việc thu tiền này phụ huynh không được hỏi ý kiến hay thông qua. Môn học này cũng không có giáo viên chuyên trách hoặc giáo viên của trung tâm KNS. Người thực hiện các tiết học này là giáo viên đoàn đội.
Trả lời vấn đề này, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận 11, ông Nguyễn Trọng Hiếu, cho biết đã nắm được thông tin phản ánh của phụ huynh. Sau khi xác minh, phòng GD-ĐT nhận định nhà trường có hỏi ý kiến phụ huynh trước khi thu tiền môn học KNS. Còn việc lựa chọn giáo viên dạy môn này và nội dung chương trình do nhà trường thỏa thuận với phụ huynh.
Vào đầu mỗi năm học, trước khi phòng GD-ĐT làm tờ trình để phê duyệt các nguồn thu gửi lên UBND quận thì hiệu trưởng các trường sẽ họp cùng ban đại diện phụ huynh để lấy ý kiến về các khoản thu. Sau khi thống nhất, hiệu trưởng sẽ trình với phòng GD-ĐT và phòng tài chính để đi đến kết luận, hoàn thiện nội dung khoản thu trong tờ trình.
“Riêng về lựa chọn có cho con học KNS hay không, phụ huynh được quyền quyết định. Nhà trường không ép” – ông Hiếu nhấn mạnh.
Nhiều cuộc thi hình thức
Học sinh còn “khổ” với các cuộc thi phong trào ở trường học, chỉ mở ra để có thi đua, thành tích. Ông Bùi Khánh Nguyên nhận định, các cuộc thi trong trường học ở Việt Nam còn rất ít so với các nước khác, nhưng vẫn làm khổ học sinh vì chỉ là hình thức.
Có những cuộc thi bắt ép học sinh phải tham gia, dù các em không đam mê, không yêu thích lĩnh vực đó. Cuộc thi còn nặng về kiến thức các môn học, giống như kỳ kiểm tra nâng cấp, thậm chí có trường còn dùng thầy thi với trò.
Nghĩa là, giáo viên đứng sau chuẩn bị hết mọi thứ, học sinh chỉ việc lên sân khấu để thi, như vậy thành tích sẽ cao. Những cuộc thi như vậy sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho cả tương lai của học sinh.
Hiệu quả từ chương trình "Kỹ năng sống cho em"
Trường Dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An hiện có hơn 500 em học sinh, với sáu dân tộc thiểu số, chủ yếu là con em của các huyện miền tây xứ Nghệ.
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 654 cắt tóc cho học sinh Trường dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An.
Gần hai năm nay, cứ đến tuần cuối tháng là Trung đoàn 654 (Cục Hậu cần Quân khu 4) lại tổ chức hành quân về Trường Dân tộc nội trú trung học phổ thông (THPT) số 2 tỉnh Nghệ An, ở xã Nghi Ân, TP Vinh, để phối hợp thực hiện chương trình "Kỹ năng sống cho em", với các hoạt động như: luyện tập văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao..., góp phần giúp các em học sinh cập nhật thêm kiến thức, kỹ năng sống, rèn luyện thể lực và tự tin hơn trong cuộc sống.
Đến thăm khu ăn ở nội trú của các em học sinh Trường Dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An, thấy chăn màn được gấp xếp vuông vức, đều nhau; quần áo, giày dép sắp đặt gọn gàng, khoa học; vườn tăng gia có nhiều loại rau: rau cải, rau dền, mồng tơi, rau muống... đều phát triển xanh tốt, mỗi loại được trồng từng nơi khác nhau, có mái che, có gắn biển, hệ thống tưới tiêu đầy đủ; khiến tôi cũng như nhiều người thoạt nghĩ đây như là trong doanh trại bộ đội.
Tiếp tục vòng qua các lớp học, thấy các em học sinh nam mái tóc gọn gàng, chân phương, các học sinh nữ đang luyện tập nhảy khiêu vũ thể thao, tốp thì luyện tập bốn bài thể dục buổi sáng trong quân đội. Một không khí học tập, rèn luyện sôi nổi, khẩn trương, nghiêm túc và văn minh, lịch sự. Thầy Nguyễn ậu Trương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: ể có sự chuyển biến tiến bộ như vậy là nhờ công sức của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 654 giúp huấn luyện, giáo dục, tập huấn cho các em.
Với phương châm "mưa dầm thấm lâu", hằng tháng, đơn vị chọn một nội dung để huấn luyện, từ đó các em ngày càng trưởng thành hơn. Từ khi Trung đoàn 654 về đây triển khai thực hiện chương trình "Kỹ năng sống cho em", đã làm thay đổi nếp sinh hoạt của nhà trường, giúp học sinh nâng cao hiểu biết, lối sống lành mạnh, khoa học, tăng gia sản xuất phát triển; thúc đẩy chất lượng dạy và học được nâng lên. Năm học 2019 - 2020 vừa qua, tỷ lệ học sinh của nhà trường đỗ các trường đại học, cao đẳng xếp thứ ba tỉnh Nghệ An.
Em Lô Thị Diễm Quỳnh, dân tộc Thái, học sinh lớp 11C2, Trường Dân tộc nội trú THPT số 2 cho biết: Từ khi có các chú bộ đội về triển khai các hoạt động thực hiện chương trình "Kỹ năng sống cho em", em thấy rất vui và thêm yêu quý các chú bộ đội.
Các chú bộ đội không chỉ vui tính, dễ gần, mà còn hướng dẫn nhiều điều bổ ích như: cách trồng rau xanh, nhảy khiêu vũ, học hát... giúp chúng em tự tin hơn trong cuộc sống. Trước đây ở bản, những việc nêu trên chúng em chưa bao giờ được học, nhưng nay được các chú bộ đội hướng dẫn chúng em biết thực hiện dần thành quen và thuần thục.
Cùng chung suy nghĩ với Quỳnh, bạn Moong Văn Thành, người dân tộc Khơ Mú, học sinh lớp 10D2, bộc bạch: So với lúc mới nhập học, đến nay em đã thay đổi được khá nhiều. ược các chú bộ đội tuyên truyền về cách ăn ở vệ sinh, khoa học, cách phòng, chống dịch Covid-19, em đã điện thoại, viết thư về nhà tuyên truyền cho cha mẹ và bạn bè ở bản thực hiện.
Tháng nào các chú bộ đội cũng hành quân về trường tổ chức cắt tóc, móng tay gọn gàng, hướng dẫn luyện tập các bài thể dục sáng, giúp chúng em rèn luyện sức khỏe. "Cũng nhờ có các chú bộ đội hướng dẫn, chỉ bảo mà đến nay em đã biết cắt tóc cho bạn bè..." - Em Thành chia sẻ.
Thượng tá Trần Văn Hội, Chính ủy Trung đoàn 654 cho biết: ơn vị và Trường Dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An đều đứng chân trên xã Nghi Ân, TP Vinh. Với đặc thù tất cả học sinh nơi đây đều là người dân tộc thiểu số như: Thái, Thổ, Khơ Mú... ở các huyện miền núi của tỉnh; các em về trường học tập còn thiếu nhiều kỹ năng giao tiếp, nếp sinh hoạt còn lạc hậu.
Từ đó, đơn vị đã ký chương trình "Kỹ năng sống cho em" với nhà trường. ể hoạt động có hiệu quả, ngay từ đầu năm học, đơn vị đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và phối hợp nhà trường để thực hiện. Thí dụ, cứ vào đầu năm học, Trung đoàn sẽ hướng dẫn các em học sinh cách gấp xếp chăn màn, sắp xếp đồ dùng cá nhân ở phòng nghỉ, luyện tập bốn bài thể dục sáng; tiếp đến là cắt tóc và dạy cắt tóc cho học sinh; dạy các em tập bơi, hướng dẫn trồng rau tăng gia sản xuất... giúp các em dần trưởng thành, làm quen với cuộc sống tự lập và môi trường đoàn kết tập thể.
Trường Dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An hiện có hơn 500 em học sinh, với sáu dân tộc thiểu số, chủ yếu là con em của các huyện miền tây xứ Nghệ. Chương trình hoạt động "Kỹ năng sống cho em" được Trung đoàn và nhà trường ký từ cuối năm 2019, đến nay hoạt động đi vào nền nếp và đạt hiệu quả thiết thực..., góp phần xây dựng tình đoàn kết quân dân trên địa bàn ngày càng gắn bó sâu nặng; để lại dấu ấn của "Bộ đội Cụ Hồ", góp phần ươm mầm xanh cho đất nước.
(ịa chỉ: HT 5NK Cục Hậu cần, số 124 Lê Duẩn, TP Vinh, Nghệ An)
Hãy là phụ huynh thông thái khi lựa chọn khóa học hè cho trẻ Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là kết thúc năm học, các bậc phụ huynh bắt đầu tìm hiểu những khóa học hè uy tín và phù hợp cho con em mình. Tránh việc biến mùa hè sôi động thành "học kỳ thứ ba" khô cứng, hãy lưu ý những tiêu chí lựa chọn sau đây: 1. Không chỉ kiến thức, học...