Trải nghiệm để hình thành kỹ năng sống
Mô hình nhà thiếu nhi với các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, đội, nhóm đã góp phần hình thành kỹ năng sống , để thiếu nhi có những hiểu biết về cách ứng xử, hành động, việc làm đúng đắn trong sinh hoạt, học tập.
Sinh hoạt CLB đội, nhóm của Nhà thiếu nhi Khánh Hòa.
Sân chơi bổ ích từ các hoạt động trại
Ông Nguyễn Phương Doanh – Giám đốc Nhà Thiếu nhi Khánh Hòa (Khánh Hòa) cho biết: “Mô hình nhà thiếu nhi tại tỉnh Khánh Hòa đã phát triển ở nhiều huyện thị. Từ hoạt động của cung thiếu nhi, nhà thiếu nhi đã ươm mầm để các em phát triển.
Ở nhà văn hóa thiếu nhi, các em được học các môn yêu thích, năng khiếu thanh nhạc , múa, mỹ thuật… Sinh hoạt của các câu lạc bộ, đội, nhóm góp phần tích cực vào việc phát triển năng, bồi dưỡng năng khiếu cho thiếu nhi, làm phong phú thêm nội dung, hình thức hoạt động của Đội”.
Chị Trần Thu Phương – phụ huynh em Huỳnh Nhi – học viên lớp múa tại Nhà thiếu nhi Khánh Hòa chia sẻ: “Bên cạnh học múa, cháu còn được giao lưu, có không gian sinh hoạt chung với nhiều bạn cùng trang lứa. Kết thúc khóa học, cháu năng động, linh hoạt hơn, các kỹ năng xã hội tốt hơn thấy rõ”.
Hội thi vẽ tranh Tiến bước lên Đoàn do Nhà thiếu nhi Khánh Hòa tổ chức.
Ngoài những lớp năng khiếu, Nhà thiếu nhi Khánh Hòa cùng hệ thống các nhà thiếu nhi huyện, thị áp dụng và đã thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia. Điển hình như mô hình Trại huấn luyện đào tạo cho ban chấp hành các liên đội trên địa bàn toàn tỉnh; trại sáng tác thơ văn tuổi học trò; hội trại kỹ năng sống; trại Phù Đổng; hội trại về nguồn; hội trại Cháu ngoan Bác Hồ toàn tỉnh; hành trình văn hóa thiên nhiên và trải nghiệm… đã được tổ chức hằng năm thu hút hàng trăm thiếu nhi tham gia mỗi cuộc trại.
Các hoạt động đã thực sự tạo ra nhiều sân chơi thiết thực, có sức lan tỏa, thu hút được sự đồng tình của phụ huynh, của xã hội và sở thích của thiếu nhi nên được đông đảo thiếu nhi tham gia, góp phần giáo dục nhân cách , nâng cao nhận thức, định hướng giá trị cho thiếu nhi.
Với chủ đề “Đi để biết – Học để sống”, các mùa hè qua, Thành đoàn Nha Trang đã tạo được sân chơi bổ ích với những hoạt động trải nghiệm thú vị cho thiếu nhi. Các em được giao lưu sinh hoạt nhóm, tham gia diễn đàn về kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và sử dụng mạng xã hội hiệu quả, tập các thế võ tự vệ, chia sẻ về tình cảm gia đình.
Vốn sống của các em cũng được mở rộng thêm từ những hoạt động trải nghiệm với nghề làm muối tại xã Ninh Diêm, thị xã Khánh Hòa; tham quan và dâng hương tại Khu tưởng niệm Bác Hồ ở xã Phước Đồng…
Video đang HOT
Chơi để học
Ông Nguyễn Phương Doanh chia sẻ: “Trong tình hình hiện nay, trẻ em đang bị đóng khung trong các bức tường, học thêm dạy thêm, những tệ nạn xã hội… Do đó, công tác Đội nên tận dụng tất cả các môi trường, trong đó có nhà thiếu nhi, để tạo nguồn lực mạnh mẽ cùng nhau xây dựng Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh”.
Một trong những nguyên tắc trong tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi, theo ông Doanh, là cần tôn trọng sự tự do, quyển lựa chọn của các em và có sự tư vấn, định hướng phù hợp với năng khiếu, sở thích của từng em.
Ông Nguyễn Phương Doanh – Giám đốc Nhà Thiếu nhi Khánh Hòa trao giải cho các cá nhân đạt giải năng khiếu.
Mô hình hội trại, vì vậy môi trường giáo dục rất tốt cho thiếu nhi thông qua những hoạt động ” chơi mà học “. Trong quá trình tham gia trại, không có cha mẹ, người thân xung quanh để giúp đỡ, các em phải vượt qua những thách thức về sự ngại ngùng, sự tự ti, e ngại xấu hổ khi tham gia sinh hoạt cùng những người bạn mới.
Thiếu nhi phải học cách tự chăm sóc bản thân, dưới sự giám sát và hướng dẫn của ban tổ chức. Các em sẽ phải tự ghi nhớ và tuân thủ theo lịch trình, giờ giấc trong ngày từ giờ ngủ, giờ ăn,… Các em tự làm tất cả các sinh hoạt cá nhân như gấp chăn, mặc đồ, tắm,… trong sự phối hợp với đồng đội để không làm ảnh hưởng đến tập thể…
Ông Doanh phân tích: “Quan trọng hơn cả là từ những hoạt động của hội trại, các em sẽ nhận ra bản thân cũng luôn có nội lực có khả năng tiến bộ và phát triển. Các em tự nhận ra bên trong bản thân mình luôn có một nội lực tiềm tàng chờ được kích hoạt, để mạnh mẽ, trưởng thành và vững vàng hơn trước mọi khó khăn, thử thách. Từ đó, mỗi em tự nhiên sẽ có suy nghĩ: “Tôi có thể làm điều đó”. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, các em càng ngày thêm tự tin, tự lập, can đảm để vượt qua, đương đầu với những thách thức….
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Nhà thiếu nhi Khánh Hòa, để có một hội trại đúng nghĩa, mang tính chất giáo dục cao cho thiếu nhi, đòi hỏi kế hoạch phải hết sức khoa học. Người thiết kế phải có kiến thức tổng hợp chuyên môn cao biết vận dụng và phát huy toàn bộ kỹ năng cần có của trẻ em vào đời sống.
“Nếu chúng ta lên kế hoạch hội trại không mang tính tổng hợp, không phát huy hết toàn bộ nguồn nhân lực, vật lực, tài lực hiện có và các mối quan hệ khác cùng tham gia. Không tận dụng được thời gian, không gian, sự an toàn diễn ra của hội trại để tổ chức các hoạt động giáo dục. Không đáp ứng được hứng thú của thiếu nhi, không có con người điều hành hoạt động với những kỹ năng được rèn luyện và tâm hồn yêu mến trẻ thì chương trình sẽ hết sức tẻ nhạt, buồn chán và tốn kém cả về thời gian và tiền của. Thậm chí không khéo sẽ phát sinh nhiều tình huống phản cảm trong quá trình tổ chức hoạt động của hội trại” – ông Doanh chia sẻ.
Thực hiện Quyết định số 1501-QĐ/TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020″, Bộ Giáo dục và Đào tạo, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các bộ, ngành TW, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng để giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.
Từ năm 2015 đến nay, nhiều địa phương, cơ sở đào tạo đã tích cực đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, rèn luyện thể chất của thanh thiếu niên, nhi đồng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau (trong đó có thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020). Cơ sở vật chất, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, sân chơi đa năng đã được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho thanh thiếu niên, nhi đồng.
Tăng cường giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh
Trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, tâm lý của học sinh các lứa tuổi có sự bất thường mang tính nhất thời, nhưng cũng có những hiện tượng tâm lý gây trở ngại cho sự phát triển mà các em không thể tự giải quyết được.
Khi ấy, sự trợ giúp tâm lý có thể giúp các em lấy lại sự tự tin để vượt qua và tiếp tục tiến lên.
Phòng Tư vấn tâm lý ở Hệ thống giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy). Ảnh: TL
Khoảng trống lớn trong các nhà trường
Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Thị Kim Quý (Văn phòng Tham vấn và Trị liệu tâm lý trẻ em) nhận định: Trong mỗi giai đoạn phát triển, trẻ em, học sinh trải qua những xung đột tâm lý nhiều khi gây ra sự mất cân bằng trong tư tưởng, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, tu dưỡng và phát triển tâm, sinh lý. Những biểu hiện cụ thể rất đa dạng như: Lo lắng trước một kỳ thi; buồn bã khi bị bạn bè xa lánh, cô lập; sợ hãi khi bị người xấu đe dọa, hành hung...
Nếu không được người lớn phát hiện, giúp đỡ kịp thời thì có thể xảy ra những hậu quả xấu, thậm chí rất xấu. Trong thời gian qua, những vụ việc đau lòng như bạo lực học đường; tự tử vì thành tích học tập kém, vì bị chê bai, chửi mắng; sang chấn tâm lý trầm trọng vì gặp sự cố bất thường... đều có nguyên nhân từ tâm lý tuổi trẻ chưa phát triển đầy đủ hoặc trẻ chưa được quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ, giáo dục thường xuyên, toàn diện.
Những năm từ 2005 đến 2010 xuất hiện "phong trào" thành lập phòng Tư vấn tâm lý học đường trong các nhà trường, nhưng sau đó đã lắng xuống.
Ở Hà Nội, số trường làm khá tốt công tác này cũng chỉ đếm "chưa hết đầu ngón tay" như: Hệ thống giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy), Trường (liên cấp) Đoàn Thị Điểm (quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm), Trường THPT Lương Thế Vinh (quận Cầu Giấy), Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (quận Ba Đình), Trường (liên cấp) Olympia (quận Nam Từ Liêm), Trường (liên cấp) Vinschool. Tất cả đều là các trường ngoài công lập.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục học (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), thực trạng công tác tư vấn tâm lý học đường ở các nhà trường còn nhiều bất cập. Cho đến nay chưa có thống kê đầy đủ về thực trạng này, vì thế, chưa thể có cái nhìn toàn cảnh về công tác này. Tuy nhiên, có thể nhận định rằng, công tác tư vấn học đường chưa thực sự được quan tâm, chưa được thực hiện một cách bài bản và chuyên nghiệp, vì thế, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Có 3 hạn chế chủ yếu, thứ nhất là hầu hết các trường còn thiếu (và yếu) cán bộ, giáo viên phục vụ cho công tác tư vấn tâm lý học đường; các thầy cô giáo được đào tạo để giảng dạy các bộ môn văn hóa, không chuyên sâu về tâm lý học...
Thứ hai: Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tư vấn tâm lý học đường còn rất thiếu, thậm chí ở tình trạng "2 không" (không có phòng riêng để đảm bảo quyền riêng tư của các em khi cần được tư vấn, không có tài liệu cần cho công tác này).
Thứ ba: Ở nhiều trường, sự gắn kết, phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường và với xã hội chưa thật chặt chẽ, chưa thường xuyên, nên chưa kịp thời phát hiện các "ca" cần tư vấn tâm lý, chưa tạo được niềm tin để các em giãi bày tâm tư...
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Quý cho biết thêm rằng, có rất ít cuộc tư vấn được thực hiện bởi các chuyên gia hoặc các nhà giáo có chứng chỉ hành nghề tư vấn chuyên nghiệp. Còn các cuộc tư vấn do giáo viên thực hiện lại ở ngoài giờ lên lớp, khi đã xảy ra một vụ việc nào đó. Điều ấy có nghĩa là giáo viên đóng vai trò tư vấn phải "gỡ rối", rất khó khăn.
Cần đầu tư theo hướng chuyên nghiệp hóa
Ở các nước phát triển, hoạt động tư vấn tâm lý trường học được quan tâm đầu tư các điều kiện thiết yếu để trở thành hoạt động mang tính chất chuyên nghiệp, hướng vào mục đích hỗ trợ các nhà giáo dục trong việc bổ sung, hoàn thiện các phương pháp hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách đúng đắn.
Thực tế xã hội và giáo dục ở nước ta hiện nay cho thấy, tư vấn tâm lý học đường đã trở thành vấn đề cấp bách, cần được chuyên nghiệp hóa. Cụ thể, cần có định chế "cứng", tổ chức bài bản để chuyên nghiệp hóa; những người thực hiện phải có kỹ năng "mềm" để xử lý linh hoạt, hiệu quả. PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, khi có điều kiện, có thể sàng lọc học sinh khi mới vào trường.
Với khoảng 80% học sinh chưa mắc các vấn đề về tâm lý, nhà tư vấn có thể hỗ trợ ban đầu để thực hiện công tác phòng ngừa. Với khoảng 15% học sinh có vấn đề tâm lý nặng hơn thì cần phải có sự can thiệp, hỗ trợ chuyên sâu. Với khoảng 5% học sinh đã mắc bệnh, luôn lo âu, trầm cảm thì phải được hỗ trợ bởi bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý lâm sàng.
GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, phải nắm rõ thực trạng và nguyên nhân để có giải pháp xử lý phù hợp. Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, có 2 vấn đề nổi lên là tình trạng học sinh mắc rối loạn tâm thần có biểu hiện gia tăng, trong khi cách giải quyết của các em lại bồng bột, manh động, để lại hậu quả nặng nề; nhiều học sinh, sinh viên sa sút về lối sống, về đạo đức, nhân cách, từ đó lười học, lười suy nghĩ, lười lao động...
Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, có 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên: Các em còn hạn chế về ý thức tu dưỡng, trong khi công tác giáo dục đạo đức chưa được thực hiện thật tốt; nhiều gia đình chưa quan tâm đầy đủ đến con cái, phó mặc nhà trường; tác động tiêu cực từ tranh, ảnh, trò chơi game thiếu lành mạnh... làm cho các em có những hành vi thiếu chuẩn mực.
Để khắc phục tình trạng trên, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú cho rằng cần thực hiện 3 nhóm giải pháp chính. Thứ nhất, các gia đình phải nâng cao trách nhiệm, thực sự là "tổ ấm" đầu đời và suốt đời, nuôi dưỡng mầm thiện nhân cách và định hướng phát triển cho các em.
Thứ hai, các nhà trường phải tăng cường hiệu quả giáo dục đạo đức cho các em trong cả học tập và sinh hoạt; làm tốt vai trò hạt nhân trong mối quan hệ phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Thứ ba, các cấp, ngành và toàn xã hội tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng xã hội có kỷ cương, luật pháp được thực thi nghiêm minh. Kết hợp hài hòa giữa "xây" (tuyên dương, bảo vệ người tốt, việc tốt) và "chống" (lên án, ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc hành vi xấu, sai trái) để tác động tích cực đến công tác giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.
Để nâng cao hiệu quả tư vấn tâm lý học đường, góp phần giải quyết những vấn đề phức tạp, tế nhị trong tâm lý thế hệ trẻ thì cần có sự đồng lòng, chung sức của toàn xã hội. NGƯT.TS Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, cần tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh để phát hiện sớm những vấn đề tâm lý nảy sinh trong các em, tránh tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót. Khi giải quyết vấn đề thì phải nhẹ nhàng, kín đáo, tôn trọng học sinh vì các em rất dễ tự ái, dễ tổn thương.
Riêng với các nhà trường, với vai trò là trung tâm giáo dục, cần có danh mục cụ thể cho công tác này, không chờ đến khi có đủ điều kiện mới làm. Mỗi trường cần thành lập Phòng Tư vấn tâm lý học đường (riêng hoặc kết hợp), động viên các nhà giáo có năng lực, có ảnh hưởng lớn với học sinh tham gia thực hiện với phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Cùng với đó, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về sự cần thiết của công tác tư vấn tâm lý học đường để phụ huynh và xã hội quan tâm, ủng hộ, hỗ trợ thực hiện đạt hiệu quả cao.
Còn theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng, Giảng viên cao cấp của Học viện Quản lý Giáo dục, để tư vấn tâm lý học đường có hiệu quả thì cần bám sát mục tiêu, yêu cầu tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Nhà trường phải cụ thể hóa các điều kiện cho công tác này, bao gồm: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng và chế độ đãi ngộ cho những người làm công tác tư vấn tâm lý học đường; phối hợp với gia đình và xã hội xây dựng mạng lưới nhanh, nhạy để nhận biết, phòng ngừa và giải quyết các vụ bạo lực trong và ngoài trường học.
Giúp con chọn trường lại thành tạo áp lực cho con "Sát sàn sạt" chọn trường, chọn ngành cho con, phụ huynh không ngờ đang vô tình tạo áp lực lên các sĩ tử lớp 12. Trong khi, các bạn trẻ muốn giảm áp lực bằng cách chọn phương thức xét tuyển và thích các trường ĐH trải nghiệm nhiều kỹ năng sống hơn. Quan tâm con mà con không hiểu! Nhiều phụ huynh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nhận tiền trông cháu bị nói xấu, 6 năm sau mẹ chồng khiến con dâu hối hận
Góc tâm tình
16:45:03 08/07/2025
Mỹ nhân Vườn Sao Băng mang thai với chồng cũ sau 4 tháng ly hôn mặc kệ đại gia này kịch liệt phản đối
Sao châu á
16:18:58 08/07/2025
Mẹ bầu Vbiz mang thai lần 2: Đau đớn toàn thân, đi lại khó khăn ở tháng thứ 8
Sao việt
16:16:56 08/07/2025
Hồng Nhung kể hành trình chiến đấu ung thư: "Tôi chấp nhận và bước tiếp"
Tv show
16:08:54 08/07/2025
Bà xã của 1 Shark nổi tiếng cho các quý tử hoá thân thành "nông dân nhí", tận hưởng mùa hè đầy thú vị bên trời Âu
Netizen
15:50:16 08/07/2025
Katy Perry và Orlando Bloom đi chơi cùng nhau sau tuyên bố chia tay
Sao âu mỹ
15:44:41 08/07/2025
Diễn viên nhí 6 tuổi đóng con trai Duy Hưng trong phim VTV gây sốt
Hậu trường phim
15:41:22 08/07/2025
Đang đi dạo, bất ngờ thấy cảnh tượng "nổi da gà"
Lạ vui
15:40:00 08/07/2025
Ảnh nét căng trung vệ ĐT Việt Nam cưới mẹ đơn thân, đám cưới xa hoa nhất nhì làng bóng Việt
Sao thể thao
15:38:18 08/07/2025
Tôi tỉnh táo nhận ra: 7 thứ này mua mới chỉ tổ "rác nhà"
Sáng tạo
15:35:55 08/07/2025