Dạy KHTN bằng tiếng Anh trong trường THPT: Để ngôn ngữ không thành rào cản
Trong thời kỳ hội nhập, dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh được xem như bước đột phá để đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế.
Học các môn KHTN bằng tiếng Anh giúp HS nâng cao kiến thức chuyên môn lẫn khả năng ngoại ngữ. Ảnh: TG
Tuy nhiên, việc dạy các môn khoa học tự nhiên (KHTN) bằng tiếng Anh trong trường THPT chuyên hiện nay vẫn còn không ít khó khăn cần tháo gỡ.
Thách thức
Việc dạy các môn KHTN bằng tiếng Anh tại Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Vĩnh Phúc) đang gặp một số khó khăn nhất định: Đa số GV dạy Toán hoặc các môn KHTN khác không được đào tạo bài bản tiếng Anh. Vì thế, GV có thể tự tin đọc tài liệu chuyên ngành tiếng Anh, giao tiếp với người nước ngoài… nhưng để dạy học bằng tiếng Anh thì kỹ năng nói còn yếu. GV phát âm chưa chuẩn khiến HS không thể nghe được và dẫn tới không hiểu bài. Tình trạng trên kéo dài sẽ dẫn đến sự chán nản với HS.
Mặt khác, để đáp ứng dạy song ngữ, GV phải dành nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, soạn giáo án… nhưng hiện chưa có cơ chế cho GV dạy học song ngữ. Điều đó ảnh hưởng đến đời sống và tâm lý và người dạy không mặn mà với việc dạy học song ngữ.
Thầy Nguyễn Quang Hợp, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) chia sẻ: Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), GV hiện thiếu 20 người, do đó GV phải dạy nhiều giờ, ngoài ra phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác cho nên khó bố trí thời gian để bồi dưỡng tiếng Anh. Trình độ tiếng Anh của đa số GV dạy các môn khoa học tự nhiên còn hạn chế.
Video đang HOT
GV của nhà trường hay phải đi công tác dài ngày (cách ly ra đề HS giỏi cấp tỉnh, đề thi tuyển sinh, in sao đề thi THPT quốc gia, tập huấn GV cốt cán…) nên thời gian học bồi dưỡng tiếng Anh theo lớp bị cách quãng, khó khăn duy trì lớp học cũng như chất lượng, hiệu quả.
Cũng theo thầy Nguyễn Quang Hợp, vấn đề kinh phí nhà trường được cấp còn hạn hẹpcũng tác động không nhỏ tới việc hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng tiếng Anh cho GV; không có kinh phí hợp đồng với GV người nước ngoài về dạy…
Qua công tác thực nghiệm giảng dạy môn Toán bằng tiếng Anh, cô Trần Thị Kim Diên -Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) đã chỉ ra những hữu ích của dạy học môn KHTN bằng tiếng Anh: GV được rèn luyện kĩ năng sử dụng thiết bị phục vụ giảng dạy, đọc dịch tài liệu tiếng Anh; tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh. GV kịp thời phát hiện HS có năng lực tự học, có khả năng chủ động, sáng tạo để bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu, giúp HS phát huy hết năng lực, sở trường…
Tuy vậy, bản thân cô Trần Thị Kim Diên lại trăn trở với những vướng mắc cần tháo gỡ: Quá trình triển khai dạy học còn thiếu tài liệu tham khảo và giảng dạy; Thiếu GV dạy Toán bằng tiếng Anh. GV chưa được đào tạo bài bản để dạy học môn Toán bằng tiếng Anh. Khả năng phát âm của GV còn hạn chế dẫn đến tình trạng thiếu tự tin khi giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh… Cơ sở vật chất chưa đáp ứng việc triển khai dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở các trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh…
Thầy chuẩn, trò mới tiến bộ
Thầy Nguyễn Quang Hợp khẳng định: Nhà trường đang tháo gỡ trước hết bằng việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng GV lập kế hoạch dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin bằng tiếng Anh với thời lượng 1tiết/tuần với lớp học nâng cao tiếng Anh và tối thiểu 12 chuyên đề trong năm học với lớp chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Toán Tin.
Tổ chức cho HS làm chuyên đề thuyết trình bằng tiếng Anh ở các môn KHTN và tham gia kỳ thi bằng tiếng Anh, qua đó tạo động lực cho HS học môn khoa học bằng tiếng Anh, được rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Anh khi làm bài thi.
Nhà trường cũng tổ chức cho HS thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS. Phấn đấu 100% HS lớp chuyên Anh đều đạt 6.0 trở lên, 70% HS khối 12 đạt chứng chỉ tiếng Anh bậc 3 trở lên. Kết quả mỗi năm có khoảng 40 HS dự thi và đều đạt từ 6.5 đến 8.0 IELTS…
Dưới góc độ GV trực tiếp giảng dạy môn Toán bằng tiếng Anh, thầy Nguyễn Thanh Dũng, Trường THPT chuyên Chu Văn An (Lạng Sơn) bày tỏ quan điểm: GV cần tăng cường việc trau dồi chuyên môn bằng tiếng Anh, tích cực tìm kiếm các tài liệu để soạn giảng phù hợp. Thầy cô cần chủ động tham gia các đợt tập huấn, học hỏi kinh nghiệm về giảng dạy Toán bằng tiếng Anh; giao lưu với trường chuyên trong khu vực và trường chuyên có nhiều kinh nghiệm về việc này.
Cô Đinh Nguyễn Ngọc Mai, Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) đề xuất: GV giảng dạy các môn KHTN cần phối hợp cùng GV dạy tiếng Anh trong trường để thực hiện hiệu quả chương trình dạy học và kiểm tra, đánh giá, xây dựng các nguồn tài nguyên cho HS. Hơn nữa, việc chia sẻ những công việc này có thể cho phép mỗi GV tối ưu hóa thời gian của mình…
Cần tiếp tục dạy thí điểm một số tiết Toán bằng tiếng Anh ở lớp chuyên Toán và mở rộng dần sang thực hiện tại các lớp đại trà; Tuyển dụng sinh viên được đào tạo tại lớp chất lượng cao và tốt nghiệp loại ưu từ Trường ĐH Sư phạm I Hà Nội, có trình độ tiếng Anh tốt về công tác tại trường để thực hiện dạy bộ môn bằng tiếng Anh… – Thầy Nguyễn Thanh Dũng
ĐH Kinh tế - luật tuyển thẳng mỗi trường THPT 1 học sinh giỏi nhất
Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) công bố tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 với 5 phương thức và đa dạng hình thức như thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
ThS Nguyễn Hải Trường An tư vấn cho học sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2021 do báo Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh: TRẦN HUỲNH
ThS Nguyễn Hải Trường An, giám đốc Trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - luật, cho biết: "Năm nay, nhà trường mở rộng thêm đối tượng tuyển sinh là tuyển thẳng những thí sinh giỏi nhất của các trường THPT cùng với việc tăng cường thêm 5 chương trình đào tạo chất lượng cao bằng tiếng Anh nhằm đáp ứng nâng cao chất lượng đầu ra của trường".
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh theo quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2020 của Bộ GD-ĐT không quá 5% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành.
Điều kiện, thời gian xét tuyển: theo kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy của Bộ GD-ĐT năm 2021. Tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT (mỗi trường một thí sinh), theo quy định và kế hoạch của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021.
Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM không quá 15% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành.
Đối tượng: học sinh các trường THPT chuyên, năng khiếu các trường đại học, tỉnh thành trên toàn quốc; học sinh của các trường THPT thuộc danh sách trường THPT do giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM phê duyệt năm 2021.
Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 khoảng 30% đến 60% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành.
Điều kiện, quy trình xét tuyển: thực hiện công tác xét tuyển thí sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo quy chế hiện hành của Bộ GD-ĐT và quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2021 tối đa 50% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành.
Điều kiện: thí sinh phải dự thi và có kết quả thi kỳ kiểm tra đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2021.
Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả học THPT và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đối với học sinh Việt Nam và học sinh có quốc tịch nước ngoài (học chương trình THPT quốc tế bằng tiếng Anh hoặc chương trình THPT trong nước) vào các chương trình chất lượng cao, chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp, chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh.
Chỉ tiêu không quá 20% tổng chỉ tiêu của các chương trình chất lượng cao; không quá 50% tổng chỉ tiêu của các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh, chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp.
Điều kiện đăng ký xét tuyển: thí sinh có điểm trung bình học tập THPT từ 7,0 (thang điểm 10); hoặc 2,5 (thang điểm 4); hoặc từ 8 (thang điểm 12); và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ tương đương IELTS 5.0 trở lên, hoặc có chứng chỉ quốc tế ACT từ 25 điểm hoặc SAT từ 1.100 điểm trở lên; hoặc có chứng chỉ tiếng Pháp từ tương đương DELF B1 trở lên hoặc tham gia thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Pháp (xét tuyển đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp).
Thẩm định SGK lớp 6 biên soạn theo CT mới: Xem xét kỹ về ngữ liệu, ngôn ngữ Sáng 9/11, Bộ GD&ĐT tổ chức khai mạc vòng 2 Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (SGK) lớp 6 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu khai mạc vòng 2 Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (SGK) lớp 6 biên soạn theo chương trình giáo...