Thầy giáo 9X dành tình yêu cho nghề dẫn chương trình
Với nghề dẫn chương trình , thầy Phúc muốn truyền tải những thông điệp qua lời nói của mình, mang đến những điều tích cực cho người nghe, làm nghề chỉn chu và chuyên nghiệp nhất có thể.
Thầy giáo Vương Thiên Phúc – NVCC
Đoạt giải “Thí sinh được yêu thích nhất” và lọt vào top 4 chương trình “Đường tới cầu vồng 2020″ do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức, thầy giáo Vương Thiên Phúc (26 tuổi, Đồng Tháp) đã dám tự tin nói với mọi người về sự nghiệp dẫn chương trình chuyên nghiệp của mình.
Tốt nghiệp ngành ngôn ngữ học (chuyên ngành ngôn ngữ Anh), thầy Phúc bắt đầu đi dạy từ năm 2013. Trong những năm đi dạy, nhiều học trò lầm tưởng thầy Phúc không phải người Việt, do thầy không dùng tiếng Việt trong suốt quá trình dạy học mà dạy bằng tiếng Anh hoàn toàn.
Hiện tại, dù bận rộn nhưng thầy Phúc vẫn dành thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ bằng việc đọc sách báo, xem chương trình truyền hình bằng tiếng Anh, tự học hỏi và tìm tòi để nâng cao chất lượng dạy học . Đó cũng là cách để thầy giáo 9X nâng cao kiến thức trong công việc dẫn chương trình chuyên nghiệp của mình.
Từ nhỏ, Phúc đã thích được đứng ca hát, trò chuyện trước mọi người. Vào năm học lớp 12, Phúc tham gia cuộc thi hùng biện ở trường. “Cảm giác đứng nói trước mọi người khiến tôi mất ngủ 3 ngày 3 đêm, lần đầu tiên đứng lớp cũng vậy. Nhờ đó, tôi nhận ra công việc dạy học là nghề, làm MC sẽ là nghiệp”, Phúc nói.
Không qua đào tạo trường lớp, Phúc chọn tham gia các cuộc thi để được ban giám khảo, bạn bè, đồng nghiệp nhận xét, từ đó đúc kết thành kinh nghiệm cho bản thân. “Tôi không tham gia các lớp đào tạo vì học phí khá cao. Hơn thế, bản thân muốn được tự do sáng tạo , dù đúng dù sai thì nó cũng cho tôi kinh nghiệm quý báu sau này”, Thiên Phúc nói.
Những năm tháng ngồi ghế nhà trường, để kiếm tiền trang trải việc học và cuộc sống, Thiên Phúc từng làm công việc bán giày dép lề đường, bảo vệ, nhân viên ở các quán nhậu… Anh cho rằng nhờ những việc mưu sinh này mà bản thân mới mạnh mẽ và vững vàng như bây giờ.
Với nghề dẫn chương trình , thầy Phúc muốn truyền tải những thông điệp qua lời nói của mình, mang đến những điều tích cực cho người nghe, làm nghề chỉn chu và chuyên nghiệp nhất có thể.
Thầy Thiên Phúc đang lên kế hoạch xây dựng một chương trình của riêng mình. “Dù không hay, không nổi tiếng hay tạo được hiệu ứng thì tôi cũng hạnh phúc vì được làm điều mình thích. Đây là cách tôi minh chứng cho việc mình đang lao động nghệ thuật một cách chân chính để cống hiến cho khán giả”, Thiên Phúc chia sẻ.
Số học sinh quá đông, nhiều trường khó đạt chuẩn quốc gia
Sĩ số học sinh vượt nhiều lần so với quy định trường học chuẩn quốc gia khiến không ít trường học ở Hà Nội dù có chất lượng dạy và học tốt, được nhiều phụ huynh tín nhiệm, nhưng chưa được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Thủ Lệ, quận Ba Đình .Ảnh: HÀ THU
Quận Ba Ðình là một trong những quận nằm trong khu vực trung tâm thành phố có chất lượng giáo dục tốt, được nhiều phụ huynh tin tưởng về chất lượng dạy học, nhưng lại đang đứng gần cuối bảng về tỷ lệ trường chuẩn quốc gia so với các quận, huyện, thị xã của thành phố.
Ông Lê Ðức Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) quận Ba Ðình cho biết, địa bàn quận có 27 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 54%. Quận Ba Ðình xếp thứ 29 trong số 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội về tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia.
Trong đó, nhiều trường đã khẳng định chất lượng giáo dục nhiều năm nay như các trường tiểu học: Kim Ðồng, Phan Chu Trinh, Nguyễn Tri Phương hay Trường THCS Giảng Võ đến nay chưa được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia. Nguyên nhân chính là do sĩ số học sinh trên lớp tại các trường này quá cao, diện tích mặt bằng không đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Trường tiểu học Thủ Lệ thuộc quận Ba Ðình là một trong những trường đạt chuẩn của quận này từ năm 2012, nhưng khi khảo sát, trường này vẫn đang "nợ" hai tiêu chí. Hiệu trưởng Trường tiểu học Thủ Lệ Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, mặc dù rất chăm chút, đầu tư cơ sở vật chất, nhưng trường vẫn không thể đạt tiêu chí sĩ số 35 học sinh/lớp theo quy định. Sĩ số trung bình của trường này luôn ở mức là 45 hoặc 46 học sinh/lớp.
Trước tình trạng số học sinh trên địa bàn quận thường xuyên bị quá tải ở cả ba cấp học, nhất là ở cấp tiểu học và THCS, UBND quận Ba Ðình kiến nghị với thành phố xem xét cho điều chỉnh tiêu chuẩn thiết kế đối với trường xây mới hoặc cải tạo theo hướng tăng mật độ xây dựng, nâng thêm tầng cao, bổ sung thêm tầng hầm đối với các trường học.
Tình trạng quá tải học sinh diễn ra phổ biến nhất là tại các trường học ở quận Hoàng Mai, trước áp lực dân số cơ học tăng nhanh do hình thành nhiều khu đô thị mới. Những phường có dân số mật độ cao, phát triển nhanh gồm Ðại Kim, Ðịnh Công, Tân Mai, Hoàng Liệt... trong khi đó đất quy hoạch xây trường ít, diện tích trường nhỏ.
Hiện nay, sĩ số bình quân các trường học ở quận Hoàng Mai là 46 học sinh/lớp ở tất cả các khối, trong đó cấp tiểu học là đông nhất, sĩ số phổ biến là 51 học sinh/lớp, ở cấp THCS là 46 học sinh/lớp. Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Trần Quý Thái cho biết, sau 17 năm thành lập, dân số trên địa bàn quận tăng thêm 230 nghìn người.
Hiện, Hoàng Mai là quận đông dân nhất của Hà Nội, bình quân mỗi năm mức tăng dân số bằng dân cư một phường và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu tăng chậm lại. Tình trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Hiện quận mới có 35 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 64,8%.
Khảo sát Trường tiểu học Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai cho thấy, trường có sĩ số học sinh trên lớp khá cao, bởi dân số trong phường là hơn 30 nghìn người. Trường hiện có 42 lớp, nhiều hơn so với tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. Trưởng phòng GD và ÐT Hoàng Mai Phạm Ðàm Thục Hạnh cho biết, quận chịu áp lực rất lớn về tăng dân số cơ học, nhưng rất quyết liệt trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Năm 2020 quận đạt chỉ tiêu công nhận ba trường đạt chuẩn quốc gia và công nhận lại trường chuẩn cho tám trường. Dự kiến năm học 2020-2021, số học sinh của quận tăng gần 5.000 em so với năm học trước và những năm tiếp theo mức tăng dân số được dự báo vẫn khá cao, dẫn tới sĩ số học sinh mỗi lớp và số lớp của mỗi trường tiếp tục vượt quá quy định của trường chuẩn quốc gia.
Một trong những giải pháp được quận Hoàng Mai đẩy mạnh là liên tục đầu tư bổ sung kinh phí, bảo đảm tiến độ và đẩy nhanh các dự án cải tạo, xây mới trường học. Từ năm 2012 đến nay, quận đã đầu tư 4.400 tỷ đồng xây mới 21 trường học, cải tạo 59 trường. Dự kiến giai đoạn 2020-2025, quận sẽ đầu tư 2.800 tỷ đồng để xây mới 29 trường và cải tạo 14 trường.
TPHCM: Nhiều khó khăn trong triển khai chương trình phổ thông mới TPHCM đang đẩy nhanh tiến độ tiến độ xây dựng trường lớp, đào tạo nhân lực nhằm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học 2020-2021. Ảnh minh họa Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TPHCM, để chuẩn bị cho chương trình mới, cấp tiểu học trên địa bàn TPHCM dự kiến có 6.313...