Dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm quyền lợi học tập, giáo dục toàn diện
Cử tri tỉnh Quảng Nam nêu ý kiến:
Ảnh minh họa/INT
Hiện nay, nhiều địa phương (nhất là khu vực miền núi) không đủ điều kiện tổ chức học bán trú cho học sinh tiểu học, trong khi đó, chương trình học hiện nay bắt buộc học 2 buổi/ngày, gây khó khăn rất lớn cho phụ huynh và học sinh. Do vậy, cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu thiết kế chương trình dạy học phù hợp với những nơi không có điều kiện tổ chức bán trú thì học 1 buổi/ngày.
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Đối với các cơ sở giáo dục tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên như quy định tại Công văn 3866/BGDĐT-GDTH ngày 26/8/2019 của Bộ, thực hiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm bảo đảm quyền lợi học tập và giáo dục toàn diện của học sinh.
Đối với hoạt động bán trú, đây là hoạt động tự nguyện theo nhu cầu của học sinh, nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh và cộng đồng huy động các nguồn lực để tổ chức bán trú, đặc biệt là bữa ăn trưa cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện nội dung và xây dựng kế hoạch giáo dục như sau: Trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng cho môn học tự chọn, hoạt động củng cố, hoạt động giáo dục khác. Trong đó, ưu tiên hoạt động củng cố giúp học sinh hoàn thành các nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Video đang HOT
Hỗ trợ trường mầm non tổ chức bán trú: Bữa cơm nóng cho trẻ vùng khó
Hiện 100% trường mầm non tại Nghệ An tổ chức bán trú và chăm sóc trẻ 2 buổi/ngày.
Trẻ mang cơm tới lớp tại điểm bản Huồi Pốc, Trường Mầm non Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An)
Tuy nhiên, với những trường vùng đặc biệt khó khăn, có nhiều điểm lẻ, bữa ăn bán trú chủ yếu dưới hình thức "dân nuôi", với sự nỗ lực, linh hoạt của nhà trường, phụ huynh.
Mang cơm đến lớp
Điểm bản Huồi Pốc (Trường Mầm non Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) nằm trên đỉnh núi cao, không sóng điện thoại, không điện, không chợ, nguồn nước khan hiếm. Đây là bản biên giới xa xôi, đường đi hiểm trở với những con dốc đá dựng đứng.
Tuy nhiên, điểm trường này có 3 nhóm lớp từ 3 - 5 tuổi với khoảng 80 cháu, đứng thứ 2 chỉ sau điểm trường chính ở bản Trường Sơn. Ngoài 3 phòng học bán kiên cố, còn có 1 gian bếp thưng bằng gỗ tạm, là nơi các cô thay phiên nhau nấu ăn trưa cho trẻ. Ngoài sân, có bảng công khai thực đơn bán trú từng ngày trong tuần.
Cô Phạm Thị Thanh Trâm - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Để huy động và duy trì sĩ số, chúng tôi tuyên truyền phụ huynh và động viên các cô tổ chức bán trú dân nuôi. Theo đó, mỗi ngày, trẻ mang theo cặp lồng cơm đến lớp. Các cô trồng rau, củ để nấu thêm canh.
Mỗi tháng, phụ huynh chỉ đóng thêm 25 - 30 nghìn đồng để các cô mua thêm thức ăn cho trẻ. Cũng do không có điện để mua sắm tủ đông bảo quản thức ăn, nên ngày nào các cô cũng phải ra trung tâm xã đi chợ. Có thời điểm hạn hán, các cô phải chở nước từ xa vào. "Nhưng nhờ vậy, mà việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ quy củ. Các con đến lớp đầy đủ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cũng giảm nhiều", cô Trâm phấn khởi nói.
Điểm bản Hạ Sơn, Trường mầm non Mường Nọc (Quế Phong, Nghệ An) có 27 trẻ thuộc 2 nhóm dân tộc. Do xa xôi, cách điểm trường chính hơn 15km, nên nhà trường cũng áp dụng hình thức bán trú dân nuôi. Mỗi ngày phụ huynh góp thêm 3 nghìn đồng/HS để hỗ trợ GV tổ chức bán trú và nấu thêm canh cho trẻ... Buổi trưa, những đứa trẻ nhanh chóng lấy cặp lồng cơm của mình, ngồi đúng vị trí cô giáo hướng dẫn.
Cô Lô Thị Hằng - phụ trách điểm bản Hạ Sơn nói: "Điều đáng mừng nhất là từ khi tổ chức bán trú, phụ huynh biết quan tâm đến chất lượng bữa ăn để vừa đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi của con. Các món ăn được cắt nhỏ, thực đơn thay đổi có cá, thịt hoặc trứng. Đây là sự thay đổi kỳ diệu, nhất là với bản làng người Khơ mú, vốn trước đây người lớn ăn gì vẫn cho trẻ con ăn như vậy".
Nguồn hỗ trợ ý nghĩa
Trước khi được hỗ trợ kinh phí tổ chức bán trú, các cô giáo mầm non vùng cao tự nguyện chăm sóc trẻ buổi trưa. Ảnh: TG
Tại Nghệ An, hiện 100% trường mầm non đã tổ chức bán trú cho trẻ. Tuy nhiên, đây cũng là bậc học có hơn 600 điểm trường lẻ, nhiều nhất tỉnh. Qua khảo sát, toàn tỉnh có 123 trường mầm non công lập thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Trong đó có 320 điểm trường nấu ăn tại trường (chiếm tỷ lệ 65,9%). Số trẻ được tổ chức ăn tại trường là 34.300/38.440, chiếm tỷ lệ 89,2%.
Dù tất cả trường mầm non đã tổ chức bán trú, nhưng tại các điểm lẻ, công tác này còn nhiều hạn chế như phòng học tạm, chưa có nhà bếp bảo đảm an toàn để nấu ăn. Ngoài ra, chất lượng bán trú chưa đạt yêu cầu. Đơn cử ngoài bữa ăn chính buổi trưa, trẻ cần được ăn buổi chiều và bổ sung các thực phẩm khác. Nhưng với trường đang thực hiện mô hình bán trú dân nuôi, trẻ chủ yếu chỉ mới được ăn bữa trưa.
Trước thực tế trên, từ năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An đã thông qua Nghị quyết để hỗ trợ các trường thuê khoán người nấu ăn phục vụ bán trú tại các trường mầm non công lập thuộc xã đặc biệt khó khăn. Từ tháng 11/2020, sau khi Nghị định 105/2020-NĐ-CP về Quy định chính sách giáo dục mầm non có hiệu lực, nguồn kinh phí này sẽ được lấy từ nguồn hỗ trợ của nhà nước. Theo đó, kinh phí hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trẻ em mầm non được tính trên số lượng trẻ em được ăn bán trú, tối thiểu bằng 2,4 triệu đồng/tháng/45 trẻ, số dư từ 20 trẻ em trở lên được tính thêm một lần mức hỗ trợ.
Trường mầm non Châu Hạnh nằm sát thị trấn Tân Lạc (huyện Quỳ Châu, Nghệ An) nhưng địa bàn có tính đặc thù, trải dài khắp huyện. Các điểm trường cách xa nhau 30 - 40km. Vì thế cùng một trường nhưng lại có nhiều hình thức bán trú khác nhau. Trong đó, chỉ có trường chính tổ chức bán trú tập trung, các điểm còn lại tổ chức bán trú dân nuôi (bản Tà Cồ ) và trẻ tự đưa cơm đến lớp (bản Na Xén, Tà Sỏi và Thuận Lập).
Cô Lương Thị Bình - Hiệu trưởng Trường mầm non Châu Hạnh cho biết: Cả 5 điểm trường đều thuộc vùng đặc biệt khó khăn, theo Nghị định mới, chúng tôi được hỗ trợ kinh phí thuê 5 cô nuôi phục vụ bán trú. Do địa hình cách biệt, điều kiện bếp ăn không bảo đảm nên dự kiến chúng tôi chỉ tổ chức nấu ăn bán trú tập trung tại trường chính và điểm trường Tà Cồ. Trước đó, ở Tà Cồ cũng đã nấu ăn tập trung, phụ huynh vừa góp công, góp tiền trả cho cô nuôi với mức khoảng1,5 triệu đồng/tháng/người. Nhưng nay có hỗ trợ, nhà trường có thể chi trả thêm và mỗi cô nuôi sẽ được hơn 2,5 triệu đồng/tháng.
Theo ông Trần Thế Sơn - Trưởng phòng Giáo dục mầm non - Sở GD&ĐT Nghệ An, việc Chính phủ thông qua chính sách hỗ trợ tổ chức bán trú cho các trường mầm non vùng khó khăn có ý nghĩa đặc biệt với những trường học ở Nghệ An. Đây là cơ sở để các trường có kinh phí thuê khoán người nấu ăn và tổ chức được các bữa ăn tập trung ở trường thay vì mô hình bán trú dân nuôi như trước kia.
Nghệ An còn 181 điểm trường lẻ chưa có nhà bếp ăn và phải áp dụng hình thức bán trú dân nuôi. Trong khi đó, định mức hỗ trợ tiền ăn cho trẻ theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP và Nghị định 105/2020/NĐ-CP (160.000đ/trẻ/tháng) mới đáp ứng được 50% so với mức ăn tối thiểu bình quân để bảo đảm dinh dưỡng trong ngày. Do đó, chỉ mới có 60% số trường vận động cha mẹ đóng góp thêm khoảng 15.000 đồng/trẻ/ngày để tổ chức bán trú. Còn lại chỉ tổ chức ăn buổi trưa cho trẻ, các bữa phụ do cha mẹ tự lo.
Trường ĐH Quy Nhơn: Thêm 9 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng Ngày 18/6, Trường ĐH Quy Nhơn tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục cho 9 chương trình đào tạo (CTĐT). Nhà trường có 12/46 CTĐT đạt kiểm định chất lượng giáo dục. Đại diện các khoa và BGH Trường ĐH Quy Nhơn nhận Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục....