Dạy golf trong trường học: Học để biết… khái niệm
Theo LS Trương Xuân Tám, một người chơi golf, việc dạy golf trong trường học chỉ đủ khiến sinh viên biết được khái niệm về môn thể thao này.
Từ năm học 2021-2022, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ trở thành trường công lập đầu tiên đưa golf vào giảng dạy.
Trong năm học đầu tiên, môn golf được dạy thử nghiệm, sinh viên có thể chọn học môn nay tương tự gần 20 môn thể thao đã có. Bước đầu, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao (Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ phối hợp với một học viện chuyên đào tạo golf để đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo giảng viên.
Khi golf được dạy chính thức, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao sẽ cung cấp trang thiết bị, dụng cụ luyện tập cho sinh viên. Học phí môn này tương tự các tín chí khác, sinh viên không phải đóng loại phí bổ sung.
Trao đổi với Đất Việt, LS Trương Xuân Tám, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Hãng luật Tường Trương Xuân Tám, một người đam mê môn thể thao này, cho rằng, trường Đại học Quốc gia Hà Nội đưa golf và giảng dạy trong trường với quan điểm để giáo dục sinh viên một cách toàn diện.
Theo hình dung của LS Trương Xuân Tám, với học phí tín chỉ môn golf tương tự như các môn thể thao khác thì mô hình đào tạo golf trong trường học khá đơn giản, không có sân tập mà sẽ có thảm golf và lồng tập golf trong nhà.
Nếu muốn hiện đại hơn, trường có thể đầu tư xây dựng phòng tập golf 3D mô phỏng và tạo cho người chơi cảm giác như đang thực hiện những cú đánh swing, putting như ngoài sân golf thật.
Loại hình này gồm 1 sensor gắn trên thân gậy, 1 ổ cứng kết nối với tivi hoặc máy tính. Sensor cảm ứng trên thân gậy có thể đo được lực đánh của người chơi và đo quãng đường bay và mô phỏng quỹ đạo bay của bóng golf hiển thị trên màn hình giúp người học theo dõi và điều chỉnh lực đánh của mình.
Từ năm 2021, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ đưa môn golf vào dạy thử nghiệm. Ảnh: VNU.
Video đang HOT
“Về cơ bản, dạy golf trong trường học là để sinh viên biết được khái niệm và làm quen với bộ môn này, ai có năng khiếu, có đam mê thì đó sẽ là tiền đề để sau này các em học thêm và phát triển lên.
Ở đây Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết với học viện đào tạo golf, sinh viên có nhu cầu có thể đến đó học một cách bài bản dù chi phí tốn kém hơn rất nhiều”, LS Trương Xuân Tám nói và cho biết, thực tế nhiều sinh viên gia đình có điều kiện, ở trường không dạy golf, các em vẫn chịu khó đi xa để tập với giá cao.
“Tập golf rất tốn kém. Trung bình mỗi giờ tập mất khoảng 800.000 đồng tiền thuê thầy, 200.000 đồng tiền bóng, chưa kể các chi phí khác.
Nếu trường học với mục đích đa dạng hóa các môn học, có điều kiện để dạy golf giá rẻ cho sinh viên, các dụng cụ golf được cho mượn miễn phí cũng là điều tốt, giúp sinh viên có thêm lựa chọn, đồng thời đó cũng là môn giúp các em tăng cường cơ hội giao tiếp của mình. Học ở trường xong, sinh viên nào có năng khiếu và điều kiện kinh tế thì học tiếp, còn không thì cũng chỉ biết khái niệm về golf rồi bỏ”, vị luật sư cho biết.
Theo luật sư Trương Xuân Tám, môn golf có phải môn “quý tộc” hay không là tùy theo cách nói, tuy nhiên đó là môn thể thao đắt đỏ, tốn rất nhiều tiền. Hiện nay ở Việt Nam, môn thể thao này đã bắt đầu phổ biến khi rất nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam có sân golf và người chơi là những người có thu nhập cao, chủ yếu là giới doanh nhân.
Khẳng định sinh viên có điều kiện tiếp cận với golf cũng là điều tốt song LS Tám lưu ý đến mặt bằng chung sinh viên Việt Nam, trừ một số ít thuộc “con nhà giàu”, còn lại không thể đáp ứng được điều kiện để chơi bộ môn này.
“Theo thông tin ban đầu, khi Đại học Quốc gia Hà Nội đưa golf vào giảng dạy, học phí môn này chỉ tương tự các tín chỉ khác, sinh viên không phải đóng thêm loại phí nào. Tuy nhiên, để học một cách bài bản môn này, rồi sinh viên sẽ phải trang bị giày, gậy, lau tay, bóng golf… mà các dụng cụ golf lại rất đắt tiền.
Để có tiền chạy đua học golf rất khó, và đương nhiên nó sẽ tạo khoảng cách giữa các nhóm sinh viên với nhau. Hiện nay, trong giới sinh viên đã có sự phân hóa giàu nghèo, nếu có thêm môn golf thì nó có thể khiến sự phân hóa ấy thêm sâu sắc. Đây là vấn đề cần lưu ý”, LS Trương Xuân Tám nói.
Trước trường Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều trường đại học tư thục đã đưa môn thể thao golf vào giảng dạy.
Năm 2017, Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) liên kết đào tạo ngành golf với Đại học Konkuk (Hàn Quốc). Khi chọn ngành golf của HIU, sinh viên được học trực tiếp với các chuyên gia, HLV tên tuổi của Đại học Konkuk.
Trong suốt khóa học, nhà trường sẽ cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ học tập môn golf cho sinh viên.
Ngoài trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, trường đại học Tôn Đức Thắng cũng đưa golf vào giảng dạy.
Đưa golf vào trường đại học: Bất hợp lý, không phù hợp
Học golf xong sinh viên sẽ làm gì? Liệu có tạo thêm gánh nặng cho sinh viên nghèo; cổ xúy lấy đất làm sân golf?
Thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội mới đây cho biết, bắt đầu từ năm học 2021 - 2022, trường sẽ chính thức đưa bộ môn Golf vào giảng dạy như một trong những bộ môn giáo dục thể chất để sinh viên lựa chọn. Đây là trường công lập đầu tiên đã đưa bộ môn này vào giảng dạy.
Chơi golf - môn thể thao quý tộc cho nhà giàu. Ảnh minh họa
Cùng với thông tin này, từng có nhận định cho rằng, đưa golf vào trường học không chỉ để rèn luyện thể chất, mà còn giúp tạo dựng được phong cách sống, làm việc năng động, kết nối, chia sẻ, xây dựng các mối quan hệ công việc, là môn thể thao vàng cho sự nghiệp của một người.
Đồng tình với một phần quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học hành chính (Học viện hành chính Quốc gia) cho rằng, golf chỉ phù hợp với doanh nghiệp, con nhà giàu, không thể đưa vào dạy học đại trà.
Vị PGS phân tích: Thứ nhất, ở Việt Nam cũng như thế giới, chơi golf vốn được biết đến là môn thể thao của giới quý tộc, doanh nhân, nhà giàu. Golf phổ biến và ngày càng được giới nhà giàu chuộng bởi vì đến sân golf là để có nhiều cơ hội tiếp xúc và hợp tác với những ông lớn, tìm kiếm những đối tác. Đã có rất nhiều hợp đồng làm ăn, những thương vụ thỏa thuận được thực hiện trên sân golf.
Đổi lại kết quả đó thì chi phí người chơi phải bỏ ra không hề nhỏ, chính vì thế, golf mới được gọi là môn thể thao quý tộc với các khoản chi phí được tính theo USD.
Ngay mức phí chơi golf cũng đã được chia làm 3 loại, phí hội viên (khoảng 15-27 USD cho mỗi lần chơi); phí khách mời của hội viên (khoảng 60-80 USD); phí cho khách vãng lai (trên dưới 100 USD).
Chưa hết, để sở hữu một chiếc thẻ hội viên trên thị trường hiện nay, golfer phải trả tới 30.000 USD - 130.000 USD tùy sân. Ngoài ra, chi phí để mua sắm đồ nghề cũng lên tới cả nghìn USD, phí tập, tiền boa... cũng hàng trăm USD.
"Với một mức chi phí xa xỉ này golf chỉ phù hợp cho doanh nhân, doanh nghiệp, giới nhà giàu muốn có cơ hội tiếp xúc, thỏa thuận làm ăn, không phù hợp với học sinh học trong nhà trường", PGS Nguyễn Hữu Tri thẳng thắn.
Từ bất cập nêu trên, PGS Nguyễn Hữu Tri băn khoăn, việc đưa môn golf vào trường học còn tạo ra sự bất bình đẳng nghiêm trọng giữa sinh viên với nhau.
"Sinh viên Việt Nam phần lớn xuất thân từ con nhà nông, thu nhập thấp, nếu đưa golf vào trường ai sẽ được chơi, được học? Với mức phí quá cao như vậy sinh viên nghèo có chịu được không?
Chưa nói, không phải sinh viên cứ ra trường đều sẽ trở thành doanh nhân, lãnh đạo, như thế, học golf song sinh viên sẽ sử dụng vào việc gì? Thực hành lúc nào?
Đồng tình khi kinh tế phát triển, người dân giàu có, nhu cầu chơi golf sẽ tăng lên, nhưng đó là dự báo trong tương lai, chưa phù hợp với bối cảnh, điều kiện phát triển của xã hội Việt Nam ở thời điểm hiện tại", vị chuyên gia chỉ rõ.
Thứ hai, muốn đưa golf vào trường học đồng nghĩa với việc phải đầu tư cơ sở hạ tầng. Như vậy, tình trạng lấy đất làm sân golf có tiếp tục tái diễn? Chi phí đầu tư lớn như vậy ai sẽ là người bỏ ra hay lại được đầu tư bằng chính tiền đóng góp của học sinh, sinh viên?
"Đã có thời điểm dư luận phải lên án phản đối tình trạng phát triển nóng sân golf, lạm phát sân golf gây lãng phí, bức xúc, gây ô nhiễm môi trường. Nếu bây giờ đưa môn học này vào trường học, liệu nhà trường có đang cổ súy cho phong chào lấy đất làm sân golf gây bức xúc trước đây?
Kể cả trường hợp không xây mới, đi thuê sân thì chi phí cũng quá lớn, học sinh nghèo không thể chi trả", vị chuyên gia phân tích.
Từ những phân tích trên, PGS Nguyễn Hữu Tri cho rằng, việc giáo dục phát triển thể chất là rất quan trọng, tuy nhiên, cần phải lựa chọn những môn học thiết thực, phù hợp với thực tế hơn.
Theo vị chuyên gia, kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn của học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay rất kém. Mỗi năm, tỉ lệ học sinh, sinh viên không biết bơi, bị đuối nước còn xay ra nhiều, nếu các trường học tập trung phát triển những môn thể thao này sẽ thiết thực hơn là chạy theo một môn thể thao xa xỉ, tạo gánh nặng cho con nhà nghèo.
Vì sao Đại học Quốc gia Hà Nội lại giảng dạy môn golf? Đại học Quốc gia Hà Nội đưa golf vào dạy học từ năm học tới và sinh viên được quyền lựa chọn học một trong các bộ môn thể thao gofl, bơi lội, cầu lông, điền kinh. Ảnh minh họa Ông Nguyễn Việt Hòa, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể Thao, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết,...