Đầu xuân gặp “nhà leo núi” Huỳnh Anh Vũ
Thời gian nghỉ hè ở Úc rơi vào dịp Tết cổ truyền của Việt Nam nên Huỳnh Anh Vũ – người giành vòng nguyêt quê Đường lên đỉnh Olympia năm nào, nay là giảng viên Trường ĐH Swinburne, Úc được về quê đón Tết cùng gia đình ở thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn.
Về quê vui Tết, anh chia sẻ với CTV Báo Bình Định về quãng thời gian học tập, làm việc ở xứ người.
Huỳnh Anh Vũ ( ảnh) tâm sự, khó khăn đầu tiên mà sinh viên (SV) Việt Nam phải đối mặt ở Úc là về kinh phí. Mỗi tháng, chi phí sinh hoạt ở Úc khoảng 1.000 – 1.200 đô la Úc. Tại Melbourne, nơi Vũ đang ở, có khu người Việt nên các món ăn hầu như không khác gì ở quê nhà, có cả phở, bún bò, bún than, chả cá… Giá các món ăn hầu hết đêu cao hơn ở Việt Nam rât nhiêu.
Phương tiện giao thông công cộng ở Úc rất thuận lợi, đi lại nhanh, đúng giờ và rẻ. Chỉ cần 7 đô la Úc là có thể đi trong một ngày thoải mái, nếu đi từng chặng thì khoảng 2 đô. Giao thông công cộng hoàn toàn tự động, thanh toán bằng thẻ, văn minh và lịch sự nên phần lớn người dân tham gia giao thông bằng phương tiện này.
Huỳnh Anh Vũ giao lưu với học sinh Trường THPT Tăng Bạt Hổ (Hoài Nhơn) tối mùng 7 Tết Quý Tỵ 2013.
* Vũ đã làm gì để vượt qua khó khăn để học tập tốt ở nước bạn?
Video đang HOT
- Thành phố Melbourne có khoảng 1.000 SV Việt Nam theo học tại Trường ĐH Swinburne. Trong những ngày mới chập chững sang Úc, tôi may mắn nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các anh chị tại văn phòng đại diện của Swinburne tại Việt Nam và nhiều SV Việt Nam đang theo học ở trường.
Tại trường có 2 câu lạc bộ lớn nhất là CLB SV Ấn Độ và Việt Nam. Năm 2009, tôi được bầu làm Chủ tịch CLB SV Việt Nam nên có điều kiện tham gia, tổ chức nhiều hoạt động. Trong những ngày lễ, SV Việt Nam thường tổ chức các hoạt động truyền thống như nhảy sạp, biểu diễn trang phục, gian hàng ẩm thực Việt Nam… rất sôi nổi, đậm đà bản sắc quê nhà nên thu hút đông đảo SV Việt và SV các nước. CLB SV là tổ ấm, là chỗ dựa tinh thần cho SV Việt Nam, nhất là những SV mới sang học.
Để theo kịp bạn bè và hòa nhập trong việc học tập, thời gian đầu tôi phải nỗ lực rất nhiều. Ngoài trau dồi ngôn ngữ giao tiếp còn phải rèn luyện khả năng làm việc độc lập, nghiên cứu các đề tài nhỏ, rồi nghiên cứu những đề tài lớn dần như lịch sử đồng Euro, suy thoái kinh tế năm 2008… Kết quả là sau một học kỳ, tôi thấy rất tự tin và bước vào những hoạt động lớn hơn, nhất là tham gia làm việc nhóm.
Khi tìm hiểu về một vấn đề, trước hết tôi nắm vững những kiến thức thiết yếu, nền tảng, khai thác nhiều giải pháp. Từ đó, hiểu vấn đề một cách có chiều sâu, tạo nên một góc nhìn đa chiều. Những môn học ở trường được sắp xếp một cách chặt chẽ, hữu cơ và có sự kết nối mật thiết với nhau. Do vậy, nắm chắc những kiến thức cơ bản, hiểu và nhìn vấn đề từ phía bên trong giúp tôi dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với những môn học khó. Cách học này giúp xâu chuỗi kiến thức thành một khối logic, chặt chẽ và bền vững.
Sau một học kỳ tôi tiếp cận được cách học và tự tin tham gia vào các hình thức học tập cũng như hoạt động tình nguyện. Những hoạt động xã hội giúp tôi rèn luyện khả năng giao tiếp, trở nên nhạy bén trong các hoạt động và hòa nhập tốt hơn với cuộc sống ở Úc.
* Theo Vũ, sự hòa nhập của SV ViệtNam ở Úc như thế nào?
- Có thể nói, SV mình rất cần cù, thông minh, chịu khó, học giỏi. Thế mạnh của mình là tính toán và đeo đuổi ý tưởng, đề tài đến cùng. SV các nước khác, nhất là ở phương Tây, có rất nhiều ý tưởng nhanh và hay; nhưng họ có thể nhanh chóng thay đổi ý tưởng.
Rào cản lớn nhất đối với SV Việt Namtrong việc hòa nhập với họ là thiếu tự tin. Có lẽ vì khác biệt văn hóa và yếu tiếng Anh nên rụt rè trong các hoạt động tập thể. Những ngày đầu mới đến Úc, thực sự tôi cũng có tâm lý như các bạn, rất ngại va chạm, nhất là thảo luận trong các giờ học. Hầu hết họ nói tiếng Anh rất thành thạo trong khi mình nói giống như các em nhỏ bập bẹ tập đánh vần.
Cách học của mình cũng là một rào cản. SV các nơi chủ yếu tự học, mỗi tuần chỉ lên lớp 4-5 tiết, họ quen cách làm việc độc lập và thói quen làm việc nhóm để chiếm lĩnh kiến thức chứ không giống kiểu nghe giảng và học bài. Trường ĐH đặc biệt coi trọng vai trò làm việc nhóm, trong khi đó kỹ năng này của SV Việt Nam còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, nhờ tư duy logic và khả năng tính toán tốt, đạt nhiều kết quả cao trong học tập nên SV Việt Nam ở đây dần lấy lại tự tin. Ở tầng ba thư viện của trường là một “đại bản doanh” của những cuộc thảo luận nhóm, làm việc nhóm, ở đó có thể hòa vào thế giới đầy vận động đang diễn ra xung quanh. Phải mất một học kỳ đầu tôi mới dám bước vào tầng học đó.
* Cảm ơn bạn. Chúc bạn một năm mới với nhiều thành công!
Theo Trường Đăng
Báo Bình Định
Kết bạn bản xứ để hòa nhập nhanh hơn
Thời gian đầu du học quả là đầy khó khăn, vất vả mà hầu như du học sinh nào cũng phải trải qua. Mặc dù có tìm hiểu kỹ, được các cựu du học sinh cung cấp thông tin, giúp đỡ... nhưng nhiều du học sinh vẫn ngỡ ngàng và lạ lẫm với cuộc sống, phương pháp học tập nơi xứ người.
Để nhanh chóng vượt qua khó khăn bước đầu đó, nhiều du học sinh rút ra kinh nghiệm là nên kết bạn với người bản xứ.
Trao đổi kinh nghiệm học tập với các sinh viên nước ngoài trước khi du học sẽ khiến bạn tự tin hơn
Khi mới đặt chân đến Anh du học, Phan Lê chỉ chơi với các bạn du học sinh đến từ châu Á. Ban đầu, việc kết bạn "đồng hội đồng thuyền" này có nhiều thuận lợi vì cùng là sinh viên quốc tế, dễ thông cảm với nhau. Tuy nhiên, dần dà thì không phải như vậy vì cách học thuyết trình trên lớp khiến Phan Lê lúng túng, không tự tin mà không biết hỏi ai. Đó là chưa kể tiếng Anh cũng chẳng khá hơn.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, Phan Lê đã thay đổi, mạnh dạn làm quen với các bạn người Anh để trao đổi cách học, làm quen với cuộc sống. Và bạn đã học thành công từ bậc phổ thông đến thạc sĩ.
Còn Nguyễn Bảo Trân khi mới sang Mỹ du học thạc sĩ thường chơi với nhóm sinh viên quốc tế. Nhưng sau đó, Bảo Trân nhận ra rằng cách này chỉ tốt trong giai đoạn đầu, thực sự mình phải tiếp xúc với các bạn sinh viên Mỹ mới có thể hòa nhập nhanh được. Nhưng kết bạn cũng phải có cách, phải hiểu văn hóa của họ. May mắn, Bảo Trân được một giáo sư Mỹ rất giỏi về giao tiếp giúp đỡ.
Ngoại trừ một số ít khá thân thiện, đa phần sinh viên Mỹ thường không bắt chuyện trước. Do vậy, ban đầu bạn có thể hỏi họ vài câu, sau đó làm quen dần. Khi đã quen rồi, họ sẽ nói chuyện thoải mái, cởi mở hơn. Nên nhớ là không nên nói quá nhiều khi mới gặp lần đầu. Bảo Trân đã thử áp dụng cách này thì đúng là có hiệu quả.
Theo Lao động
Vô địch Đường lên đỉnh Olympia lên tiếng về câu hỏi sai Chiều 26/6, Thái Hoàng cho biết trước khi trả lời em giải đáp án là 5,666 nhưng trong thời gian quá ngắn và đề ra đã được ban cố vấn kiểm định nên Hoàng vẫn quyết định đưa ra con số làm tròn là 6. Dường như trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm nào cũng có "tai tiếng". Năm 2010, khi...