Đau vùng kín sau khi quan hệ: 20 nguyên nhân có thể gặp
Đau vùng kín trong và sau quan hệ có thể do vài nguyên nhân. Điều trị vấn đề này phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân.
Hình minh họa.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau vùng kín sau quan hệ cũng như là làm cách nào để giảm và phòng ngừa:
Thiếu chất bôi trơn
Một trong những nguyên nhân rất thường gặp gây đau vùng kín trong và sau quan hệ là thiếu chất bôi trơn. Thông thường, âm đạo sẽ tiết dịch nhờn để đáp ứng với các kích thích cũng như là một yếu tố làm sạch tại chỗ.
Tuy nhiên mặc dù cảm giác khô rát âm đạo thường hay gặp ở thời điểm mãn kinh,
Nhưng nếu nồng độ Estrogen thấp trong bất kì thời điểm nào trong độ tuổi sinh sản cũng có thể gây ra khó chịu này.
Sử dụng bao cao su (dạng có chất bôi trơn) hoặc sử dụng trực tiếp chất bôi trơn có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Thiếu cảm xúc
Trong một vài trường hợp người phụ nữ không cảm thấy sẵn sàng hoặc hứng thú với việc quan hệ tình dục, điều này làm họ không có được sự chuẩn bị đầy đủ.
Trong trường hợp này, đa số người phụ nữ cảm thấy không thoải mái hoặc đau trong và sau quan hệ.
Nồng độ Estrogen thấp
Nồng độ Estrogen thay đổi theo các biến động trong cuộc đời của người phụ nữ, chẳng hạn như dậy thì, mãn kinh hay mang thai.
Những thời điểm này có thể làm cho nồng độ Estrogen trong máu thấp, điều nay có thể gây ra các triệu chứng như đau khi quan hệ, bốc hỏa, mệt mỏi hoặc thay đổi tâm trạng.
Lựa chọn điều trị thường khá đa dạng trong đó có sử dụng nội tiết bổ sung.
Mãn kinh
Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ kết luận: Mãn kinh làm khô âm hộ âm đạo, làm thành âm đạo mỏng hơn cũng như nhỏ lại. Những thay đổi này làm giảm chất bôi trơn cũng như tính linh hoạt của vùng kín, dẫn tới đau khi quan hệ. Nên trao đổi với bác sĩ về những lựa chọn điều trị đồng thời sử dụng chất bôi trơn trong quá trình quan hệ.
Có tổn thương âm hộ, âm đạo trước đó
Những tổn thương đã có trên vùng kín làm cho việc quan hệ trở nên khá khó chịu, chẳng hạn như sau sinh thai to có thể để lại sẹo lớn ở vùng tầng sinh môn, dẫn tới hoạt động tình dục sau đó trở nên khó khăn cho người phụ nữ. Trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều trị vết sẹo này.
Dị ứng với Latex
Dị ứng với Latex có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát hoặc đau khi quan hệ có sử dụng bao cao su dạng Latex (thiên nhiên). Nếu như bạn gặp phải tình trạng dị ứng, bạn chỉ cần sử dụng dạng bao su từ hợp chất khác, chẳng hạn như cao su tổng hợp,
Các bệnh lý về da
Video đang HOT
Các bệnh lý về da, chẳng hạn như viêm da có thể làm cho da nức nẻ hoặc lở loét vùng gần âm hộ. Các tổn thương da này có thể làm đau trong và sau khi quan hệ. Đôi khi, điều bạn cần làm là tránh các yếu tố gây kích ứng da chẳng hạn như những sản phẩm để chăm sóc da, giặt tẩy hoặc kể cả một vài dạng chất bôi trơn.
Đau âm hộ – hội chứng Vulvodynia
Hội chứng Vulvodynia là tình trạng đau ở vùng âm hộ. Cơn đau có xu hướng nằm ở vị trí ngoài của âm đạo. Sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật có thể có hiệu quả để điều trị tình trạng này.
Nang buồng trứng
Nang buồng trứng có dạng túi thường chứa dịch bên trong hình thành trên buồng trứng. Tình trạng này có thể gây ra vài triệu chứng chẳng hạn như đau vùng chậu, đau khi quan hệ và tiểu khó.
Bác sĩ có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc nội tiết để làm giảm các khó chịu do nang buồng trứng gây ra. Ở những trường hợp nặng hơn, khi mà cơn đau do nang buồng trứng kéo dài và tăng dần lên, có thể cần phải phẫu thuật.
Co thắt âm đạo làm cho cơ ở giữa âm đạo và hậu môn co thắt một cách không tự chủ.
Điều này làm cho quá trình giao hợp trở nên khó khăn và đau cho người phụ nữ. Một vài lựa chọn điều trị cho tình trạng này bao gồm: vật lý trị liệu; bài tập thư giãn; sử dụng các phương pháp để làm giãn nở âm đạo; tâm lí trị liệu; một số thuốc.
Nhiễm vi khuẩn hay nấm gây ra tình trạng viêm âm đạo. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm: tiết dịch bất thường, ngứa và đau hạ vị. Khi chẩn đoán nhiễm khuẩn, các bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh hoặc kháng nấm trong trường hợp nhiễm nấm để điều trị.
Nhiều phụ nữ lại không có triệu chứng khi viêm âm đạo, những trường hợp này chỉ phát hiện được thông qua khám phụ khoa định kì. Vì vậy, mỗi năm bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất một lần.
Nhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểu xảy ra khi vi khuẩn từ vùng hậu môn hoặc ngoài da đi vào trong niệu đạo để lên tới bàng quang hoặc thận. Theo CDC Hoa Kỳ, nhiễm trùng tiểu có triệu chứng khá giống với một số bệnh lý lây qua đường tình dục (STIs).
Vì vậy, bạn nên khám bác sĩ nếu thấy có các triệu chứng chẳng hạn như: tiểu nhiều lần; đau hoặc nóng rát khi đi tiểu; tiểu ra máu.
Bác sĩ sẽ điều trị nhiễm trùng tiểu bằng kháng sinh sau khi chẩn đoán được bệnh thông qua xét nghiệm nước tiểu và khám bệnh.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là tình trạng mạn tính khiến thành bàng quang bị kích ứng và viêm. Một vài triệu chứng thường gặp bao gồm cảm thấy nặng vùng dưới hoặc đau xung quanh vùng xương mu hay bàng quang, đau khi quan hệ, tiểu nhiều lần,..
Điều trị thường chỉ có thể giúp giảm đau, khó có thể chữa được tình trạng bệnh. Những lựa chọn điều trị bao gồm thuốc, phẫu thuật và các bài tập hỗ trợ bàng quang.
Sa bàng quang
Các cơ và mô ở sàn chậu cung cấp sự nâng đỡ cho bàng quang. Theo thời gian hoặc khi có các chấn thương, các yếu tố nâng đỡ trở nên bị suy yếu làm cho bàng quang có thể sa vào ống âm đạo.
Mặc dù vài người có thể không biểu hiện bất kì dấu hiệu nào, đa số các trường hợp sẽ thấy đau ở âm đạo, nhiễm trùng tiểu hoặc đau khi quan hệ tình dục.
Điều trị bao gồm: phẫu thuật, sử dụng thuốc hoặc các phương pháp vật lý trị liệu để cải thiện cơ vùng sàn chậu.
Nhiễm Chlamydia
Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể bị bỏ sót ở nhiều người. Tuy nhiên, CDC chỉ ra rằng một vài triệu chứng có thể do Chlamydia gây ra như: nóng rát khi đi tiểu, tiết dịch âm đạo bất thường và đau khi giao hợp. Điều trị phù hợp ở tình trạng này là sử dụng kháng sinh.
Nhiễm Herpes
Herpes là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra các mụn nước vùng cơ quan sinh dục. Hiện chưa có biện pháp nào chữa khỏi Herpes. Tuy nhiên, một số thuốc có thể làm giảm số lượng và mức độ của đợt bùng phát bệnh.
Bệnh lậu
Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Không phải tất cả các trường hợp nhiễm bệnh đều có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu không điều trị lậu có thể gây ra các biến chứng khá nguy hiểm chẳng hạn như vô sinh.
Những triệu chứng thường gặp của nhiễm lậu bao gồm: tăng tiết dịch bất thường âm đạo; tiểu đau hoặc nóng rát; ra huyết âm đạo giữa chu kì; đau khi quan hệ.
Phương pháp điều trị được lựa chọn là sử dụng kháng sinh. Những trường hợp không được điều trị bằng kháng sinh, tình trạng viêm vùng chậu sẽ trở nên nặng hơn.
Tình trạng kháng thuốc càng trở nên phổ biến, điều này làm cho việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn. Nếu nhiễm trùng không đáp ứng với điều trị hoặc các triệu chứng không giảm, bạn cần phải khám bác sĩ sớm.
Bệnh Lichen xơ hóa
Đây là bệnh lý khá hiếm làm viêm vùng da quanh bộ phận sinh dục. Bệnh thường diễn ra trước tuổi dậy thì hoặc sau mãn kinh. Theo các tổ chức sản phụ khoa thì bệnh Lichen có thể gây ra đau, ngứa và nóng rát vùng âm đạo. Điều trị cần tích cực sử dụng Steroids để làm giảm sự xơ hóa tại chỗ.
Không có biện pháp nào để chữa khỏi bệnh này, chính vì vậy mà điều trị sẽ kéo dài suốt đời.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý mà mô giống trong nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh này bao gồm: đau trong và sau khi quan hệ; vô sinh; đau vùng chậu; ra huyết âm đạo bất thường; một số vấn đề về tiêu hóa.
Điều trị bao gồm: giảm đau, điều trị nội tiết hoặc phẫu thuật để loại bỏ mô nội mạc lạc chỗ.
Bị xâm hại tình dục trước đó
Ở những bệnh nhân bị xâm hại tình dục trước đó, thường sẽ cảm thấy đau khi quan hệ tình dục và điều này càng làm cho âm đạo trở nên căng hay co thắt hơn nữa. Trong trường hợp này, điều trị là tư vấn tâm lý kết hợp với những bài tập hỗ trợ sàn chậu để có thể làm giảm co thắt vùng chậu.
Ngay khi thấy đau trong và sau khi quan hệ mà không giảm kể cả khi bạn đã sử dụng chất bôi trơn hoặc 1 số biện pháp khác, bạn nên đi khám bác sĩ để có thể tìm ra được nguyên nhân của vấn đề. Cũng như khi bạn có các dấu hiệu như ngứa, nóng rát hay tiết dịch âm đạo có mùi hôi, tốt nhất bạn cũng nên đi khám bác sĩ.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây đau âm đạo sau khi quan hệ, để điều trị có hiệu quả hay có các biện pháp phòng ngừa bạn nên trao đổi cụ thể với bác sĩ.
Cây cối xay - Nhiều công dụng tuyệt vời
Cây cối xay là vị thuốc nam được dùng khá phổ biến. Rất nhiều bài thuốc kinh nghiệm từ cây cối xay cho hiệu quả điều trị tốt lại tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
Hình minh họa.
Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), cây cối xay còn có tên gọi khác là cây kim hoa thảo, cây nhĩ hương thảo, hay ma mãnh thảo. Đây là loại cây mọc thành bụi cao khoảng 1.5m và sống khá lâu năm. Toàn cây có một lớp lông tơ bao phủ. Lá hình tim, mềm, viền lá có răng cưa, bề rộng khoảng 10cm, mọc so le. Hoa màu vàng, 5 cánh to. Quả có 20 lá noãn. Mỗi lá có khoảng 3 hạt màu đen nhạt hình như quả thận. Nhìn bên ngoài quả trông như hình cối xay nên dân gian gọi tên là cây cối xay.
Cây cối xay là vị thuốc nam khá đặc trưng của tỉnh Hòa Bình. Chúng mọc rất nhiều ở ven các sườn đồi, thậm chí cả ven đường. Ở các nước châu Á khác cũng có cây cối xay như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ...
Bộ phận dùng cây cối xay làm thuốc là lá, thân, rễ và quả. Trong y học cổ truyền, cây vị ngọt nhẹ, tính bình hòa. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, lợi tiểu...
Cây cối xay chữa sỏi thận
Cơ chế hình thành sỏi thận - tiết niệu đến nay vẫn còn chưa rõ ràng. Nhiều thuyết ra đời tuy nhiên chưa nhận được sự đồng thuận cao của các chuyên gia. Tuy vậy có 4 yếu tố được xem là góp phần hình thành sỏi trong hệ thống tiết niệu:
- Tình trạng bão hòa các chất hòa tan trong nước tiểu.
- Tình trạng giảm nồng độ các chất ức chế kết tinh các tinh thể trong nước tiểu hoặc sự tăng các chất hoạt hóa kết tinh tinh thể.
- Thể tích nước tiểu giảm.
- pH nước tiểu kiềm hoặc acid. Bình thường pH nước tiểu nằm trong khoảng từ 5 - 9. Tức là xoay xung quanh vùng trung tính.
Cây cối xay chữa sỏi thận nhờ vào tác dụng lợi tiểu làm tăng số lượng nước tiểu. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng cho sỏi thận kích thước nhỏ, chưa có gây ra các biến chứng như tiểu máu, nhiễm trùng đường tiểu, viêm thận...
Dùng lá, hoa, quả cây cối xay đã phơi khô đem nấu nước uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng khoảng 40g cây cối xay đun với 1.5 lít nước. Đun uống thay nước hàng ngày. Lưu ý mỗi ngày không uống quá 2 lít. Và nên kiên trì dùng trong 2 tháng.
Cây cối xay chữa ù tai
Ù tai thường được chia làm 2 loại theo âm thanh là ù tai âm cao (tiếng ve kêu) và ù tai âm trầm (tiếng cối xay lúa). Cây cối xay đúng theo tên gọi, có khả năng cải thiện thính lực trong các trường hợp ù tai âm trầm. Đối với các trường hợp ù tai âm cao cũng có thể dùng được nhưng hiệu quả không cao bằng ù tai âm trầm.
Cối xay 30g quả hoặc 60g toàn cây nấu cùng thịt lợn nạc, ăn cả nước và cái. Có thể ăn cùng với cơm. Dùng liên tục trong 2 tuần sẽ có hiệu quả
Cách dùng cây cối xay chữa trĩ
200g cây cối xay khô, cho 4 bát nước (loại bát con ăn cơm) sắc đặc lấy 1 bát. Uống hết phần nước sau ăn, ngày uống 1 lần. Phần bã đun lên với nước để ngâm hậu môn. Lúc nước ngâm còn nóng thì xông hậu môn, lúc ấm thì ngâm độ 10 phút rồi rửa hậu môn. Việc xông và ngâm hậu môn nên thực hiện 3 - 4lần/ngày.
Cây cối xay chữa phù thũng
8g lá cối xay và 12g rễ thóc lép cho vào 300ml nước, đun sôi trong 30 phút. Chia ngày uống 3 lần hoặc dùng 30g lá cối xay với 16g ích mẫu nấu với 300ml nước lấy 150ml chia 3 lần uống trong ngày.
Điều trị chứng tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ít, nước tiểu sậm màu trong viêm đường tiết niệu
30g cây cối xay, 20g rễ cây tranh, 12g râu ngô, 20g bông mã đề, 12g rau má, 8g cỏ mần trầu. Tất cả đun với 1 lít nước, sắc còn 350ml đem chia làm 2 lần uống trong ngày trước ăn. Thông thường dùng trong vòng 10 ngày sẽ hết triệu chứng của bệnh.
Chữa chứng vàng da trong các bệnh viêm gan
Kết hợp nhân trần và cây cối xay mỗi loại 30g, sắc nước uống trong ngày thay trà. Dùng trong 1 tháng sẽ có cải thiện nhiều.
Hỗ trợ trong điều trị các bệnh cơ xương khớp
5g lá cối xay khô, 5g rễ cây xấu hổ, 3g rễ cỏ xước, 3g rễ gấc, 3g lá lốt, sắc nước uống thay trà hàng ngày. Dùng trong 1 tháng các triệu chứng đau nhức do viêm xương khớp gây ra sẽ được cải thiện.
Lưu ý: Bởi tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu nên những người có tình trạng sức khỏe sau không nên dùng cây cối xay: thận hư tiểu nhiều trong ngày, nước tiểu trong, dài; Đại tiện phân lỏng nát, tiêu chảy...; Phụ nữ mang thai.
Mặc dù cây cối xay có nhiều lợi ích với sức khỏe tuy nhiên trước khi sử dụng cây cối xay để chữa bệnh bạn vẫn nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ y học cổ truyền. Không nên tự ý sử dụng tại nhà. Mỗi bệnh sẽ có nhiều thể bệnh, thêm vào đó bạn có thể mắc nhiều bệnh cùng lúc. Do đó, cần sự hướng dẫn từ các chuyên gia để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn do dược liệu gây ra.
Sử dụng nội tiết tố nam để chuyển giới khiến bụng lớn nhanh như thổi Không mang thai nhưng bụng của người phụ nữ lớn nhanh khiến việc đi lại, ăn uống trở nên khó khăn hơn bình thường. Khối u nặng 2,7 kg được lây ra từ bụng người phụ nữ Người phụ nữ 30 tuổi vào Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) sau khi thấy bụng mình sao lớn nhanh như thổi. Chỉ trong vòng 4-5...