Đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN tăng giữa Covid-19
ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ba quý đầu năm, với đầu tư tăng mạnh bất chấp dịch bệnh bùng phát toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chiều nay đồng chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 23, sự kiện trong chuỗi các hội nghị cấp cao của ASEAN diễn ra tại Hà Nội ngày 12-15/11.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết hội nghị nhằm xác định phương hướng hợp tác và phối hợp giữa ASEAN và Trung Quốc để cùng nhau vượt qua thử thách, đẩy lùi nguy cơ dịch bệnh, giữ gìn môi trường ổn định chung để cùng khôi phục và phát triển. Trung Quốc đã là đối tác đầu tiên trao đổi và phối hợp với ASEAN về hợp tác ứng phó Covid-19, cùng ASEAN triển khai nhiều hoạt động về chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ nâng cao năng lực y tế dự phòng trong phòng chống Covid-19.
Các hoạt động hợp tác ASEAN – Trung Quốc vẫn được tiến hành theo kế hoạch dưới hình thức linh hoạt dù gặp thách thức bởi đại dịch. Trao đổi thương mại giữa các nước ASEAN và Trung Quốc tiếp tục được duy trì ổn định.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu mở đầu hội nghị ASEAN – Trung Quốc chiều 12/11. Ảnh: Vũ Anh .
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh trong ba quý đầu năm nay và đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN đã tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
“Về tương lai, Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với các nước ASEAN, hướng tới phát triển hòa bình, nhằm đề cao hòa bình và ổn định trong khu vực”, ông Lý nói.
Tính đến hết năm 2018, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong 9 năm liên tiếp, còn ASEAN đã lần đầu vượt Mỹ và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc kể từ năm 1997, theo China Daily.
Hãng thông tấn Xinhua hôm 3/11 dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Đặng Tích Quân cho biết thương mại hai chiều đạt 481,8 tỷ USD trong ba quý đầu năm 2020, chiếm một phần bảy giá trị thương mại quốc tế của Trung Quốc. Ông cũng khẳng định ASEAN tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh trong nửa đầu năm 2020.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết ASEAN là ưu tiên cao trong chính sách láng giềng của Trung Quốc, cam kết tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực. Trung Quốc cũng cam kết phối hợp chặt chẽ với ASEAN nâng cao năng lực dự phòng ứng phó dịch bệnh, giảm thiểu tác động về kinh tế xã hội của dịch bệnh, hỗ trợ phục hồi và phát triển bền vững.
Trung Quốc khẳng định phối hợp chặt chẽ với ASEAN trong nỗ lực nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng ngừa, thuốc điều trị Covid-19, xem xét tích cực hỗ trợ người dân các nước ASEAN được tiếp cận rộng rãi với vaccine. Trung Quốc cũng tuyên bố hỗ trợ một triệu USD cho Quỹ ASEAN Ứng phó Covid-19.
Lãnh đạo các bên chia sẻ tầm quan trọng của xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác, khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về đề cao thượng tôn pháp luật, tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan diễn là hội nghị cấp cao cuối cùng và quan trọng nhất trong năm Việt Nam làm chủ tịch. Ngoài Trung Quốc, ASEAN hôm nay cũng tổ chức các hội nghị cấp cao với những đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Hội nghị Cấp cao Mekong với các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc cùng hội nghị hợp tác Campuchia – Lào – Việt Nam và Tam giác phát triển diễn ra trong ngày mai. Cấp cao Đông Á và hội nghị ASEAN với các đối tác Mỹ, Australia, New Zealand, Liên Hợp Quốc, Hội nghị Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) diễn ra trong hai ngày cuối.
Dư luận Trung - Nhật về Hội nghị ASEAN+3 ứng phó với dịch Covid-19
Trung Quốc và Nhật Bản đánh giá cao tầm quan trọng của Hội nghị cấp cao trực tuyến ASEAN 3 nhằm ứng phó với dịch Covid-19 do Việt Nam chủ trì.
Trung Quốc đánh giá cao tầm quan trọng của Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN 3 về ứng phó dịch bệnh Covid-19 mà minh chứng rõ nhất là qua việc Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tham dự Hội nghị do Việt Nam chủ trì này.
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Reuters
Trung Quốc cho rằng, đây là một kỳ hội nghị quan trọng về đối phó với dịch bệnh giữa các quốc gia Đông Á tiếp sau Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt G20 về ứng phó dịch Covid-19. Hội nghị đã cho thấy quyết tâm và mong muốn của các nước Đông Á trong việc chung tay chống lại dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển kinh tế của khu vực.
Trung Quốc cũng đánh giá cao hợp tác phòng chống dịch với ASEAN, cho rằng hai bên đã gặt hái được nhiều thành quả tích cực. Điều này thể hiện qua việc các nước ASEAN đã nhanh chóng ủng hộ, quyên góp vật tư y tế viện trợ cho Trung Quốc khi dịch Covid-19 bùng phát tại nước này, cũng như việc Trung Quốc cử chuyên gia y tế, cung cấp thiết bị vật tư chống dịch, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm điều trị Covid-19 với các quốc gia ASEAN sau khi tình hình dịch bệnh tại nước này tạm lắng xuống. Trung Quốc cho rằng, điều này đã cho thấy tinh thần tương trợ lẫn nhau cùng vượt qua khó khăn giữa hai bên. Thậm chí có chuyên gia Trung Quốc gọi hợp tác giữa hai bên là "hình mẫu" trong đối phó với dịch Covid-19.
Một điểm sáng nữa trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc thời đại dịch được nước này quan tâm là hợp tác thương mại giữa hai bên vẫn phát triển dù kim ngạch thương mại của Trung Quốc giảm mạnh do chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh.
Theo số liệu thống kê mới nhất Trung Quốc vừa công bố sáng nay, trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc giảm 6,4% trong quý I, thương mại của nước này với các đối tác chủ chốt, như EU, Mỹ, Nhật đều giảm mạnh từ 8-18% - một điều hiếm thấy trong nhiều năm qua, thì với ASEAN thương mại song phương vẫn tăng trên 6%. Với kết quả này, ASEAN lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc. Như vậy, ASEAN đã mất 16 năm để soán ngôi đầu của EU và trước đó phải mất 22 năm mới thay thế được Mỹ khi trở thành đối tác thứ 2 của nước này vào năm ngoái.
Dư luận Trung Quốc gọi đây là cú "lội ngược dịch" trong hợp tác kinh tế thương mại với ASEAN. Nguyên nhân được lý giải là trong khi cùng đối phó với dịch bệnh, hai bên vẫn nỗ lực thúc đẩy hợp tác và duy trì các hoạt động thương mại song phương.
Trung Quốc cho rằng, bên cạnh hàng loạt các giải pháp đồng bộ về tài chính, thuế quan và tiền tệ... hỗ trợ nền kinh tế, nếu những biện pháp chống dịch được thực thi hiệu quả, rất có thể sẽ có một số quốc gia ASEAN sớm vượt qua được dịch bệnh. Trong thời gian tới, Trung Quốc hy vọng hai bên có thể mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế số, như thương mại điện tử, hỗ trợ y tế từ xa, trao đổi thương mại vật tư y tế online...., bởi đây cũng là chủ đề hợp tác kinh tế của 2 bên trong năm nay.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu tại cuộc họp báo sáng nay (14/4) đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam với tư cách là Chủ tịch ASEAN đã chủ động, kêu gọi, tổ chức Hội nghị lần này. Nhật Bản gần đây đã tham gia hội đàm trực tuyến với lãnh đạo Nhóm G7, G20, và lần này sẽ đưa ra những ý kiến tích cực nhằm đối phó với sự lây lan của dịch Covid-19, tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp hành động trong các chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế các nước, hỗ trợ kinh tế các nước đang phát triển bao gồm các nước ASEAN.
Ông Asano Katsuhito, nguyên Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cho rằng, những biện pháp của chính phủ Việt Nam mà đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc chiến đấu với dịch Covid-19 thực sự là hình mẫu của các nước khác. Do đó, cộng thêm tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cùng các nước liên quan trong đó có Nhật Bản ngoài việc đưa ra thể chế chung ứng phó dịch Covid-19, nên đưa chính sách hợp tác chung trong việc hỗ trợ các khu vực khác, ví dụ như Châu Phi khi có dịch bùng phát. Điều này, sẽ giúp Việt Nam, các nước ASEAN tăng cường ảnh hưởng đối với cộng đồng quốc tế khi có vấn đề toàn cầu xảy ra.
Nhiều hãng truyền thông lớn như Kyodo, Jiji, Sankei... đều đăng tin, bài về Hội nghị cao cấp đặc biệt trực tuyến ASEAN và Hội nghị cao cấp đặc biệt ASEAN 3. Trong đó, nhấn mạnh vai trò Chủ tịch của Việt Nam và sáng kiến tập trung thảo luận về tình hình dịch Covid-19, hợp tác, liên kết giữa các bên liên quan nhằm đẩy lùi dịch, khôi phục kinh tế sau dịch. Riêng Nhật Bản cam kết sẽ hỗ trợ hết sức có thể cho các nước ASEAN, trong đó cung cấp miễn phí khẩu trang, thuốc chống cúm mới Avigan... đồng thời xem xét gói hỗ trợ sau dịch./.
Bích Thuận, Bùi Hùng
Thủ tướng Trung Quốc sẽ dự các hội nghị cấp cao hợp tác Đông Á Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/11 cho biết, Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường sẽ tham gia các hội nghị cấp cao hợp tác Đông Á từ ngày 12-15/11 bằng hình thức trực tuyến. Theo thông cáo vừa được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân công bố, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ tham...