Đậu phụ “bốc mùi” bên kia biên giới, dân Hà thành nháo nhác tìm mua
Món đậu phụ bốc mùi hay còn gọi là đậu phụ thối Trung Quốc đang là món ăn được dân Hà thành săn lùng ráo riết. Do lượng đơn quá tải, nhiều cửa hàng còn phải đóng cửa, từ chối bớt khách.
Gần 1 tuần nay, quán nhà chị Nguyễn Hà (Hà Đông, Hà Nội) lúc nào cũng trong quá tải đơn hàng đặt đậu phụ thối. Trung bình mỗi ngày, chị bán ra thị trường từ 60 – 80 bìa, hôm nhiềucó thể lên tới 150 bìa. Giá cho mỗi bìa đậu phụ thối dao động từ 6.000 – 7.000 đồng, cao gấp 2 lần giá đậu phụ ta.
Đậu phụ thối có giá 6.000 – 7.000 đồng/bìa
Chị Hà cho biết, đậu phụ thối vốn là đặc sản ở Trung Quốc, chúng có màu vàng, mùi hơi thối thum thủm nên có tên gọi như vậy. Đậu phụ này không ăn ngay mà thường để ngấu, lên men rồi mới mang đi chế biến.
“Đậu này tôi phải nhập từ Côn Minh (Trung Quốc) chứ ở Việt Nam ít ai làm được. Hàng bên này chất lượng, ăn miếng nào ra miếng đấy, chuẩn vị bản gốc. Khách nhà tôi ai cũng đều mê mệt món này” – chị nói.
Món ăn hay được rán hoặc chiên giòn để chấm tương ớt
Ngoài ra, chị Hà còn thông tin, sau khi nhập về, đậu phụ thối sẽ được chị cất vào ngăn mát tủ lạnh, ai hỏi mới lấy ra để bán. Thời gian bảo quản của đậu khá dài từ 7 – 10 ngày, nếu bảo quản tốt thì có thể giữ được trong 15 ngày.
“Mỗi tháng, nhà tôi chỉ nhập hàng 1- 2 lần và lấy số lượng có hạn nên khách mua đều phải gọi điện, đặt trước. Hàng về đến đâu là khách qua nhà lấy ngay đến đấy, tôi không phải mất công đi giao, vận chuyển. Vì mọi người ăn quen cả năm nay rồi nên tin tưởng, biết rõ chất lượng đậu thế nào” – chị kể.
Video đang HOT
Nhiều tiểu thương còn rao bán cả loại đậu phụ thối ăn liền, đóng túi sẵn
Tương tự, chị Trần Linh (Nam Từ Liên, Hà Nội) đã bán hết veo 100 bìa đậu phụ thối với giá 6.000 đồng/bìa sau 30 phút rao bán trên chợ mạng,
Lý giải về cơn sốt đậu phụ thối tràn về Việt Nam, chị Linh cho biết: “Ai mới ăn thì hơi bỡ ngỡ nhưng ăn rồi thì nghiện, vì khi nấu lên sẽ giảm mùi, không còn nồng nặc nữa. So với đậu phụ ta, đậu phụ thối có màu sẫm hơn vì được lên men, vỏ ngoài hơi sần một chút, bên trong lõi đậu mềm. Rất phù hợp với việc chiên giòn, nướng, ăn kèm củ quả trong mùa lạnh”.
Cũng theo chị Linh, đậu phụ thối có nhiều loại, nhiều cấp độ mùi khác nhau. Như khi nhập về Việt Nam, chị thường chọn dòng ít mùi, dễ ăn để phù hợp với nhiều thực khách.
Đậu phụ thối đóng túi được rao bán rầm rộ trên sàn thương mại điện tử
Từng là một du học sinh Trung Quốc, anh Vũ Hải (Long Biên, Hà Nội) cho biết, cứ đến mùa lạnh là anh lại săn lùng khắp nơi tìm mua đậu phụ thối. Anh thường chiên phồng đậu, để ráo mỡ rồi chấm ăn trực tiếp với tương ớt hoặc xì dầu.
“Hồi mới về nước, tôi thèm món đậu này khủng khiếp, tìm khắp nơi mà không mua được, có lần phải nhờ bạn mua hộ, chuyển về. Nhưng may thay, 2 – 3 năm gần đây, nhiều cửa hàng đã cho nhập món này về bán. Thế nên, mỗi lần ra tiệm, tôi đều mua cả chục bìa bỏ tủ lạnh dự trữ, ăn cả tuần” – anh kể.
Món bánh nhà nghèo "lên đời" thành đặc sản hút khách Hà thành, ngày bán 500 chiếc
Với giá từ 2.000-5.000 đồng/chiếc, bánh sắn nước cốt dừa nướng đang trở thành món ăn vặt thu hút đông đảo chị em khi tiết trời se lạnh.
Nhắc đến sắn, mọi người thường nghĩ ngay đến loại củ dân dã được trồng ở các vùng trung du, miền núi, đặc trưng của làng quê Việt Nam, nhất là những ngày nghèo khó phải ăn "sắn độn cơm" qua ngày.
Thế nhưng, vài năm trở lại đây, món bánh sắn lại trở thành món ăn vặt yêu thích, có mặt khắp phố phường Hà Nội, nhất là những đoạn đường gần các trường Đại học hay khu văn phòng.
Dạo quanh các cổng trường Đại học, không khó để bắt gặp những chiếc xe bán bánh sắn nước cốt dừa nướng bị bao vây bởi hàng chục sinh viên chờ mua bánh.
Chỉ với 1 chiếc xe đạp hoặc xe máy, để phía trên là chiếc tủ kính nhỏ, chứa hàng trăm chiếc bánh; 1 chiếc khay nhôm đựng than củi; 1 chiếc quạt nan... hàng bánh sắn nướng lại trở nên có sức hút hơn bao giờ hết.
Hình ảnh chiếc xe bán bánh sắn như thế này dần trở nên quen thuộc tại những con phố có đông học sinh, sinh viên qua lại ở Hà Nội.
Vừa nhanh tay trở những chiếc bánh sắn nước cốt dừa đang nướng trên bếp than đỏ rực, ông Nguyễn Văn Long - người bán bánh sắn tại phố Vọng (Hai bà Trưng, Hà Nội) cho hay, công việc này gắn bó với ông suốt hơn 3 năm nay và trở thành nguồn thu nhập chính cho cả gia đình.
"Quê tôi ở Thanh Hóa, ngày trước, tôi làm món bánh sắn nướng này đứng bán ở cổng trường cấp 3 ở quê nhưng từ khi đứa con trai út học Đại học trên này, tôi cũng lên theo, vừa để gần con vừa bán hàng", ông Long nói.
Theo ông Long, mới đầu chưa quen còn ít khách, mỗi ngày ông chỉ bán được từ 100-200 chiếc nhưng dần dần nhiều người ăn quen lại giới thiệu cho bạn bè đến mua, có ngày ông bán được cả 500-600 chiếc. Khách đông, ông phải gọi cả vợ mình lên phụ.
Bánh sắn nướng thường được làm từ những củ sắn tươi ngon nhất.
Để làm nên chiếc bánh sắn nướng phải trải qua rất nhiều công đoạn. Sắn sau khi mua về được bỏ vỏ, ngâm qua nước muối cho hết nhựa rồi luộc chín, giã nhuyễn, trộn với nước cốt dừa, dừa bào sợi và thêm 1 chút đường cho dễ ăn rồi cho vào khuôn nướng sơ qua.
"Để sắn ngon phải chọn giống sắn không bị đắng, khi luộc thêm vài hạt muối trắng cho đậm vị. Hơn nữa, bánh sắn làm ra phải bán hết trong ngày nên làm vừa đủ bán. Mỗi chiếc bánh sắn tôi bán có 2.500 đồng, chỉ lãi tí ti thôi nên đông người ăn lắm. Có ngày bán chạy, đứng cổng trường từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều là hết veo 500-600 chiếc, nhưng có những hôm mưa gió, đứng đến khuya vẫn còn quá nửa", ông Long chia sẻ.
Công cụ thô sơ, nguyên liệu làm nên bánh sắn cũng rất đơn giản nhưng lại được nhiều người yêu thích.
Xếp hàng dài chờ mua bánh sắn nướng, chị Hồng Cảnh (trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, hầu như tuần nào đi qua chị cũng phải ghé vào mua mỗi lần cả chục chiếc về ăn.
Theo chị Cảnh, quê chị trước kia nghèo lắm, đất đồi núi, cằn cỗi toàn sỏi đá, chỉ cây sắn là sống được nên các món từ củ sắn đã nuôi lớn chị em chị trưởng thành.
"Tôi nhớ cứ đến tháng 9, tháng 10 khi thu hoạch sắn là ngày nào trên bếp cũng có 1 nồi sắn luộc ăn độn cơm. Ăn chán lại lấy sắn luộc mang ra giã nát rồi nặn thành những chiếc bánh dèn dẹt, cho lên chiếc chảo không mỡ, không dầu để rán ăn. Hết mùa lại mang sắn thái lát, phơi khô ra luộc ăn hoặc nghiền thành bột nặn thành bánh sắn ăn chống đói. Ra thành phố rồi, thấy bánh sắn bán đầy đường cảm thấy rất hào hứng", chị Cảnh chia sẻ.
Bánh sắn nước cốt dừa nướng trở thành món ăn vặt được yêu thích tại Hà Nội.
Cũng đứng chờ mua bánh sắn nướng, chị Phạm Thị Cúc (trú tại Đống Đa, Hà Nội) cho biết, mấy chị em cùng công ty chị rất ghiền món này bởi vừa lạ vừa quen, ăn không bị ngán như một số đồ ăn vặt khác. Buổi chiều tan tầm, trời lành lạnh, ăn miếng bánh sắn thấy rất ấm bụng.
"Ngày xưa nhắc đến sắn là ngán bởi ngày nào cũng ăn quá nhiều nhưng giờ, kinh tế phát triển, đủ các món sơn hào hải vị thì tôi lại thèm bánh sắn nướng. Giờ họ làm bán cho thêm nước cốt dừa và dừa tươi bào sợi nên cảm giác cũng ngon hơn", chị Cúc bày tỏ.
Kinh tế phát triển, không còn những ngày ăn cơm độn sắn hay ăn sắn thay cơm cho no bụng, diện tích trồng sắn cũng ngày càng thu hẹp hơn do giá trị kinh tế từ củ sắn mang lại không cao bằng các loại cây trồng khác.
Thế nhưng, món bánh sắn nướng "nhà nghèo" ngày nào như mang lại một điều gì đó đậm chất quê giữa phố phường Hà Nội. Hơn nữa, nhờ công việc bán bánh sắn nướng đặc biệt này, những người lao động nghèo giữa Thủ đô có thêm cơ hội làm ra thu nhập để cải thiện cuộc sống.
Táo mèo giá rẻ bán la liệt vỉa hè, dân Hà thành gom mua cả chục cân Chỉ từ 15.000 - 20.000 đồng là thượng khách có thể mua được 1 cân táo mèo tươi được quảng cáo là đặc sản Tây Bắc. Tranh thủ giá rẻ, nhiều người Hà Nội còn mua gom cả chục cân về ăn dần. Dọc các tuyến đường ở Hà Nội như Tố Hữu, Mai Dịch, Cầu Diễn, táo mèo tươi được bày bán...