Đậu phộng được ví như “hạt trường sinh”, ăn thường xuyên rất tốt nhưng 3 nhóm người này tuyệt nhiên cần tránh
Loại hạt này có rất nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là đối với sức khỏe tim mạch, những người trung niên và cao tuổi nên ăn thường xuyên.
Từ lâu đậu phộng được biến đến là loại hạt dễ ăn, dù là sấy khô hay ăn tươi cũng đều có mùi vị rất ngon. Công dụng của đậu phộng có rất nhiều, nếu biết cách tận dụng những lợi ích của nó, thường xuyên ăn với lượng vừa phải, bạn sẽ nhận thấy sức khỏe của mình cải thiện đáng kể.
Tại sao đậu phộng được ví như “hạt trường sinh”?
Lý giải cho điều này, người ta nhận ra đậu phộng rất giàu axit béo không bão hòa, protein thực vật, chất xơ, polyphenol và các chất khác. Tuy nhiên, một số người lo lắng rằng, hàm lượng chất béo trong đậu phộng quá cao, nếu ăn nhiều sẽ bị thừa cân, ảnh hưởng xấu đến các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Một nghiên cứu trên 224 tình nguyện viên mắc hội chứng chuyển hóa hoặc có nguy cơ cao cho thấy, nhóm ăn 28g đậu phộng mỗi ngày với nhóm không ăn, tỷ lệ đảo ngược hội chứng chuyển hóa giảm 2 lần.
Hơn nữa, sau 12 tuần nghiên cứu, cân nặng của các tình nguyện viên trong nhóm ăn đậu phộng thấp hơn đáng kể so với trước khi ăn. Do đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, ăn đậu phộng ở mức độ vừa phải sẽ không làm tăng cân mà còn có thể giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, lớp vỏ của đậu phộng có chứa OPC-B2, một cơ chế chống ung thư gan mới, có thể ức chế sự tăng sinh, chuyển hóa và phát triển của tế bào ung thư gan. Điều này mang đến một tin mừng về các phương pháp điều trị tiềm năng đối với bệnh ung thư gan.
4 công dụng của đậu phộng đối với sức khỏe con người
Đậu phộng rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein và axit béo không no cao hơn cả trứng, được ví như “thịt động vật”. Tuy nhiên, quá nhiều dinh dưỡng cũng là một vấn đề. Vì hàm lượng chất béo trong đậu phộng cao tới 40%, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn khoảng 30 hạt đậu phộng mỗi ngày.
Nhìn chung, lợi ích của việc ăn đậu phộng điều độ bao gồm những khía cạnh sau:
Ăn đậu phộng điều độ sẽ nhận được nhiều lợi ích.
Video đang HOT
1. Phòng ngừa các bệnh tim mạch, mạch máu não
Đậu phộng rất giàu vitamin E, axit béo không bão hòa, có thể ức chế sự bài tiết và làm giảm mức độ chất béo trung tính trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, mạch máu não như xơ cứng động mạch, đột quỵ.
2. Cải thiện trí thông minh
Công dụng của đậu phộng còn có thể giúp bạn cải thiện IQ. Các axit béo không bão hòa trong đậu phộng có lợi cho sự phát triển trí thông minh. Ngoài ra, lysine, axit glutamic và axit aspartic cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não.
3. Ổn định lượng đường trong máu
Đậu phộng rất giàu protein và axit béo không no, hàm lượng dinh dưỡng tương đương với thịt đỏ. Tuy nhiên ăn quá nhiều thịt đỏ không có lợi cho sự ổn định của đường huyết. Vì vậy, ăn một ít đậu phộng có thể thay thế thịt đỏ, giúp tăng cảm giác no, trì hoãn sự hấp thụ carbohydrate và ngăn chặn sự gia tăng đột ngột của lượng đường trong máu.
4. Hỗ trợ đẩy lùi hội chứng chuyển hóa
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc thay thế thực phẩm thiết yếu bằng một lượng đậu phộng thích hợp, không chỉ có thể giảm cân mà còn đẩy lùi hội chứng chuyển hóa, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.
3 loại người nên ăn ít đậu phộng
Công dụng của đậu phộng có rất nhiều nhưng có 3 nhóm người cần chú ý.
1. Bệnh nhân tăng lipid máu
Đậu phộng có hàm lượng chất béo và calo cao, không phù hợp với bệnh nhân tăng lipid máu đang cần kiểm soát axit béo bão hòa và cholesterol.
2. Bệnh nhân gút
Bệnh nhân gút nên tránh ăn những thức ăn chứa nhiều purin. Hàm lượng purin và chất béo trong đậu phộng cao không có lợi cho quá trình đào thải axit uric.
3. Người đã cắt túi mật
Sau khi cắt túi mật, mật sẽ không thể dự trữ được, khả năng tiêu hóa và hấp thụ sẽ giảm sút, trong khi đó đậu phộng là loại hạt không dễ tiêu hóa.
Lưu ý: Khi ăn đậu phộng cần chú ý những điều này
Đậu phộng có hàm lượng tinh bột cao, trong khi đó chất aflatoxin hầu như ẩn trong các loại thực phẩm giàu tinh bột. Aflatoxin là một loại chất gây ung thư, độc tính gấp 68 lần asen, ăn một lượng ít sẽ gây ngộ độc, ăn nhiều sẽ gây tử vong. Ngoài ra, aflatoxin có độc tính mạnh đối với gan và là một yếu tố nguy cơ quan trọng của ung thư gan. Do đó, không được ăn đậu phộng bị mốc, bơ đậu phộng kém chất lượng, nó tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc aflatoxin cao.
4 cách ăn dưa chuột sai lầm mà nhiều người vẫn làm, không cẩn thận có thể gây tiêu chảy, thậm chí ngộ độc, ung thư
Ăn dưa chuột mùa hè giúp làm mát cơ thể rất tốt bởi nó chứa nhiều nước, có tính lạnh. Tuy nhiên, có 4 cách ăn dưa chuột sai lầm, có thể gây tiêu chảy mà chắc chắn nhà nào cũng sẽ mắc phải ít nhất 1 cái.
Dưa chuột là một loại rau chúng ta thường ăn trong cuộc sống, vì hương vị thơm ngon nên rất được các bạn nữ và trẻ nhỏ ưa chuộng.
Thực tế, dưa leo không chỉ ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Ăn dưa chuột thường xuyên giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết khác nhau cho cơ thể con người, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường trí não và làm dịu thần kinh.
Dưa chuột tuy tốt như vậy nhưng chúng ta phải chú ý cách ăn, nếu ăn không đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ em.
1. Dưa chuột ăn cùng đậu phộng (lạc)
Cả dưa chuột và đậu phộng đều là những món ngon yêu thích của nhiều người. Mỗi loại đều có chứa nhiều chất bổ khác nhau nhưng tựu trung là giá trị dinh dưỡng của chúng rất cao.
Tuy nhiên, chúng không thể được ăn cùng nhau. Điều này là bởi dưa chuột có tính lạnh nên nó thường được ăn sống. Còn đậu phộng lại rất giàu chất béo. Nói một cách đơn giản, nếu thức ăn lạnh và thức ăn giàu chất béo gặp nhau sẽ dễ gây ra triệu chứng tiêu chảy.
2. Ăn nhiều dưa chuột muối chua
Cũng giống tất cả các loại rau quả muối chua khác, một lượng lớn nitrit dễ được hình thành trong quá trình ngâm dưa chuột muối chua.
Vì dưa chuột muối chua có vị giòn, chua ngọt, ngon miệng, rất đưa cơm nên không tránh khỏi mọi người sẽ ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Điều này là không tốt cho sức khỏe của bạn, bởi nitrit sau khi vào cơ thể có thể phản ứng biến đổi thành nitrosamine - chất dễ gây ung thư được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo từ lâu. Do đó, tốt nhất bạn nên ăn ít dưa chuột theo cách này.
3. Bỏ đầu, bỏ đuôi dưa chuột
Thông thường, khi ăn dưa chuột, vỏ có thể không cần gọt nhưng nhất định mọi người sẽ bỏ đi phần đầu và đuôi của quả. Điều này là do ở 2 phần này có vị đắng khá khó ăn.
Tuy nhiên, nếu đứng trên cơ sở phân tích khoa học, vị đắng trên không chỉ giúp tăng cường nhu động đường ruột của con người, giúp tiêu hóa tốt mà còn có tác dụng phòng chống bệnh cúm. Ngoài ra, các thí nghiệm trên động vật cho thấy chất này còn có thể ngăn ngừa sự hình thành của các khối u một cách rõ rệt.
4. Ăn dưa chuột với các loại rau có hàm lượng vitamin C cao
Trong cuộc sống, nhiều người thích ăn dưa chuột với cà chua, súp lơ, ớt... hoặc các loại rau có hàm lượng vitamin C cao khác. Tuy nhiên, khi ăn như vậy, enzym có trong dưa chuột sẽ phá hủy nghiêm trọng vitamin C trong rau củ quả. Do đó, lượng vitamin C mà cơ thể hấp thụ được gần như bằng 0, rất lãng phí chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, một số thông tin cho rằng việc ăn kết hợp trên cũng có thể sinh ra những chất mà cơ thể con người không dễ hấp thụ, gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This
Chị em khéo ăn những loại thực phẩm này sẽ tăng hiệu quả phòng ngừa bệnh tuyến vú Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng duy trì sự tươi trẻ và khỏe mạnh. Đặc biệt, chị em nên ăn 6 loại thực phẩm này để phòng ngừa bệnh tuyến vú thường gặp. 3 loại bệnh tuyến vú phổ biến mà phụ nữ dễ mắc phải Tăng sinh tuyến vú Đây là một loại bệnh chủ yếu do rối loạn...