Đau ngực là do bệnh ở dạ dày?
Khi đói đau dưới mõm tim, uống thuốc thì đỡ hơn nhưng chưa hết hẳn, tôi thấy nhiều trường hợp bị đau vùng thượng vị sao tôi lại đau ngực?
Kính thưa BS,
Cách đây nửa tháng tôi bị đau vùng dưới mõm tim, tim đập nhanh, khó thở, nhập viện BS chẩn đoán viêm dạ dày, nội soi kết quả hang môn vị bị xung huyết mức độ trung bình/ HP ( ).
Tôi điều trị HP theo phác đồ BS được 2 tuần, hiện điều trị triệu chứng.
Khi đói lại đau, nhưng đau dưới mõm tim, sau đó lan ra phía sau vai và mỏi cánh tay. Uống thuốc thì đỡ hơn nhưng chưa hết hẳn, tôi thấy nhiều trường hợp bị đau vùng thượng vị sao tôi lại đau ngực? Đo điện tim, BS nói tim không có vấn đề nhưng tôi vẫn lo sợ lắm. Những biểu hiện của tôi là đau dạ dày đúng không, AloBacsi?
(Nguyễn Thị Thanh – quantri…@gmail.com)
Ảnh minh họa – nguồn internet
Chào em,
Qua mô tả, em đang có các vấn đề sau đây:
- Bệnh khoảng gần 1 tháng: Chỉ đau vùng trước tim kèm tim đập nhanh và lan sau vai và xuống cánh tay nhưng đo điện tim bình thường.
Video đang HOT
- Bị viêm dạ dày và có nhiễm vi trùng H.pylori.
- Uống thuốc điều trị đau dạ dày thì có giảm triệu chứng.
Em không nói rõ tuổi của em cũng như tiền sử bệnh tật của em trước đây cùng cân nặng và chiều cao hiện tại, nhưng tôi xin giải thích cho em vài điểm sau đây để em hiểu rõ và bớt lo lắng.
Về vấn đề đau ngực của em thì nguyên nhân do viêm loét dạ dày chỉ chiếm khoảng 10%, đa số là do nguyên nhân tim mạch (cơn đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, hẹp hở van tim, hoặc một bệnh lý khá lành tính là rối loạn thần kinh tim). Ngoài ra còn có 1 số trường hợp như sỏi túi mật, bệnh lý của thực quản cũng gây triệu chứng đau ngực như vậy, thậm chí viêm phổi hay tràn dịch màng phổi cũng gây đau tức ngực.
- Nếu em> 35 tuổi và mập phì hoặc có bệnh cao huyết áp, tiểu đường kèm theo, nghiện thuốc lá hay có tiền sử có người thân trong gia đình bị mắc bệnh tim mạch thì cần loại trừ nguyên nhân do tim mạch. Em nên đi làm thêm các xét nghiệm như đo điện tim khi gắng sức, siêu âm tim, chụp XQ tim phổi, xét nghiệm máu để loại trừ chắc chắn các bệnh lý tim mạch và hô hấp.
- Nếu em còn trẻ và không có các yếu tố như tôi vừa kể, thì cần chú ý một số bệnh lý của thực quản (ống nối từ miệng xuống bao tử) như co thắt thực quản, rối loạn vận động thực quản hay trào ngược thực quản cũng gây triệu chứng đau ngực tương tự như trường hợp của em. Em cần được nội soi thực quản dạ dày và bác sĩ nội soi phải có nhiều kinh nghiệm nội soi về bệnh lý thực quản thì mới chẩn đoán chính xác các trường hợp bệnh lý thực quản qua nội soi, đôi khi cần phải phối hợp nội soi với chụp XQ thực quản (mặc dù phương pháp chụp XQ đã là phương pháp xưa cũ) để chẩn đoán chính xác bệnh lý thực quản.
Riêng trường hợp của em thì tôi dự đoán em mắc bệnh trào ngược thực quảnđồng thời mắc viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn H.pylori nên khi em điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm vi khuẩn H.pylori thì triệu chứng có cải thiện.
Hơn nữa, một số thuốc điều trị triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày cũng có tác dụng làm giảm acid trào ngược nên đôi khi triệu chứng đau ngực của em cũng có giảm đi. Tuy nhiên tôi cần phải khám bệnh trực tiếp cho em và quan trọng là tôi phải trực tiếp nội soi cho em thì mới trả lời cho em một cách chính xác nhất.
Theo Alo Bác sĩ
Điểm mặt những bệnh có thể bị nặng hơn sau Tết
Sau Tết Nguyên đán, một số bệnh rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, bệnh trĩ, viêm loét dạ dày... có chiều hướng nặng thêm nếu bạn đang bị.
Gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là biểu hiện đầu tiên của bệnh gan mà nguyên nhân có thể phân thành nhiều loại như gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng, do hóa chất, do nội tiết, do vi sinh vật, do di truyền, do miễn dịch... Chính vì thế trong những dịp Tết mọi người không coi trọng việc ăn uống thì nguy cơ phát bệnh càng cao. Đặc biệt, những người đã có sẵn bệnh trước đó mà ăn càng nhiều chất béo, mỡ động vật, thức ăn có lượng đường quá cao sẽ dẫn đến bệnh càng nặng hơn. Đồng thời, chuyện ăn uống vào dịp Tết thường không điều độ, nên có thể gây rối loạn sự cân bằng trong quá trình chuyển hóa chất béo. Đó là điều kiện phát sinh béo phì và gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra việc uống rượu hay dùng các loại nước có ga trong dịp Tết cũng dẫn đến viêm gan bởi nó tích tụ lâu ngày. Những chất này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và nhiều khi gây cho người bệnh biểu hiện như: chán ăn, nôn, đau bụng, sốt, vàng da... Những người uống rượu nhiều và liên tục, viêm gan do rượu có thể bị tử vong, nhất là với những người có tiền sử bệnh gan mật trước đó. Việc phát hiện và điều trị sớm viêm gan, có thể ngăn ngừa được xơ gan, ung thư gan.
Ăn uống vô độ trong Tết là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh không mong muốn. Ảnh minh họa
Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
Cũng là một trong những căn bệnh mà số lượng bệnh nhân đến điều trị chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh viện sau đợt Tết nguyên nhân một phần do ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng...
Những người ăn nhiều chất béo, có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ăn vội vàng, nhai không kỹ... hoặc luôn bị rối loạn trong ăn uống như: ăn không đúng bữa, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu... thì càng có nguy cơ bị các bệnh tiêu hóa cao hơn.
Những người có tiền sử về bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng nếu uống nhiều rượu còn có thể dẫn đến bục đại tràng, nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.
Bệnh trĩ
Đây là căn bệnh rất phổ biến, không từ một ai, lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nhất. Vào những dịp sau Tết, những người bị bệnh trĩ cần hết sức chú ý trong ăn uống. Vì trong và sau Tết mọi người thường có chế độ ăn uống không hợp lý (ăn quá ít chất xơ, rau xanh, ăn nhiều gia vị cay nóng, ít uống nước, uống quá nhiều bia rượu...) và chế độ sinh hoạt không điều độ (căng thẳng quá mức, không tập luyện thể dục thể thao...). Đây là tác nhân khiến cho bệnh trĩ có nguy cơ phát triển hoặc nặng thêm.
Người bị bệnh trĩ có thể thấy các triệu chứng như đại tiện ra máu, hoặc kèm theo các triệu chứng như mui hôi, chảy nước, ngứa quanh lỗ hậu môn. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng trĩ gây ra một nỗi khó chịu, bực bội thương trưc cho người bệnh.
Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Ở thời điểm sau Tết Nguyên đán, có rất nhiều bệnh nhân nhập viện do rối loại tiêu hóa mà nguyên nhân thường do các gia đình có thói quen tích trữ thức ăn, thực phẩm để dùng trong mấy ngày Tết, thực phẩm chín sống lẫn lộn khiến cho thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn... Thậm chí, thức ăn dùng không hết một lần, để qua nhiều ngày, hấp đi hấp lại, chiên tới chiên lui... cũng có thể gây đau bụng khi ăn.
Bên cạnh đó việc ăn uống thất thường dẫn đến rối loạn tiêu hóa do ăn quá nhiều, ăn không đúng bữa, nhiều mỡ, nhiều đạm... uống nhiều rượu bia đều là các tác nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng thông thường của bệnh này bao gồm tiêu chảy, táo bón, đầy bụng và tình trạng chậm tiêu hóa...
Không những thế, sau những dịp Tết các lễ hội bắt đầu được khai xuân, vấn đềvệ sinh an toàn thực phẩm ở các địa điểm diễm ra lễ hội thường không được đảm bảo nên cũng có thể là một trong những nguy cơ gây nên rối loạn tiêu hóa ở mức độ cao, thậm chí dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Sau Tết Nguyên đán, một số bệnh rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, bệnh trĩ, viêm loét dạ dày, tá tràng... có chiều hướng gia tăng. Ảnh minh họa
Cao huyết áp và các bệnh khác
Thường thì mọi người ít giữ chừng mực hay kiêng khem ăn uống trong dịp gặp mặt đầu năm. Bên cạnh đó, nhiều người hay thức khuya để... tham gia nhiều trò giải trí hoặc tụ tập, gặp mặt bạn bè, người thân... nên chế độ sinh hoạt cũng bị thay đổi.
Đó chính là lý do tại sao những người bị bệnh cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch thường có nguy cơ bệnh nặng hơn trong và sau Tết. Người bị bệnh này có thể có các biểu hiện như: người mệt, hoa mắt, choáng váng, tê các chi, vùng mặt, nói khó, đứng không vững (là các dấu hiện của bệnh) thì cần đến bệnh viện để được xử trí kịp thời tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Để ngăn chặn những bệnh có thể gặp sau Tết như trên, theo Ths-Bs Lê Thị Phương Huệ thuộc Bệnh viện Thanh Nhàn thì ngay từ trong Tết, mọi người cần hạn chế ăn những gia vị cay nóng như ớt và hạt tiêu, gừng tươi, không nên sử dụng rượu, bia, nước uống có gas, đặc biệt là các loại rượu mạnh... Ngay cả vào những ngày trở lại công việc, kế hoạch ăn uống ngủ nghĩ hợp lý, bổ sung các chất giàu canxi và các loại rau xanh, hoa quả... càng trở nên quan trọng.
Mỗi ngày bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể mình vì nước có thể nhanh chóng giải tỏa cảm giác mệt mỏi. Sau bữa ăn sáng, bạn có thể uống một tách cà phê hoặc một tách trà sẽ giúp hưng phấn hệ thần kinh trung ương, tạo sự tỉnh táo và đầy phấn khích để bắt đầu lại công việc. Để cân bằng lại hoạt động cơ thể, hãy ăn uống khoa học, tránh ăn vặt hay bỏ bữa, không làm việc trong khi ăn, đồng thời luyện tập thể thao phù hợp để cơ thể không mệt mỏi và tăng sức đề kháng.
Nếu phát hiện thấy dấu hiệu bệnh, bạn đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Theo VNE
Liên hiệp quốc lo ngại tốc độ phát triển của bệnh ung thư Nếu con người không sớm ngăn chặn tốc độ phát triển như hiện nay của căn bệnh ung thư, thì sau 20 năm nữa, mỗi năm nó sẽ cướp đi ít nhất 22 triệu nhân mạng. Nhân Ngày thế giới phòng chống bệnh ung thư (4/2), Liên hợp quốc đã cho lưu hành Bản báo cáo đặc biệt của Viện nghiên cứu quốc...