Đau lưng có thể là dấu hiệu ung thư buồng trứng
Nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, viêm vùng chậu,… đều bắt đầu với triệu chứng đau lưng.
Ảnh minh họa: Internet
Đau lưng không chỉ liên quan đến các bệnh về cột sống, trong nhiều trường hợp, đau lưng còn là dấu hiệu của những bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Trên PNO có đăng thông tin tư vấn của bác sĩ (BS) Lê Văn Hiền, BV Phụ sản Mê Kông: đau lưng do bệnh cột sống sẽ đau chỗ thắt lưng, kèm đau nhức các chi. Còn nếu đau lưng do phụ khoa thường đau phần xương cụt, kèm các triệu chứng như huyết trắng bất thường, đau bụng, kinh nguyệt không đều.
Đau lưng có thể cảnh báo những bệnh phụ khoa nguy hiểm như sau:
Viêm cổ tử cung
Cổ tử cung giống như một cái van đóng, mở ngăn cách giữa tử cung với bên ngoài, có tác dụng chống lại mầm bệnh, bảo vệ cho tử cung được khỏe mạnh. Cổ tử cung mở trong những ngày hành kinh và chuyển dạ khi sinh em bé. Nếu âm hộ, âm đạo bị viêm nhiễm mà không được chữa trị kịp thời, sẽ lan sang cổ tử cung, gây viêm. Ngoài triệu chứng như dịch âm đạo nhiều, có màu bất thường, đau bụng còn kèm đau lưng.
Theo BS Lê Văn Hiền, viêm cổ tử cung ở thể nhẹ chỉ cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của BS. Nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng như viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến tử cung… gây cản trở tinh trùng vào buồng tử cung và dẫn đến vô sinh.
Viêm vùng chậu
Nếu vùng chậu bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong vùng bụng, nhất là ống dẫn trứng nên việc mang thai cũng bị ảnh hưởng. Theo thống kê, khoảng 20% bệnh nhân mắc viêm khung xương chậu khó có cơ hội làm mẹ, 18% trường hợp bệnh có nguy cơ thành mạn tính dẫn đến vô sinh, 9% có thai ngoài tử cung hoặc gặp những bất thường khi mang thai.
BS Lê Văn Hiền cho biết, viêm vùng chậu có thể là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh lây lan qua đường tình dục. Có thể bệnh nhân mắc các bệnh lậu, chlamydia mà không điều trị. Ngoài ra, bị viêm âm đạo, từng sẩy thai, thụt rửa âm đạo, tự ý đặt thuốc vào âm đạo, quan hệ tình dục với nhiều người… cũng là yếu tố nguy cơ góp phần gây bệnh.
Video đang HOT
Khoảng 80% trường hợp bệnh nhân không phát hiện mình mắc bệnh là do bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt, chỉ có dấu hiệu rất nhỏ như sốt nhẹ, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ, thường trằn bụng dưới. Khi sự viêm nhiễm đã lan ra thì triệu chứng phổ biến nhất là đau ở vùng cột sống dưới thắt lưng (giữa hai mông). Các cơn đau thắt lưng có thể bất chợt hoặc kéo dài, đau nhói hoặc đau âm ỉ… nhưng với tần suất cao. Dấu hiệu này khiến nhiều người nhầm tưởng là chứng đau lưng thông thường, thậm chí còn bị chẩn đoán nhầm là tổn thương cột sống, thoái hóa cột sống, thần kinh tọa.
Bệnh tuy nguy hiểm nhưng dựa vào nguyên nhân gây bệnh thì có thể phòng ngừa rất đơn giản bằng cách không thụt rửa âm đạo, khi xuất hiện huyết trắng bất thường, cần đi khám để được chẩn đoán kịp thời. Không quan hệ tình dục bừa bãi, không tự ý đặt thuốc khi chưa có chỉ định của BS.
Sa tử cung
Là do chấn thương ở các cơ đáy xương chậu, cổ tử cung hoặc các mô nâng đỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ, nhất là ở những người chuyển dạ lâu, sinh con quá to hoặc quá nhanh.
Bệnh chia làm ba mức độ. Sa tử cung độ một là nhẹ nhất, chỉ sa xuống thập thò ở âm đạo. Mức độ hai, tử cung sa xuống lộ ra ngoài âm đạo nhưng thân tử cung vẫn nằm trong âm đạo. Ở mức độ ba, toàn bộ tử cung đã sa hẳn ra ngoài âm đạo. Triệu chứng đặc trưng là đau lưng dữ dội, đau nhiều khi quan hệ, khó khăn trong việc đi tiêu, tiểu.
U xơ tử cung, u nang buồng trứng
Đây là hai loại khối u thường gặp nhất trong các bệnh phụ khoa. Phần lớn các khối u đều lành tính.
U xơ tử cung: tùy theo vị trí trong thành tử cung mà các khối u có dạng khác nhau như u xơ dưới niêm mạc (khi có cuống gọi là polyp buồng tử cung), u xơ tử cung, u xơ thanh mạc.
Có thể có một khối u hoặc nhiều khối u dính lại với nhau, kích thước thay đổi từ vài mm đến vài chục mm. Khối u nhỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng khi lớn sẽ gây thiếu máu nếu bị biến chứng rong kinh, rong huyết, ra máu bất thường.
Không điều trị kịp thời, bệnh làm thai kém phát triển, đẻ non, sẩy thai, vô sinh. Ngoài triệu chứng chảy máu kinh bất thường, đau khi giao hợp, tiểu tiện khó, tiêu tiểu nhiều lần, táo bón, bệnh còn gây đau ngang thắt lưng.
U nang buồng trứng: Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sinh đẻ. U nang buồng trứng có thể phát triển từ ác mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau với nhiều biến chứng.
Trong các diễn tiến tự nhiên có thể xảy ra với u nang buồng trứng là khối u tự mất, khối u không gia tăng kích thước, khối u gia tăng kích thước, khối u bị xoắn… thì khối u bị xoắn là dạng biến chứng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa tính mạng. Triệu chứng chính là đau tức vùng bụng, đau vùng thắt lưng và đùi, tăng cân không rõ nguyên nhân.
Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng
Đây là hai bệnh phụ khoa ác tính nhưng phổ biến. Giai đoạn đầu bệnh nhân không hề có triệu chứng gì, về sau có thể có các triệu chứng đau vùng xương chậu, huyết trắng dai dẳng, chảy máu bất thường, đau khi quan hệ… Khi các tế bào ung thư xâm lấn mô liên kết xương chậu, đè nén vùng chậu sẽ gây đau lưng. Tuy nhiên, triệu chứng đau lưng chỉ xuất hiện trong giai đoạn bệnh đã nặng.
Theo SKGĐ
Vỡ buồng trứng vì tập thể dục sai tư thế
Phụ nữ chơi thể thao quá tải, đặc biệt là tập tạ có thể làm tăng áp lực ổ bụng, gây ra sự suy giảm tạm thời trong tử cung...
Trong thời gian tập thể dục, các bộ phận tổng thể của cơ thể thường cảm thấy đau, chẳng hạn như vùng bụng dưới, khớp, lưng, bắp cơ... Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, nhưng vì đặc điểm và chu kỳ sinh lý của phụ nữ nên nếu tập thể dục không đúng cách hay quá độ sẽ phản tác dụng, thậm chí dẫn đến một số bệnh.
1. Kinh nguyệt bất thường
Tập thể dục cường độ cao, đặc biệt là những động tác tác động tới phần thân dưới của cơ thể có thể dẫn đến rối loạn chức năng hệ thống nội tiết, ảnh hưởng đến hàm lượng hoóc môn giới tính bình thường, do đó ảnh hưởng đến sự hình thành và chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
2. Vỡ buồng trứng
Hoạt động quá mức, cường độ cao, nắm tạ quá tải, nén bụng hay va chạm... khi tập thể dục có thể gây vỡ buồng trứng, đau bụng dưới và thậm chí lan ra cả vùng bụng. Vỡ buồng trứng có thể xảy ra trong 10-18 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.
3. Sa tử cung
Phụ nữ chơi thể thao quá tải, đặc biệt là tập tạ có thể làm tăng áp lực ổ bụng, gây ra sự suy giảm tạm thời trong tử cung, nhưng chưa xuất hiện sa tử cung. Nhưng nếu tập thể dục quá sức trong thời gian dài thì sa tử cung sẽ xảy ra. Nguyên nhân là do vận động quá mức khiến cơ vùng chậu suy yếu. Đây là một trong những lý do khiến sa tử cung xảy ra.
4. Lạc nội mạc tử cung
Vận động quá sức có thể khiến máu kinh chảy ngược vào trong khoang vùng chậu, gây ra lạc nội mạc tử cung. Các mảnh vỡ nội mạc tử cung có thể lưu lại trong buồng trứng, lâu dài hình thành u nang, gây viêm màng dạ con, triệu chứng đau bụng kinh tăng dần, nhưng nguy hiểm nhất khi đám nội mạc một tỷ lệ không nhỏ khác vì lạc nội mạc tử cung mà dẫn đến hiếm muộn, vô sinh.
5. Chấn thương bộ phận sinh dục
Hoạt động thể thao đôi khi cũng gây ra những chấn thương cho bộ phận sinh dục (chẳng hạn như yên xe đạp). Bạn có thể bị chấn thương nếu không cẩn thận trong lúc tập, tập sai động tác hay tập luyện quá sức.
Đặc biệt, những va chạm xảy ra cho "vùng kín" dễ bị tụ máu bộ phận sinh dục, thương tổn nghiêm trọng ở niệu đạo và âm vật, thậm chí là cả vùng chậu. Phần môi lớn nằm ở phía ngoài của vùng chậu là nơi tập trung nhiều tĩnh mạch, nếu xảy ra va chạm rất dễ dẫn đến vỡ mạch máu và tụ máu diện rộng.
Nên ngừng tập thể dục khi bạn thấy mình có những dấu hiệu sau
- Cảm thấy chóng mặt, tim đập nhanh, đau ngực, hơi thở ngắn... Vì đó là dấu hiệu cường độ tập của bạn quá cao khiến nhịp tim tăng quá mức thông thường.
- Thấy ớn lạnh, nhức đầu, các cơ ê ẩm và nóng hừng hực... Khi các triệu chứng này xảy ra cùng lúc thì đó là cảnh báo cơ thể bạn đang suy yếu, cần phải điều hòa và nghỉ ngơi.
- Bạn có thể bị chấn thương nếu không cẩn thận trong lúc tập, tập sai động tác hay tập luyện quá sức. Với nguyên nhân nào đi nữa thì khi bị chấn thương bạn cũng nên ngừng việc tập luyện ngay. Tiếp đó là nên đến bác sỹ để kiểm tra và điều trị cho đến khi hoàn toàn bình phục.
- Có khoảng hơn 60% chị em phải chịu đựng những cơn đau bụng kinh, đau lưng, choáng hay mệt mỏi.... Với biến động sức khỏe đó thì gần như tất cả chị em đều không thấy thoải mái, dễ chịu khi tập luyện trong những ngày như thế này. Tốt nhất là nên để cho cơ thể bạn nghỉ ngơi trong kỳ nguyệt san và trở lại với tập luyện khi nguyệt san kết thúc.
Theo Baodatviet
10 ích lợi tuyệt vời của việc mang thai với sức khỏe phụ nữ Không chỉ đem lại niềm vui vô bờ bến khi mang trong mình một thiên thần nhỏ, 9 tháng mang thai còn hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe của phụ nữ. 1. Giảm nguy cơ xuất hiện u xơ tử cung Cơ thể người phụ nữ từng mang thai có khả năng sản xuất ra một loại hormone lành tính, có tác...