Dấu hiệu ung thư vú ở đàn ông
Nam giới bị ung thư vú, khi phát hiện dấu hiệu như khối u, núm vú đỏ hay rỉ dịch… thường ở giai đoạn cuối.
Ảnh minh họa
Trẻ em sinh ra đều có mô vú chứa các ống dẫn sữa. Theo thời gian, mô vú phát triển khác nhau. Một số phát triển bất thường, dẫn đến ung thư vú, do sự thay đổi trong gene hoặc mức hormone.
Hầu hết ung thư vú ở nam là ung thư biểu mô ống hoặc ung thư hình thành trong ống sữa. Hiếm hơn là ung thư biểu mô tiểu thùy hay ung thư tuyến tạo ra sữa, do đàn ông có rất ít tuyến mô trong vú. Các loại hiếm gặp khác là bệnh Paget của núm vú và ung thư vú viêm khiến vú sưng, bị nấm.
Nếu bạn cảm nhận một khối u hoặc mô vú dày bất thường, hay sự khác biệt về núm vú như đỏ, vảy, tiết dịch, hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân xét nghiệm, chụp X-quang tuyến vú, siêu âm, hoặc sinh thiết… để tầm soát ung thư.
Video đang HOT
Ung thư vú tiến triển qua các giai đoạn từ 0 đến 4. Giai đoạn 4 có nghĩa ung thư đã lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, còn gọi là ung thư di căn.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến. Thường là phẫu thuật cắt bỏ vú, loại bỏ mô vú, núm vú, quầng vú, bất kỳ hạch bạch huyết xung quanh vùng ung thư có thể đã lan rộng. Các phương pháp xạ trị, liệu pháp hormone hoặc hóa trị liệu được sử dụng để làm chậm quá trình tăng trưởng, tiêu diệt tế bào ung thư.
Sau điều trị, bệnh nhân phải tái khám kiểm tra định kỳ 3 đến 6 tháng. Nếu sau 5 năm không có gì bất thường, bạn sẽ chuyển sang chế độ thăm khám hàng năm.
Tuổi tác là một trong các nguyên nhân dẫn đến ung thư vú. Khi đàn ông già đi, nguy cơ ung thư vú tăng lên. Độ tuổi trung bình nam giới mắc ung thư vú là 72. Ngoài ra, rượu có thể làm tổn thương, khiến lượng hormone estrogen tăng vượt ngưỡng, làm tăng khả năng bị nhiễm trùng vú.
Nguy cơ ung thư vú cũng tăng với người đang dùng estrogen điều trị ung thư tuyến tiền liệt, người có vấn đề về tinh hoàn như phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, mắc quai bị khi trưởng thành.
Ung thư vú là bệnh mang tính di truyền. Gia đình có người thân bị ung thư vú, bạn thuộc nhóm nguy cơ cao. Đàn ông thừa hưởng các đột biến gene như BRCA1, BRCA2, hội chứng Klinefelter, bé trai sinh ra với nhiễm sắc thể XXY thay vì XY, tăng nguy cơ ung thư vú gấp 20 đến 60 lần so bình thường.
Nam giới thường có tâm lý chủ quan, cho rằng ung thư vú chỉ gặp ở phụ nữ. Do đó, khi phát hiện bệnh, ung thư đã ở các giai đoạn cuối, quá trình điều trị khó khăn. Do đó, bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện bất cứ điều gì bất thường ở ngực, trong gia đình có người bị ung thư vú, cần khám tầm soát bệnh.
Sờ thấy u ở nách có phải mắc ung thư vú?
Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Ngoài cảm giác ngứa ở ngực, thay đổi hình dạng núm vú thì sưng hoặc có khối u ở nách cũng là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư vú.
Ảnh minh họa
Theo TS.BS Nguyễn Diệu Linh, Phó khoa Khám bệnh, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Chẩn đoán sớm ung thư vú làm tăng cơ hội điều trị thành công, giảm biến chứng.
Ngược lại, phát hiện chậm trễ, lựa chọn điều trị ít, khả năng sống sót thấp hơn, chi phí chăm sóc cao hơn và dễ dẫn tới tàn tật và biến chứng.
Cho đến nay, phương pháp sàng lọc ung thư vú có hiệu quả nhất là chụp nhũ ảnh (chụp X-quang tuyến vú).
Có khối u ở gần vú hoặc khối u ở nách là dấu hiệu phổ biến nhất ở những người bị ung thư vú. Khối u ác tính thường có đặc điểm là cứng, không đau khi chạm vào. Để phát hiện sớm các cục u ở vú, chị em nên sờ nắn, kiểm tra vú hàng tháng, sau khi sạch kinh bởi đó là thời điểm vú mềm nhất.
Ngoài dấu hiệu khối u, chị em cần chú ý nếu vùng da ở vú dày hơn, bất thường so với bên vú còn lại, vì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể có các biểu hiện như: Thay đổi về hình dạng vú, kích thước vú; Sự thay đổi ở núm vú; Ngứa ở ngực; Đau ở vai, lưng trên hoặc cổ; Vú bị đỏ và sưng; Đau ở ngực hoặc vú.
Nhiều phụ nữ không sờ thấy khối u mà họ thấy ngực to hơn, trễ thấp hơn, có hình dạng khác thường so với bên vú còn lại. Đây cũng là triệu chứng của ung thư vú, thường gặp ở những người có mô vú dày đặc. Có tới 50% phụ nữ có mô vú dày đặc và điều này khiến cho việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn.
Tất cả chị em phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành nên tầm soát ung thư. Việc này càng trở nên cấp thiết hơn với chị em trên 40 tuổi, vì đây là độ tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất.
Bị ung thư vú có nên tiếp tục uống sữa đậu nành? Tôi bị ung thư vú giai đoạn 2 thể nội tiết. Trước đây, tôi có thói quen uống sữa, nhất là các loại sữa hạt nhưng tôi nghe mọi người truyền tai nhau uống sữa đậu nành làm phát triển khối u. Thưa bác sĩ, thông tin này có đúng không? Tôi đang điều trị có nên tiếp tục uống sữa và sau...