Dấu hiệu sớm nhận biết thai ngoài tử cung
Trễ kinh, đau bụng, ra huyết âm đạo là ba dấu hiệu thường gặp ở người mang thai ngoài tử cung.
Ảnh minh họa
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Hà Nội) cho biết thai ngoài tử cung là hiện tượng thai nghén bất thường. Thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài, hay gặp nhất là ở vòi trứng. Túi thai vỡ có thể gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người mẹ.
Nếu điều trị muộn, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí tử vong. Người bệnh đau bụng dữ dội, khát nước, bủn rủn muốn xỉu, mặt nhợt nhạt, khó thở… Cần phát hiện sớm lúc thai ngoài tử cung chưa vỡ để điều trị kịp thời.
Theo thống kê, cứ 1.000 phụ nữ mang thai có khoảng 4-5 người mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ mang thai ngoài tử cung là viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia hoặc do nạo phá thai. Tắc, hẹp vòi trứng bẩm sinh, mắc các bệnh u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, hậu quả của việc từng phẫu thuật vòi trứng… cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, phụ nữ nghiện thuốc lá, sống lâu dài trong môi trường có khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân.
Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung
Thông thường sau 5-10 ngày quan hệ tình dục, quá trình thụ thai diễn ra thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Nếu có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm thai vẫn chưa thấy hình ảnh túi thai cần nghĩ đến chửa ngoài tử cung.
- Trễ kinh:
Phần lớn trường hợp thai ngoài tử cung ra máu chậm so với ngày kinh dự kiến. Cũng có nhiều người xuất huyết sớm hơn hoặc rơi đúng vào ngày kinh. Khác với hành kinh, hiện tượng chảy máu do chửa ngoài tử cung sẽ kéo dài hơn, máu ra ít một, màu thẫm và không đông lại. Cá biệt có người không bị xuất huyết.
Video đang HOT
- Đau bụng:
Chị em táo bón ngay khi mới mang thai, cảm thấy bụng khó chịu, đau bụng dữ dội một bên kèm theo chảy máu âm đạo cần nghĩ tới dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
- Ra máu âm đạo:
Nhiều phụ nữ thường nhầm lẫn giữa ra máu và có kinh nguyệt. Ra máu bất thường có thể là biểu hiện của nhiều bệnh hay các biến chứng nguy hiểm khi có thai như động thai, dọa sảy thai, thai ngoài tử cung.
- Nồng độ HCG trong máu giảm dần:
Nếu có thai kỳ bình thường, lượng HCG sẽ tăng dần theo tuổi thai nhưng nếu thấy mức độ HCG tăng chậm hoặc đứng yên. Đây lý do một số chị em cảm nhận bản thân có dấu hiệu mang thai nhưng thử thai lại không thấy 2 vạch.
Theo bác sĩ Dung, chị em khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào khác với bình thường, cần đi khám ngay. Cách đơn giản, rẻ tiền nhất là khi thấy trễ kinh hay ra máu bất thường, chị em nên mua que thử thai về nhà thử. Trường hợp có thai thì cần phải đến cơ sở y tế ngay để được khám và chẩn đoán kịp thời. Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, người bệnh vẫn có thể có thai lại bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát có thể trên 10%.
Để phòng bệnh, bác sĩ khuyên chị em nên hạn chế nạo phá thai, giữ gìn vệ sinh tốt, nhất là trong thời gian sau sinh và cho con bú. Khi có viêm nhiễm bộ phận sinh dục nên đi khám, tránh biến chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Đặc biệt khi có hiện tượng chậm kinh, đau bụng dưới ra máu, chị em cần đi khám ngay.
Hà An
Theo Vnexpress
Ăn mì tôm có bị nóng trong người?
Ăn mì tôm nóng, nổi mụn... đó là rất nhiều lời nhận xét của người tiêu dùng "đổ tội" cho mì tôm. Thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bất cứ thực phẩm nào nếu ăn không đúng cách đều gây nóng trong người chứ không riêng gì mì ăn liền.
Nóng trong người do đâu?
Chị Hoàng Thị Minh - 23 tuổi, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết mình là tín đồ của các món chiên, rán, xào và thức ăn nhanh. Vài tháng trở lại đây, chị rất hay bị mất ngủ vì trong người cứ thấy bứt rứt, khó chịu về đêm. Lúc lấy nhiệt kế đo thì nhiệt độ cơ thể bình thường nhưng không hiểu sao sờ vào da thì thấy nóng ran lên và còn khô ráp nữa.
Ngoài ra, chị Minh còn bị nổi từng đám mụn ở khắp vùng sau lưng và bắp đùi. Chị Minh đi kiểm tra sức khoẻ, bác sĩ cho biết chị bị nóng, nổi mụn một phần do cơ địa, phần khác có thể do ăn uống chưa đúng cách nên khuyên ăn các bổ.
Giống chị Minh, nhiều người cũng bị rơi vào trường hợp nóng, nổi mụn nhưng không đi khám mà mặc định cho rằng do ăn phải thực phẩm gây nóng. Vậy câu hỏi đặt ra, nóng trong người do đâu, có phải do ăn uống, thực phẩm hay không?
Cách ăn uống thiếu hợp lý, ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh... có thể gây nên tình trạng nóng trong người
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, chất bột đường, chất béo, chúng ta dễ có cảm giác bị nóng trong không chỉ là do bản thân các thực phẩm này chứa nhiều năng lượng mà còn do cơ thể phải sử dụng năng lượng để chuyển hóa các thức ăn này. Ngoài ra, lượng nước cần cho quá trình chuyển hóa các chất sinh năng lượng trong cơ thể bị thiếu hụt cũng gây ra tình trạng khát nước, nóng trong.
PGS.TS Lê Bạch Mai cũng cho biết thêm, bất kỳ 1 loại thực phẩm riêng lẻ nào nếu sử dụng thường xuyên mà không kết hợp với các thực phẩm khác thì sẽ không đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn, dễ dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng làm cơ thể mệt mỏi, táo bón, thiếu nước gây cảm giác "nóng trong người và nổi mụn". Chính vì thế các chất dinh dưỡng (protein, glucid, lipid, vitamin, chất khoáng) được cung cấp vào cơ thể nên điều chỉnh cho vừa đủ và phù hợp với nhu cầu của từng người, giúp đảm bảo cho các hoạt động và chuyển hóa hàng ngày...
Các thực phẩm nếu chỉ dùng riêng lẻ sẽ dễ gây thiếu chất và ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe người dùng
Do đó, cần sử dụng thực phẩm đúng cách (kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau) để đảm bảo có bữa ăn tốt, đa dạng, đủ và cân đối về dinh dưỡng, giúp cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể được xảy ra bình thường và không gây tích tụ các chất cặn bã.
Liên quan tới vấn đề nóng, nổi mụn còn phải nói tới tính cá thể, nghĩa là tùy vào cơ địa, thể trạng của mỗi người - bác sĩ Mai cho biết. Nếu xuất phát từ nguyên nhân này thì người bệnh cần tới thăm khám, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có tư vấn, điều trị hợp lý.
Mì tôm có nóng không?
Theo PGS.TS Mai, không có loại thực phẩm nào là thực phẩm nóng nếu chúng ta biết cách tạo ra 1 bữa ăn đa dạng, mì tôm cũng thế. Nếu một người chỉ ăn 3 bữa mì tôm mỗi ngày mà không có rau xanh, không có quả chín, không thêm các thức ăn giàu đạm như thịt, tôm, trứng... thì sẽ dễ gây táo bón, nóng trong người, nhiệt miệng, mệt mỏi do thiếu chất dinh dưỡng... Tương tự, nếu một ngày bạn chỉ ăn mỗi cơm, không kèm thực phẩm nào khác thì cũng không tránh khỏi cảm giác nóng, bực bội trong người.
PGS.TS Mai cho biết thêm, vắt mì ăn liền với nguyên liệu chính là bột mì nên thuộc nhóm ngũ cốc cùng với gạo, bún, miến, bánh phở..., cung cấp chất bột đường là chủ yếu. Mì ăn liền có vai trò cung cấp năng lượng (trung bình 350kcal cho 1 gói mì ăn liền 75g), trong đó năng lượng từ protein (chất đạm) là 28 Kcal, từ lipid (chất béo) 117 Kcal và từ carbohydrate (chất bột đường) 205 Kcal. Vì là một thực phẩm cơ bản nên mì ăn liền hoàn toàn có thể kết hợp cùng các loại thực phẩm khác (thịt, trứng, hải sản, rau xanh...) nhằm tạo nên bữa ăn hoàn chỉnh có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.
Mì tôm không phải nguyên nhân gây nóng trong người, quan trọng là người dùng cần biết phối hợp thực phẩm để tạo nên bữa ăn cân đối và dinh dưỡng
PGS.TS Mai cũng nhấn mạnh, khi sử dụng thực phẩm, người tiêu dùng nên điều chỉnh sở thích ăn uống của mình từng bước thích hợp với tình trạng sức khỏe, từng bệnh lý khác nhau kết hợp với cách chế biến phù hợp để bữa ăn thực sự là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, góp phần phòng tránh bệnh tật. Ví dụ người bị tăng huyết áp, ăn mì tôm vẫn được nhưng khi ăn bổ sung thêm rau xanh, thêm thực phẩm giàu protein như thịt bò, tôm, trứng... và không nên ăn thường xuyên. Hay với một người trưởng thành, một tô mì chế nước sôi vẫn có thể thay thế một bữa ăn nếu không có thời gian, tuy nhiên những bữa khác trong ngày cần cân đối lại bằng cách ăn uống đa dạng.
Có thể khẳng định rằng, không có thực phẩm xấu, chỉ có bữa ăn xấu. Mì ăn liền không phải là một thực phẩm xấu, không phải là nguyên nhân gây nóng như nhiều người vẫn nghĩ. Điều quan trọng là mỗi người cần biết cách lựa chọn và sử dụng cho phù hợp, phối hợp với các loại thực phẩm khác để "bữa ăn mì gói" đảm bảo tính đa dạng và đủ dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày.
Lê Nga
Theo Dân trí
4 dấu hiệu ban đầu của nhiều căn bệnh nguy hiểm mà con gái không nên chủ quan bỏ qua Giảm cân không rõ nguyên nhân, có sự thay đổi bất thường ở vùng ngực, đi tiểu nhiều... đều là những dấu hiệu sức khỏe bất thường mà con gái không nên chủ quan bỏ qua. Con gái đừng chủ quan với bất kỳ một dấu hiệu khác thường nào trên cơ thể, vì đôi khi nó có thể ngầm cảnh báo hàng...