Dấu hiệu sớm của ung thư mũi xoang
Các khối u mũi và xoang là các khối u có thể lành tính hoặc ác tính (ung thư) xảy ra trong mũi xoang. Ung thư ở khoang mũi hoặc các khối u ở xoang rất hiếm gặp. Hầu hết các loại khối u mũi xoang (60 – 70%) xảy ra trong các xoang hàm trên, chỉ có khoảng 20 – 30% trong khoang mũi và từ 10 – 15% trong các xoang sàng. Ung thư trong các xoang bướm hoặc trán là cực kỳ hiếm, chỉ chiếm 5%.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh
Nam giới có nhiều khả năng bị ung thư xoang hơn phụ nữ. Độ tuổi phổ biến nhất để chẩn đoán tình trạng này là 50 và 60. Hút thuốc lá và khói thuốc lá là một yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư mũi xoang, cũng giống như các ung thư khác của đường hô hấp. Tiếp xúc với bụi từ da, gỗ hoặc vải dệt, cũng như hơi formaldehyde, dung môi, niken, crôm, cồn và radium làm tăng nguy cơ ung thư mũi xoang. Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là tránh hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư mũi xoang.
Các loại ung thư mũi xoang
Một số loại ung thư khác nhau có thể xảy ra trong khoang mũi hoặc xoang, bao gồm:
Ung thư tế bào vảy (phổ biến nhất, khoảng 70% ung thư xoang) xảy ra trong đường hô hấp. Ung thư tuyến (khoảng 10 – 20%) xảy ra ở lớp niêm mạc xoang. U lympho (khoảng 5% bệnh ung thư) gây ra bởi các tế bào trong hệ miễn dịch hay bạch huyết.
Khối u ác tính (khoảng 3%) phát sinh từ các tế bào ở niêm mạc xoang có chứa sắc tố và rất ác tính. U nguyên bào thần kinh khứu giác phát triển từ các dây thần kinh, nơi thần kinh đi vào khoang mũi và cung cấp cảm giác về mùi.
Nhiễm virut HPV có thể gây ra u nhú, giống như mụn cóc tăng trưởng trong mũi xoang, hầu hết là lành tính nhưng có khoảng 10% tiến triển thành ung thư.
Hình minh họa
Dấu hiệu của bệnh
Mặc dù đôi khi ung thư mũi xoang không có triệu chứng, nhưng các triệu chứng kéo dài sau đây có thể là dấu hiệu ung thư, bao gồm: nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên đau ở trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng chảy máu cam thường xuyên và liên tục nhìn đôi hoặc nhìn mờ mất cảm giác về mùi hoặc hương vị đau hoặc tê ở mặt hoặc răng sưng nề vùng mặt, vòm miệng, mũi hoặc cổ chảy nước mắt khó mở miệng tái phát nhiễm khuẩn tai khó khăn trong việc nghe.
Khi thấy các dấu hiệu trên, người bệnh cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ tai mũi họng để xác định có phải ung thư mũi xoang hay không. Dưới sự hướng dẫn của nội soi, các bác sĩ có thể lấy một mảnh khối u (sinh thiết tế bào) để xác định bệnh. Nếu là ung thư, người bệnh cần được chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để xác định độ lan rộng cũng như ảnh hưởng của khối u.
Điều trị các khối u mũi và xoang
Video đang HOT
Nếu ung thư được tìm thấy trong khoang mũi xoang thì có thể được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Nếu khối u nhỏ thường có thể được lấy bỏ bằng cách sử dụng phẫu thuật nội soi. Nếu một khối u đã lan vào má, mắt, dây thần kinh hoặc các cấu trúc quan trọng khác thì cần phẫu thuật mở và tia xạ bổ sung sau mổ. Các bác sĩ phẫu thuật tại Khoa Ung bướu – Bệnh viện Tai mũi họng là các chuyên gia về điều trị phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở ung thư mũi xoang.
Như vậy ung thư mũi xoang ít gặp, các triệu trứng không rõ ràng dễ nhầm với các triệu chứng bệnh mũi xoang thông thường. Người dân cần tránh những yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh và đến cơ sở khám chữa bệnh tai mũi họng khi có triệu chứng nghi ngờ để được phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả.
Theo vietbao
Phương pháp phòng ngừa dị vật đường thở ở trẻ nhỏ
Dị vật đường thở và đường ăn ở trẻ em là những tai nạn sinh hoạt có thể tránh được nhưng lại rất hay gặp ở trẻ nhỏ, chiếm tỷ lệ 90% trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở, đường ăn là loại bệnh cấp cứu thường gặp nhất của khoa Tai Mũi Họng.
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân là khi ăn trẻ thường ngậm trong miệng, hay đùa nghịch, khóc làm sặc thức ăn rơi vào đường thở. Trẻ nhỏ từ 6 - 7 tháng thì vớ vật gì cũng cho vào miệng, gây hội chứng xâm nhập với các biểu hiện như ngừng thở, ho sặc sụa, người tím tái, vã mồ hôi thậm chí tiêu tiểu cả ra quần.
Sau hội chứng xâm nhập, nếu dị vật vào thanh quản sẽ làm trẻ khàn tiếng, ho. Vào khí quản: gây khó thở từng cơn vì dị vật di động. Vào phế quản gây khó thở giống như viêm phế quản hay viêm phổi khiến dễ chẩn đoán nhầm nếu người nhà không nói rõ trẻ đã ngậm phải vật gì trước lúc các triệu chứng xuất hiện. Một số trường hợp dị vật quá lớn sẽ gây ngạt thở và tử vong tức thì.
Trẻ em, nhất là từ 3-5 tuổi, đang trong độ tuổi hiếu động, thích khám phá thế giới, nên rất dễ trở thành nạn nhân của hóc dị vật mà phần lớn lỗi không phải do trẻ mà chính là ở những phụ huynh bất cẩn.
Một số thức ăn và đồ vật có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ:
* Thức ăn có dạng tròn như nho và kẹo cứng
* Thức ăn cứng như xúc xích và các loại hạt.
* Xương cá
* Thức ăn dính như bơ đậu phụng và caramen
* Những thức ăn mà bé thích dùng tay bỏ vào miệng như bỏng ngô, đậu phộng
* Đồng xu
* Bi
* Pin đồng hồ dạng tròn
* Bút hoặc nắp bút
* Bánh xe của đồ chơi cao su có kích thước nhỏ
* Viên bọt biển có thể nhét vừa miệng trẻ
* Cúc áo
* Nắp chai nhựa
* Đồ chơi nào có chu vi khoảng 2,5-3,5 cm hoặc chiều dài dưới 5c hoặc các đồ chơi có khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi
* Những túi hạt chống ẩm
Hình minh họa
Những tai nạn đáng tiếc bắt nguồn từ sự bất cẩn của người lớn như thế này luôn trong tình trạng báo động. Để ngăn chặn việc trẻ hóc dị vật đáng tiếc, tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc sau:
* Không cho trẻ chơi những đồ chơi có kích thước nhỏ mà trẻ có thể ngậm và nuốt được.
* Không cho trẻ chơi một đồ chơi dành cho lứa tuổi lớn hơn.
* Không để đồng xu, các mảnh vụn đồ chơi, vật tròn, nhỏ trong nhà
* Tháo pin ra khỏi đồ chơi
* Tách hạt ra khỏi quả khi cho bé ăn...
* Không nên ép bé ăn trong lúc khóc, lúc cười
* Không bóp mũi khi cho trẻ uống thuốc vì đây chính là cách biến thức ăn thành dị vật.
* Cắt những thức ăn cứng hoặc thức ăn có dạng tròn thành những miếng mỏng hoặc mẩu nhỏ sao cho chúng không thể kẹt trong khí quản của bé.
* Khi nấu cháo cá, nên chọn loại cá to, ít xương, tốt nhất là chọn phần phi lê.
Cách sơ cứu trẻ khi mắc dị vật
* Trong trường hợp trẻ tím tái, ngưng thở, cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn giúp trẻ dễ thở hơn.
* Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn.
* Đưa trẻ đến ngay bệnh viện cấp cứu.
Theo vietbao
Dấu hiệu nhận biết trẻ dậy thì sớm Mới 2 tuổi, 3 tháng, bé D.A ngụ tại Hai Bà Trưng, Hà Nội đã có tuyến vú phát triển, nở nang như nữ sinh trong độ tuổi dậy thì. Lo lắng, chị Dung đưa con đi khám, BS kết luận cháu D.A mắc chứng dậy thì sớm và cần phải điều trị kịp thời. Thời gian gần đây, trẻ dậy thì sớm...