Dấu hiệu nhận biết trẻ dậy thì sớm
Mới 2 tuổi, 3 tháng, bé D.A ngụ tại Hai Bà Trưng, Hà Nội đã có tuyến vú phát triển, nở nang như nữ sinh trong độ tuổi dậy thì. Lo lắng, chị Dung đưa con đi khám, BS kết luận cháu D.A mắc chứng dậy thì sớm và cần phải điều trị kịp thời.
Thời gian gần đây, trẻ dậy thì sớm đến khám tại Viện Nhi Trung ương tăng lên đáng kể. Chỉ riêng khám tại Khoa Nội tiết và Chuyển hóa mỗi năm cũng có khoảng 50 70 trường hợp trẻ dậy thì sớm giả. PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàn, Nguyên Trưởng khoa Nội tiết và Chuyển hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết thêm, tại viện mỗi ngày có đến 6 – 7 trường hợp đến khám và điều trị dậy thì sớm.
Hiện nay, dậy thì sớm được chia thành hai loại là: Dậy thì sớm thật và dậy thì sớm giả. Dậy thì sớm thật có sự kích hoạt của não, do u não, tổn thương não, teo não, động kinh. Dậy thì sớm giả (vô căn) là những nguyên nhân không do tác động hormon sinh dục từ tuyến yên gây nên u nang buồng trứng, u tinh hoàn….
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàn, dậy thì sớm ở trẻ là tình trạng đáng báo động trong xã hội hiện nay.
Mới đây là trường hợp của bé gái 5 tuổi tại Hà Nội có hiện tượng dậy thì sớm giả mắc u nang buồng trứng đã được phẫu thuật ngày 12/6/2012. Hiện sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàn, dậy thì sớm là tình trạng đáng báo động trong xã hội hiện nay. Nhiều gia đình dở khóc, dở cười khi thấy con trẻ dậy thì sớm. Chị L chia sẻ với chúng tôi về trường hợp của cháu T.N.M 8 tuổi đã có thân hình vạm vỡ, dáng dấp cao hơn bạn cùng chang lứa, giọng nói ồm ồm, mặt xuất hiện trứng cá, mọc lông mu ở dương vật. Thấy bất thường, đưa con đi khám, BS kết luận T.N.M mắc chứng dậy thì sớm. BS tư vấn nếu trường hợp này không được điều trị, đến lúc trưởng thành sẽ mất cơ hội phát triển chiều cao.
Trẻ gái trước 9 tuổi có tuyến vú to bất thường là dấu hiệu của dậy thì sớm
Video đang HOT
Dậy thì sớm được coi là giai đoạn phát triển sinh lý của cơ thể, thường kéo dài 3-5 năm. Căn cứ vào những biểu hiện bất thường ở trẻ trai trước 10 tuổi và trước 9 tuổi ở trẻ gái được coi là sớm. Trên thực tế, tại Viện Nhi Trung ương có nhiều ca trẻ mới 2-3 tuổi đã dậy thì. Cháu D.A ở Hai Bà Trưng, Hà Nội, cháu B.L ở Vĩnh Phúc mới hơn 2 tuổi đã có tuyến vú phát triển và có kinh nguyệt. Nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ hiện nay là do môi trường xã hội, ăn uống, nội tiết tố, các loại thực phẩm chăn nuôi chứa nhiều chất hormone, điều kiện sống trong gia đình…
Trẻ dậy thì sớm thường có dấu hiệu tăng trưởng rất nhanh, chiều cao phát triển từ 7-15 cm/năm. Ở trẻ gái có tuyến vú to bất thường, có thể to một bên, âm đạo tăng tiết nhày. Kinh nguyệt có trước 8 tuổi. Lông mu và lông nách xuất hiện trước đó hoặc sau khi tuyến vú to ra. Đối với trẻ trai giọng trầm, trứng cá, cơ bắp vạm vỡ, mọc lông mu, mọc ria mép, thể tích tinh hoàn tăng trên 4ml, dương vật to, dài, xẫm màu. Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoàn cho biết.
Đối với những trẻ dạy thì sớm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Rất nhiều phụ huynh khi thấy con có biểu hiện dạy thì sớm nhưng vẫn khỏe mạnh, thậm chí còn tự hào khi thấy con mình có thân hình vạm vỡ hơn chúng bạn, không được bác sĩ thăm khám. Những trường hợp này đến tuổi trưởng thành chắc chắn trẻ sẽ lùn hơn so với chiều cao tiêu chuẩn vì hormone sinh dục kích thích sự phát triển của xương làm các đầu xương đóng sớm khiến trẻ không thể phát triển chiều cao.
Ngoài ra, dậy thì sớm còn khiến trẻ bị khủng hoảng cảm xúc, khủng hoảng tâm lý. Trẻ lúc nào cũng hoang mang, lo lắng và tự ti về thân hình của mình. Một hậu quả nghiêm trọng mà các nhà tâm lý học báo động đó là tình trạng trẻ dạy thì sớm thường tò mò, bắt chước chuyện của người lớn dẫn đến hậu quả mang thai ngoài ý.
Theo vietbao
"Nhà hộ sinh ế, lỗi do bệnh viện phụ sản"
Bác sĩ các nhà hộ sinh tại Hà Nội cho rằng bệnh viện phụ sản đã quá "tham" kéo tất cả sản phụ đến dù quá tải còn lãnh đạo bệnh viện phàn nàn nhà hộ sinh không chịu hợp tác để trở thành vệ tinh.
Cán bộ một nhà hộ sinh cho rằng, các cơ sở tuyến dưới vắng khách một phần do hạn chế của cơ sở vật chất và trang thiết bị cấp cứu sản khoa. Tuy nhiên, nguyên nhân theo bà, cũng tại các bệnh viện tuyến trên sẵn sàng nhận tất cả sản phụ và tìm mọi cách kéo bệnh nhân về, dù không ngừng kêu quá tải.
"Nếu theo cơ chế trước đây, bệnh nhân phải khám chữa đúng tuyến hoặc nhà hộ sinh được trang bị phòng mổ và mời bác sĩ tuyến trên về mổ cấp cứu khi có trường hợp khẩn cấp, thì có thể khắc phục được tình trạng trên", bà bộc bạch.
Trao đổi với TS, một cán bộ Bệnh viện phụ sản Hà Nội giải thích, việc sản phụ và người nhà chuộng các bệnh viện chuyên khoa tuyến trên là tâm lý thông thường, dễ hiểu. "Ai cũng muốn đến nơi chất lượng tốt nhất, trong khi sinh đẻ là việc hệ trọng, mỗi gia đình lại sinh ít con", vị này nói.
Ông cũng thừa nhận: "Bệnh viện nào cũng muốn hút bệnh nhân, điều đó không chỉ liên quan đến vấn đề tài chính, mà còn thể hiện uy tín của mình. Chúng tôi luôn cố gắng mở rộng, làm mọi cách để đáp ứng cao nhất nhu cầu của người bệnh".
Sản phụ chờ sinh và người thân tại nhà hộ sinh A (Ngô Quyền, Hà Nội). Ảnh: Minh Thùy.
Đồng quan điểm này, một lãnh đạo Bệnh viện phụ sản Trung ương cũng cho rằng: "Rõ ràng, bác sĩ làm việc tại các cơ sở tuyến dưới cũng được đào tạo bài bản, nhưng như người thợ lâu không thực hành, tay nghề có thể mai một đi", ông nói.
Vị lãnh đạo này cũng nói rằng muốn xây dựng nhà hộ sinh các bệnh viện vệ tinh để giảm tải cũng có nhiều khó khăn bởi cơ chế còn nhiều trói buộc.
"Bản thân nhà hộ sinh có vẻ cũng không muốn hợp tác. Mấy năm trước, khi bắt đầu xây dựng cơ sở mới trong khuôn viên bệnh viện, chúng tôi muốn thuê một phần của một nhà hộ sinh trong hai năm nhưng họ không đồng ý, với lý do sợ tất cả bệnh nhân tới đây khám sẽ dồn lên khu vực của bệnh viện phụ sản và không ai còn vào nhà hộ sinh nữa", lãnh đạo Bệnh viện phụ sản Trung ương kể.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Anh, Trưởng Nhà hộ sinh Ba Đình, đúng là tâm lý các bà bầu luôn lo lắng, lúc nào cũng sợ sẽ đẻ khó. "Hầu như ai đến khám thai cũng hỏi "ở đây có mổ được không" và khi biết không thì họ đi ngay, vì muốn tới bệnh viện tuyến trên cho chắc ăn, sợ sau phải chuyển viện".
Tuy nhiên, theo bác sĩ Anh, tỷ lệ các ca đẻ khó ở nhà hộ sinh không nhiều. Thực tế, tại các nhà hộ sinh ở Hà Nội hầu như không xảy ra các ca tai biến gây hậu quả, trừ những trường hợp bất khả kháng. "Chúng tôi bao giờ cũng rất coi trọng việc tiên lượng, theo dõi sát sao bệnh nhân, nếu thấy ca nào khó là cho chuyển viện ngay", bà Trưởng Nhà hộ sinh Ba Đình bày tỏ.
Không ít người từng tới khám và đẻ ở nhà hộ sinh thì thể hiện thái độ hài lòng, vẫn chọn nơi đây để vượt cạn lần hai.
Đến đăng ký sinh ở Nhà hộ sinh A (Ngô Quyền, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Nhu (Bồ Đề, Gia Lâm) cho biết, các em dâu của chị từng đẻ tại đây, ai cũng rất hài lòng vì được bác sĩ theo dõi sát sao, nữ hộ sinh hướng dẫn tận tình, chu đáo, chi phí lại rất rẻ, chỉ khoảng 500.000-700.000 đồng.
"Họ hàng nhà tôi cứ sinh nở là vào đây, chứ ngại chen chúc xếp hàng ở các bệnh viện phụ sản", chị Nhu nói.
Còn chị Tuyết, 46 tuổi, nhà ở phố Xã Đàn, ra đời tại Nhà hộ sinh A. Ngày nay các con của chị cũng được sinh ở nơi này. "Tôi vào bệnh viện sản khám mấy lần rồi, đợi chờ mòn mỏi, chen nhau, muốn nhanh hơn thì lại tốn tiền dịch vụ mà cũng chỉ được khám có vài phút, chẳng dám hỏi gì thêm bác sĩ", người phụ nữ nói.
Nựng nịu cô cháu gái vừa chào đời tại Nhà hộ sinh Đống Đa, bà Ngát (ngõ Đoàn Kết, Khâm Thiên) cũng bày tỏ: "Con gái, con dâu tôi đều sinh ở đây, rất tốt, phòng ốc rộng rãi, người nhà vào lúc nào cũng được".
Chị My, con dâu bà - nhân viên văn phòng tại một công ty thiết bị vệ sinh - ban đầu cũng không muốn vào nhà hộ sinh đẻ, vì "mọi người ở cơ quan đều vào bệnh viện lớn hết". Cuối cùng, chị lại chọn nhà hộ sinh sau vài lần khám tai.
"Đau đẻ, bác sĩ nhẹ nhàng dặn dò và bảo "cố chịu, đừng kêu la nhiều mà mất sức" rồi hướng dẫn cách thở, cách rặn. Sinh xong, chị y tá hỏi có lạnh không rồi lấy chăn đắp cho, sau đó còn pha cho mình một cốc sữa nóng, cảm động lắm", chị My chia sẻ.
Tại các diễn đàn phụ nữ trên mạng, những chủ đề chia sẻ kinh nghiệm sinh tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội thường dài cả trăm trang và được rất đông đảo chị em tham gia. Trong một vài toppic nhỏ, thành viên băn khoăn có nên sinh ở nhà hộ sinh thì nhận được nhiều lời bàn ra, như "nên cố một tí lên viện lớn đẻ cho yên tâm. Ở đó bác sĩ chuyên môn cao, xử trí nhanh nên đỡ lo" "giờ đẻ cũng chỉ 1-2 lần thôi, nếu không dư dả lắm thì cũng lên các bệnh viện phụ sản mà đẻ ở khu thường, chịu khó chật chội một tí".
Một giáo sư đầu ngành về sản phụ khoa đã nghỉ hưu cho rằng, từ trước tới nay, việc quản lý thai và đỡ đẻ tuyến cơ sở làm rất tốt. Những bà đỡ dày dặn kinh nghiệm có thể xử lý cả những ca sinh khó. Về sau, do cơ chế về y tế và tâm lý người bệnh, những cơ sở sản khoa tuyến dưới đang dần bị lãng quên.
Theo ông, hiện nay phụ nữ quan tâm tới sức khỏe nhiều hơn, việc chăm sóc thai kỳ cũng được chú ý, tuy nhiên nhiều người lại thực hiện chưa đúng cách khi chỉ chăm chăm đi siêu âm 4 chiều, siêu âm màu, chọn nơi sinh theo đám đông, quảng cáo...
"Siêu âm không phải là khám thai. Khám thai là quản lý sức khỏe của cả mẹ và bé, tiên lượng những trường hợp có thể xảy ra trong ca đẻ. Nếu làm tốt việc này thì sẽ hạn chế được rất nhiều tai biến sản khoa, mà không cần phải dồn tới các bệnh viện tuyến trên", ông nói.
Theo vietbao
Cẩn trọng với bệnh lí tuyến vú Tuyến vú phát triển nhanh ở tuổi dậy thì dưới tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ. Người ta phân chia hai loại bệnh của tuyến vú: Các bệnh lành tính của tuyến vú và ung thư vú. Các bệnh lí lành tính của vú 1. U xơ tuyến vú: Là loại u đặc bởi sự tăng sinh của biểu mô...