Dấu hiệu của bệnh ung thư máu?
Phần lớn những dấu hiệu ấy không phải là biểu hiện riêng của ung thư, bởi vậy bệnh nhân, thậm chí cả thầy thuốc thường ít để ý, vì cho rằng chúng chỉ là biểu hiện của những bệnh khác nhẹ hơn hoặc cũng không có gì đáng ngại.
Chỉ có khám lâm sàng cẩn thận và tuỳ trường hợp mà làm các xét nghiệm sinh học, X.quang, nội soi mới ảnh hưởng được chẩn đoán.
Dấu hiệu toàn thân
Những dấu hiệu này rất đa dạng, có thể đơn độc trong một thời gian dài mà không có biểu hiện đặc biệt nào của ung thư cả. Nếu chúng tồn tại lâu hoặc nặng lên thì sẽ là những dấu hiệu báo động.
Dấu hiệu toàn thân có thể là chán ăn (chủ yếu là sợ thịt), sụt cân nhiều, sốt dai dẳng không do nguyên nhân nhiễm khuẩn, điều trị bằng mọi cách cũng không khỏi, mệt mỏi kéo dài…
Ba dấu hiệu báo động
Chảy máu: Chảy máu, dù ít hay nhiều, bao giờ cũng là một dấu hiệu báo động. Chảy máu do các mạch máu bì khối u xâm lấn hoặc do vỡ các mạch máu nằm giữa các mô ung thư. Bệnh nhân nhổ ra máu hoặc chảy máu mũi (máu cam) nếu bị ung thư miệng, họng, xoang, thực quản.
Nếu bị ung thư phổi – phế quản thì khạc đờm có máu. Ðái ra máu là do ung thư­ thận, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt. ở bệnh nhân nữ, chảy máu âm đạo ngoài thời gian hành kinh, hoặc khi giao hợp, hoặc sau khi đã mãn kinh có thể do ung thư dạ con hoặc ung thư âm đạo. Ðại tiện ra máu thường là dấu hiệu đầu tiên của ung thư­ đại tràng. Nôn ra máu thường do ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày…
- Ðau: Ðau cũng là một dấu hiệu báo động quan trọng của ung thư. Ðó là loại đau cố định ở một chỗ, đau liên tục ngày càng nặng, dùng thuốc giảm đau không đỡ, làm cho bệnh nhân mất ngủ. Ðau đầu mạn tính lúc đầu có thể là dấu hiệu duy nhất báo hiệu ung thư não. Ðau bụng dai dẳng hoặc đau thành cơn có thể là những dấu hiệu báo động của ung thư một cơ quan sâu, ví dụ như đại tràng.
- Nhiễm khuẩn: Mọi trường hợp nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại và không khỏi khi dùng kháng sinh đều có thể là dấu hiệu báo động của ung thư. Ðó là vì bệnh này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm khuẩn bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm hẹp các cơ quan rỗng (phế quản hoặc bộ máy tiết niệu chẳng hạn), làm loét các niêm mạc miệng, họng hoặc cơ quan sinh dục, phá hủy các mô.
Những dấu hiệu báo động khác
- Viêm tĩnh mạch: Viêm tĩnh mạch (hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch) thường là tĩnh mạch các chi dưới, đôi khi cũng là dấu hiệu đầu tiên của ung thư. Ðấy là vì khối u trong ổ bụng hoặc trong khung chậu đã chèn ép tĩnh mạch gây viêm tĩnh mạch và các mô ung thư tiết ra một số chất tạo nên những cục máu đông.
- Những dấu hiệu sờ thấy hoặc nhìn thấy: Một số dấu hiệu báo động có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được. Nếu sờ thấy một cục nhỏ hoặc một vùng cứng bất thường ở da, cơ, vú hoặc tinh hoàn mà những tổn thương vùng này lại tồn tại lâu hoặc to lên đều đặn thì dù chúng có đau hay không cũng cần phải đi khám bệnh ngay.
Video đang HOT
Da nổi gồ lên không đều, bị loét lâu không liền và lan rộng cũng là dấu hiệu báo động của ung thư da. Cuối cùng, nếu thấy hột mụn cơm (mụn cóc) hoặc nốt ruồi dày lên, thay đổi màu sắc hoặc chảy máu cũng phải đến gặp thầy thuốc ngay.
Cơ quan hay bộ máy nào bị ung thư?
Dựa vào những dấu hiệu báo động, có thể biết được khá chính xác cơ quan hoặc bộ máy nào bị ung thư.
- Miệng, họng, xoang và thực quản: Dấu hiệu báo động là nhai thấy vướng hoặc đau lan lên tai, khản giọng kéo dài (ung thư­ miệng hoặc ung thư họng) đau, nuốt nghẹn, nôn (ung thư thực quản)…
- Bộ máy hô hấp: Khó thở tăng dần hoặc đột ngột, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, vế sau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi thường là dấu hiệu đầu tiên của ung thư phổi. Ho dai dẳng ở người nghiện thuốc lá cũng cần đ­ược theo dõi chặt chẽ.
- Bộ máy tiêu hoá: Dấu hiệu đầu tiên của ung thư bộ máy tiêu hoá là người bệnh có cảm giác nặng ở thượng vị (phần trên của bụng) và táo bón. Mót đại tiện giả, cảm giác nặng và đau ở trực tràng gợi nghĩ đến ung thư trực tràng. Vàng da tiến triển nhanh gợi ý ung thư đường mật, ung thư gan.
- Bộ máy tiết niệu và tuyến tiền liệt: Ðái khó, bí đái là những dấu hiệu đầu tiên của ung thư cơ quan tiết niệu hoặc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Hạch bạch huyết: Một hoặc nhiều hạch ở cổ, hạch nách hoặc hạch bẹn to lên có thể là triệu chứng đầu tiên của ung thư sâu hoặc ung thư hạch.
- Hệ thần kinh trung ương: Ðau đầu mạn tính, liệt, rối loạn thị giác, thay đổi tính tình, nôn vào buổi sáng đôi khi là những dấu hiệu báo động của ung thư­ não hoặc màng não
Theo SKDS
Bệnh ung thư máu: Chẩn đoán và điều trị
Bệnh ung thư máu xuất hiện 300.000 ca bệnh mới mỗi năm trên thế giới (chiếm 2,8% trong số tất cả các bệnh ung thư) và 220,000 người chết vì bệnh ung thư máu hàng năm.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, với việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư máu ngày càng gia tăng. Sóng điện thoại di động tác động lên tủy xương trong vùng não người làm tăng tỷ lệ bạch cầu nhiều hơn tỷ lệ hồng cầu. Đây cũng là cảnh báo chung cho các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á với thói quen sử dụng điện thoại di động.
Ung thư bạch cầu còn có tên gọi ngắn gọn là bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu, thuộc loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến. Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng cũng khá "hung dữ", đặc biệt khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu "thức ăn" và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u.
Độ tuổi thường gặp đối với bệnh ung thư máu dưới 15 tuổi là 21.7% và trên 15 tuổi là 78.2%. Số lượng bệnh nhân ung thư máu chủ yếu từ 35-69 tuổi.
Nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư máu:
- Môi trường ô nhiễm, nhiều chất phóng xạ, bức xạ ở mức độ cao: bom nguyên tử, điều trị xạ trị kéo dài, X-quang, CT cắt lớp...
- Hút thuốc lá
- Tiếp xúc với benzene ở môi trường làm việc, môi trường sống... có cả trong khói thuốc lá và xăng dầu.
- Điều trị hóa trị đối với bệnh nhân ung thư
- Hội chứng bệnh Down
- Hội chứng rối loạn máu
- Siêu vi ung thư bạch cầu tế bào T ở người loại 1
- Yếu tố di truyền: rất hiếm gặp chỉ vài người trên thế giới. Gần đây có một số nghiên cứu kết luận rằng, bệnh ung thư bạch cầu hay bạch cầu cấp đều không qua yếu tố di truyền.
Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư máu
Việc chẩn đoán u bạch huyết bắt đầu với những bệnh nhân có tiền sử và việc kiểm tra sẽ bao gồm nhưng bước như sinh thiết, chụp CT, chụp xương và chụp PET/CT.
Ngoài ra bác sĩ sẽ xét nghiệm thêm về Mô bệnh học, Mô bệnh học đo dòng tế bào, Mô bệnh học đo dòng tế bào nhiễm sắc thể với mục đích nắm rõ loại bệnh ung thư máu để có thể đưa ra các phác đồ điều trị tốt nhất.
Ung thư máu là chứng bệnh phức tạp có thể xảy ra ở nhiều dạng. Do các triệu chứng đa dạng tùy thuộc vào loại biến chứng, nên việc chẩn đoán chính xác và chi tiết bởi các chuyên gia là rất cần thiết để có phương pháp chữa trị đúng lúc và thích hợp.
Một số phương pháp điều trị ung thư máu
Hiện nay căn bệnh này đã có một số biện pháp điều trị nhưng hiệu quả chưa phải là cao lắm so với các căn bệnh ung thư khác.
Tất cả các kết quả sẽ được phân tích để đưa ra chẩn đoán rõ ràng, xác định rõ giai đoạn của u bạch huyết và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Các phác đồ điều trị được đưa ra sẽ tùy thuộc vào giai đoạn của căn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị truyền thống cho bệnh ung thư máu bao gồm hóa trị, xạ trị, chữa trị kháng thể, và ghép tủy xương, truyền máu hay cấy tế bào mầm (tế bào gốc) tạo chất sinh huyết.
Sự lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân phụ thuộc vào những điều sau đây:
- Loại bệnh ung thư máu (cấp tính/mãn tính)
- Tuổi tác của người bệnh
- Các tế bào ung thư máu được tìm thấy trong dịch não tủy.
- Tính năng của các tế bào ung thư máu
- Triệu chứng và sức khỏe của người bệnh
Hiện phương pháp điều trị ung thư máu đang được áp dụng tại các bước: hóa trị, liệu pháp sinh học trị liệu, ghép tủy/cấy tế bào gốc, hóa trị và xạ trị, uống thuốc. Các bác sĩ có thể kết hợp cho bạn từ 2 phương pháp điều trị trở lên.
- Hóa trị: sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư máu bằng các phương pháp như thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc truyền, hoặc tiêm vào dịch não tủy... theo từng chu kỳ. Mỗi chu kỳ có một khoảng thời gian điều trị và nghỉ ngơi để bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe.
- Điều trị nhắm vào mục tiêu: sử dụng thuốc để chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu.
- Liệu pháp điều trị sinh học: truyền chất kháng thể đơn dòng vào người bệnh để giết chết các tế bào ung thư máu, cải thiện khả năng kháng tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh hoặc có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư máu.
- Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.
- Thay tủy/Cấy tế bào gốc: sau khi áp dụng hóa trị, xạ trị người bệnh sẽ được cấy những tế bào gốc khỏe mạnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Những tế bào máu mới phát triển từ tế bào gốc (của chính cơ thể người bệnh hoặc của bất kỳ thành viên nào trong gia đình) được cấy vào và nó sẽ thay thế những tế bào bị hủy diệt trong quá trình điều trị trước đó.
Tác dụng phụ trong việc điều trị ung thư máu:
- Khi điều trị ung thư máu bằng các phương pháp khác nhau dẫn đến giảm mức độ của các tế bào máu khỏe mạnh, bạn có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn, bị thâm tím hoặc chảy máu một cách dễ dàng, cảm thấy rất yếu và mệt mỏi, rụng tóc, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, co rút bắp thịt, phát ban, đau đầu, suy nhược cơ thể.
- Một số loại hóa trị có thể gây ra vô sinh (có thể xảy ra nếu điều trị cho bệnh nhân dưới 15 tuổi)
- Có thể làm hỏng hoặc biến đổi các tế bào tinh trùng ở nam giới. Nếu nam giới đang ở độ tuổi sinh sản họ nên lưu trữ tinh trùng tại ngân hàng trước khi điều trị.
- Đối với nữ giới có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, hỏng buồng trứng, kém rụng trứng, tính tình nóng nảy...
- Việc cấy/ ghép tế bào gốc có thể dẫn đến một số phản ứng chống lại các mô bình thường của người bệnh. Một số mô còn có thể bị đào thải hoặc ảnh hưởng như gan, da, tiêu hóa...
Theo SKDS
Cam và chuối giúp trẻ ngừa được bệnh máu trắng Các nhà khoa học Mỹ nhận thấy rằng trẻ em ăn cam, chuối hoặc uống nước cam hàng ngày trước khi lên 2 tuổi thì nguy cơ bị ung thư máu thấp hơn so với trẻ khác. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy khẩu phần ăn giàu rau quả có thể giúp ngăn chặn nhiều căn bệnh ung thư. Trước...