Dấu hiệu bệnh trĩ bạn có đang mắc phải căn bệnh “khó nói” này không?
Ngày càng nhiều người mắc bệnh trĩ do những thói quen trong lối sống sinh hoạt, tuổi tác. Vậy bạn đã biết dấu hiệu bệnh trĩ và ăn gì để không gặp căn bệnh “10 người thì 9 mắc” chưa?
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ (dân gian gọi là bệnh lòi dom) xảy ra ở khu vực hậu môn của người. Bệnh do sự dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ hoặc phình đại tĩnh mạch ở vùng mô bao quanh hậu môn. Từ đó gây sưng, viêm, xuất huyết hậu môn, khiến người bệnh đau rát, khó chịu mỗi khi ngồi, đi lại đặc biệt là khi đại tiện, tiểu tiện.
Chính vì xảy ra ở khu vực nhạy cảm nên căn bệnh “10 người thì 9 mắc” nhưng lại rất “khó nói ra” đối với nhiều người.
Bốn cấp độ của bệnh trĩ.
Bệnh trĩ diễn ra theo 4 cấp độ, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Độ 1 (đại tiện ra máu, búi trĩ chưa sa ra ngoài); độ 2 (sa trĩ khi đại tiện nhưng vẫn tự co lại); độ 3 (búi trĩ sa quá mức, phải dùng tay đẩy vào); độ 4 (búi trĩ thường trực ở hậu môn, dễ nhiễm trùng).
Dấu hiệu bệnh trĩ
Thông qua các dấu hiệu bệnh trĩ , bạn nên có những biện pháp xử lý kịp thời, tốt nhất là đi khám ở những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ hướng dẫn chữa bệnh trĩ đúng cách.
Dưới đây là các dấu hiệu của bệnh trĩ:
Ra máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Ra máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng ra máu.
Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
Video đang HOT
Sưng vùng quanh hậu môn
Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ)
Vì sao nhiều người dễ mắc bệnh trĩ?
Bệnh trĩ ngày càng gia tăng hiện nay do những thói quen trong sinh hoạt còn chưa lành mạnh, tuổi tác cao khiến các tĩnh mạch không còn khả năng tự đàn hồi. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Dân văn phòng phải ngồi nhiều nên có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.
Chế độ ăn ít chất xơ, táo bón
Trong thực đơn hằng ngày thiếu chất xơ, nhiều tinh bột và chất béo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mắc bệnh trĩ.
Chất xơ có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể như giúp tiêu hoá tốt và nâng cao sức khoẻ, giảm cân. Mỗi ngày, trung bình cơ thể người cần 20-30 gram chất xơ, tuy nhiên, không phải ai cũng cung cấp đủ con số này.
Những bệnh nhân mắc bệnh táo bón kinh niên, khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài. Phân cứng do táo bón cọ sát gây đau rát ra máu.
Ngoài ra, những người phải đi đại tiện liên tục cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ do sự gia tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.
Béo phì
Những người béo phì có nguy cơ mắc trĩ cao hơn người bình thường rất nhiều. Nguyên nhân do chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít rau xanh. Mỡ thừa tích tụ ở nhiều bộ phận trên cơ thể, bám vào các tĩnh mạch, bao gồm cả tĩnh mạc khu vực hậu môn gây cản trở quá trình đại tiện. Lâu dần sẽ khiến bạn mắc trĩ.
Mang thai
Phụ nữ mang thai và cho con bú càng dễ bị trĩ vì ngoài những nguyên nhân thông thường gây ra táo bón và trĩ như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động….
Phụ nữ mang thai và cho con bú còn phải chịu thêm những nguyên nhân khác như: Khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra.
Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.
Ngoài ra, việc bổ sung sắt và canxi nhiều và hạn chế vận động nên càng làm tăng nguyên nhân mắc phải căn bệnh “khó nói” này.
Quan hệ qua đường hậu môn
Quan hệ qua đường hậu môn thường xuyên cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ.
Những người phải ngồi quá lâu do tính chất công việc như: dân văn phòng, công nhân, nhân viên bán hàng, lái xe… cũng là những người dễ mắc bệnh trĩ.
Nguyên nhân bởi việc ngồi quá lâu sẽ làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.
Đông Phong
Theo thoidai
Lỗi thường gặp khi dùng nhà vệ sinh
Bạn ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, dùng chất tẩy rửa sai cách, nhấn nút xả mà quên đậy nắp bồn cầu...
Ảnh minh họa
Ngồi quá lâu
Nhiều người thường mang sách, báo, điện thoại khi đi vệ sinh, dẫn đến ngồi quá lâu. Ngồi một vị trí quá lâu có thể gây căng thẳng các tĩnh mạch ở phần thấp nhất của trực tràng. Tĩnh mạch đó sưng hoặc phình ra, gây trĩ.
Bệnh trĩ thường khỏi trong vài tuần nhưng có thể bị ngứa, khó chịu. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra xuất huyết trực tràng, theo Reader's Digest.
Nếu bạn thấy có đốm đỏ trên phân hoặc giấy vệ sinh khi sử dụng, hãy gặp bác sĩ. Bạn có thể bị ung thư đại trực tràng hoặc một bệnh nghiêm trọng nào khác.
Rặn quá mạnh
Căng thẳng và nín thở, cố rặn đi cầu không chỉ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, nứt hậu môn.
Để đi cầu dễ dàng, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và duy trì hoạt động thể chất.
Chất tẩy rửa
Chất tẩy rửa để khử trùng sau khi đi vệ sinh, trộn với amoniac trong nước tiểu sẽ tạo ra khí độc choloramine dẫn đến ho, khò khè, buồn nôn, đau ngực, viêm phổi.
Nhấn nút xả ở bồn cầu nhưng quên đậy nắp
Charles Gerba, nhà vi sinh học tại Đại học Arizona, cho rằng nếu bạn xả nước bồn cầu mà quên đậy nắp có thể hạt phân nhỏ li ti bay vào không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cao Khẩm
Theo VNE
Người mắc bệnh trĩ lâu năm đừng bỏ qua 4 loại thực phẩm 'kinh điển' này Bổ sung chất xơ và uống nước đầy đủ là tôn chỉ hàng đầu đối với người bệnh trĩ. Việc lựa chọn thực phẩm khoa học sẽ giúp đỡ rất nhiều cho người bệnh trĩ trong việc đẩy lùi các triệu chứng khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh trĩ Các búi phình to của tĩnh mạch vùng trực tràng hậu môn là dấu...