Đau đớn do bị chuột rút sau khi “quan hệ” khiến nhiều chị em sợ hãi: Đây là những gì chị em cần biết mà tránh
Có một chủ đề liên quan đến tình dục không được thường xuyên nhắc đến, cho dù đó là vấn đề mà rất nhiều chị em gặp phải. Đó chính là: Bị chuột rút sau khi “quan hệ”.
Có những chuyện rõ ràng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng mỗi khi nhắc đến là không ít người đỏ mặt và ngại ngùng. Điển hình như chuyện “quan hệ vợ chồng” là một ví dụ. Cũng giống như biết bao hoạt động bình thường khác, có rất nhiều vấn đề xung quanh “chuyện vợ chồng” mà bất kì cặp đôi nào cũng tò mò muốn tìm hiểu. Thế nhưng, ngặt một nỗi, vì được xếp vào một trong những chuyện tế nhị mà không ít người né tránh nhắc đến nó.
Bàn về lợi ích của chuyện “quan hệ vợ chồng” thì khoa học đã chứng minh, hoạt động tình dục có nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm căng thẳng và nguy cơ trầm cảm, cải thiện giấc ngủ và thậm chí cả giảm mức độ của các cơn đau… Tuy nhiên, có một chủ đề liên quan đến tình dục không được thường xuyên nhắc đến, cho dù đó là vấn đề mà rất nhiều chị em gặp phải. Đó chính là: Đau do bị chuột rút (ở trong tử cung) sau khi “quan hệ”.
Có những chuyện rõ ràng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng mỗi khi nhắc đến là không ít người đỏ mặt và ngại ngùng, điển hình như chuyện “quan hệ vợ chồng”.
Shyama Mathews, bác sĩ phụ khoa được chứng nhận bởi hội đồng quản trị New York, chia sẻ trên trang MyDomaine rằng hầu hết phụ nữ đã trải qua loại đau này sau khi quan hệ vào một lúc nào đó trong cuộc sống của họ. “Đối với hầu hết phụ nữ, cơn đau này có thể cảm thấy tương tự như chuột rút trong kì kinh nguyệt”, cô nói.
Trên thực tế, một nghiên cứu của các nhà khoa học người Anh, đăng trên Tạp chí quốc tế về sản phụ khoa, cho thấy gần 1/10 phụ nữ trải qua một số loại đau khi giao hợp (còn được gọi là Dyspareunia) trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Các phát hiện cũng tiết lộ rằng phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể bị đau trong khi quan hệ tình dục, mà nguyên nhân thường liên quan đến khô âm đạo, lo lắng, thiếu hứng thú và các vấn đề khác. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có những yếu tố khác bên cạnh các nguyên nhân thể chất có thể góp phần gây ra các cơn đau trong khi quan hệ tình dục, bao gồm các vấn đề về cảm xúc và tâm lý.
Vì vậy, nếu gặp phải sự khó chịu này, chị em hãy tìm hiểu về các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng chuột rút sau khi quan hệ tình dục, làm thế nào để giảm đau và khi nào thì cần tới gặp bác sĩ.
Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chuột rút khi quan hệ tình dục
Bác sĩ Mathews giải thích: “Một lý do lý giải cho cơn đau trong hoàn cảnh này là do tinh dịch giải phóng các chất trong tuyến tiền liệt vào tử cung gây co bóp tử cung. Nhưng điều đó chỉ đúng nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ ‘hàng rào’ nào, ví dụ như dùng bao cao su. Một lý do phổ biến khác là do sự kích thích cơ học của cổ tử cung và phần dưới của tử cung. Điều này kích hoạt cùng một loại co thắt”.
Video đang HOT
“Một nguyên nhân khác có thể là co thắt cơ sàn chậu. Đó là khi các cơ xung quanh co thắt âm đạo hoặc chuột rút. Nếu tình trạng chuột rút hoặc đau tỏa ra lưng hoặc xuống chân thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý nào đó, chẳng hạn như u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung”, cô nói thêm.
Bác sĩ Raquel Dardik, phó giáo sư lâm sàng của khoa sản phụ khoa tại Đại học New York, giải thích rằng kích thích bàng quang, buồng trứng hoặc tử cung do ma sát trong quan hệ tình dục có thể là nguyên do giải thích cho tình trạng tại sao phụ nữ bị đau bụng dưới sau khi quan hệ tình dục.
Nếu tình trạng chuột rút hoặc đau tỏa ra lưng hoặc xuống chân thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh nào đó.
Cách tránh chuột rút sau khi quan hệ tình dục
Để tránh những cơn đau do bị chuột rút sau khi “quan hệ”, bác sĩ Mathews khuyên bạn nên thử các tư thế gây ít áp lực lên cổ tử cung trong khi khi quan hệ tình dục. Uống thuốc giảm đau cũng có thể làm giảm bớt bất kỳ cơn đau nào trong hoặc sau khi quan hệ.
Ngoài ra, chuột rút tử cung cũng có thể được điều trị bằng cách đặt một miếng chườm nóng lên bụng. “Một số phụ nữ bị đau dữ dội liên quan đến co thắt cơ sàn chậu nếu thực hiện liệu pháp vật lý sàn chậu với một chuyên gia thì sẽ thấy tình trạng cải thiện rất nhiều”, bác sĩ Mathews cho biết thêm.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ
“Nếu cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng, tỏa rộng ra hoặc kèm theo chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ sản phụ khoa”, đó là lời khuyên của bác sĩ Mathews. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá cơn đau vùng chậu và có thể chẩn đoán cơn đau của bạn là do co thắt cơ sàn chậu, bất thường tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung…
Ngoài việc kiểm tra với bác sĩ, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên thẳng thắn với bạn tình nếu gặp bất kỳ đau đớn nào trong hoặc sau khi quan hệ. Điều này sẽ giúp cả 2 tìm được hướng giải quyết trước mắt, nếu như đã thử mọi cách không có hiệu quả thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Làm thế nào để chống mất nước khi tập luyện Yoga mùa hè?
Trong quá trình luyện tập yoga, cơ thể sẽ tiêu tốn khá nhiều năng lượng cũng như đổ rất nhiều mô hôi. Thậm chí đôi khi còn cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi dù đã cố gắng hít thở đúng cách. Vậy làm thế nào để chống mất nước khi tập luyện Yoga mùa hè?
Yoga là một bộ môn thể thao có khả năng tiêu tốn năng lượng không thua gì những bài tập gym hay chạy bộ. Đặc biệt là vào mùa hè nóng bức, việc tập luyện Yoga khiến cơ thể của chúng ta mất một lượng nước khá lớn, từ 1,3 đến 2,3 % trọng lượng nước trong cơ thể (tùy người và tùy bài tập). Vậy chúng ta cần phải làm như thế nào để có thể chống mất nước khi tập luyện Yoga trong mùa hè?
1. Bổ sung nước trước và sau khi tập Yoga
1.1 Trước khi tập
Việc bổ sung đầy đủ nước trước khi tập yoga là điều cần thiết và tất yếu. Uống nước trước khi tập là cách hạn chế tối đa chuột rút hay việc khớp bị cứng, gây nhiều khó khăn khi luyện tập vì yoga đòi hỏi sự dẻo dai. Ngoài ra, khi cơ thể bị mất nước, thiếu chất điện giải, thiếu calo sẽ khiến người tập nhanh mệt và khó tập đúng tư thế.
Để hạn chế các tình trạng trên, trước khi tập cần uống khoảng 250 ml - 500ml nước trái cây pha loãng hay các loại nước uống thể thao. Lưu ý cần uống từng ngụm nhỏ trước khi tập 1 giờ. Nửa giờ trước khi chơi thể thao, người tập chỉ nên uống nước thể thao hay nước uống tinh khiết. Không nên uống nước trái cây lúc này vì sẽ gây khó chịu cho dạ dày.
Cũng cần chú ý không nên uống quá nhiều, chỉ uống từ 400-600ml và uống thành nhiều ngụm. Uống trước tối thiểu khoảng 10-15 phút khi buổi tập bắt đầu.
1.2 Sau khi tập
Bù nước sau buổi tập cũng là vấn đề vô cùng quan trọng, đặc biệt là vào mùa hè. Cơ thể sau một khoảng thời gian hoạt động hết công suất đã mất rất nhiều nước, chất điện giải bị giảm sút. Việc bổ sung nước sẽ giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng, nếu không sẽ dẫn đến run tay chân và hoa mắt, chóng mặt.
Tuy nhiên, người tập vẫn phải tuân theo nguyên tắc uống từ từ, từng ngụm. Uống 500-600ml nước trong khoảng 5 tới 10 phút là hợp lý nhất.
2. Bổ sung nước hằng ngày để chống mất nước khi tập luyện Yoga
Ngooài việc uống nước trước và sau khi tập yoga thật đúng cách, người tập cũng nên hạn chế tối đa việc mất nước khi tập yoga bằng cách uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều loại trái cây bổ sung nước cho cơ thể. Khi đủ nước, cơ thể sẽ luôn sẵn sàng để tập yoga bất cứ lúc nào.
3. Đâu là loại nước uống tốt nhất cho quá trình tập luyện?
Điều bắt buộc cần gi nhớ là uống nước lọc, hoặc nước bù khoáng trong quá trình luyện tập và không nên uống nước trái cây. Nước ép hay sinh tố trái cây chỉ nên uống trước buổi tập 1 tiếng để tránh dẫn đến các bệnh về dạ dày.
Ngoài ra, một ly sữa đậu nành hoặc sữa hạt các loại cũng là lựa chọn thích hợp để bổ sung đường và calo trước buổi tập nếu bạn không có đủ thời gian chuẩn bị sinh tố hoa quả.
4. Tại sao không được uống nước trong khi tập Yoga?
Cho dù việc mất nước khi tập yoga là một điều không tốt cho cơ thể, nhưng bạn cần tuân theo nguyên tắc tuyệt đối không được uống trong khi tập. Vì sao lại như vậy?
Điều này là do khi tập yoga, các hệ thống luân xa đang được nâng cao và mở rộng. Nếu bạn uống nước vào thì các luân xa này bị giảm đi đột ngột, gây ra các phản ứng khó chịu cho cơ thể như bị dị ứng, buồn nôn làm gián đoạn buổi tập. Ví dụ như đang ở các tư thế asana mà uống nước thì khả năng bị cảm sẽ rất cao.
Mọi người cũng cần đặc biệt lưu ý sau khi tập, tuyệt đối không nên tắm ngay mà phải đợi mồ hôi khô hẳn để đề phòng cảm lạnh. Ngoài ra, sau khi ngừng tập, nhịp tim vẫn còn nhanh, nhiệt độ cơ thể cao, lỗ chân lông giãn nở, tắm ngay sẽ làm máu không lưu thông khiến bạn cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nhiều bệnh nghiêm trọng khác.
7 dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh rối loạn nội tiết: Cần kiểm tra sớm để điều chỉnh ngay Rối loạn nội tiết sẽ gây ra những triệu chứng bất thường trong cơ thể, suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và chất lượng sống. Đây là dấu hiệu cần biết . Nội tiết của phụ nữ thực sự quan trọng và chi phối lớn đến sức khỏe của mỗi người. Nếu trong trường hợp bạn xuất hiện...