Đau đầu với chuyện tránh thai!
Tránh thai như thế nào cho an toàn và hiệu quả luôn là mối quan tâm của mọi phụ nữ. Không ít người dính bầu vì quên dùng thuốc tránh thai có một lần, rồi vòng tránh thai ưu việt nhưng không phải ai cũng được sử dụng, bao cao su thì chồng lười dùng…
Khi con trai đầu lòng tròn 7 tháng tuổi, chị Hải Minh (17 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) bỗng dưng xuất hiện triệu chứng nghén như khi mang thai cu cậu. Ngửi thấy mùi cơm, mùi xào nấu thức ăn thì buồn nôn. Hoảng hốt, chị mới đi khám thì bác sĩ cho biết chị đã mang thai 7 tuần. Bỏ thì thương… nhưng vì mới mổ đẻ nên chị đành dứt ruột bỏ đi giọt máu đang thành hình.
“Trong khi kinh nguyệt chưa có trở lại nên vợ chồng mình rất lo lắng chuyện vỡ kế hoạch. Mình có uống thuốc tránh thai nhưng rất hay quên, còn bao cao su thì cả hai vợ chồng đều không thỏa mái và chỉ sử dụng vào giai đoạn cuối. Sau sinh 5 tháng, dù chưa có kinh trở lại nhưng mình đã đi khám phụ khoa để đặt vòng tránh thai nhưng đặt vòng chỉ được phép sau mổ đẻ 6 tháng và không bị viêm nhiễm phần phụ….”, chị Hải Minh chia sẻ về sự cố ngoài ý muốn.
Chị Thu Hường (Khương Trung, Hà Nội) cũng loay hoay không biết sử dụng biện pháp tránh thai nào. “Vì không chọn được phương pháp tránh thai phù hợp, tháng vừa rồi mình đã phải dùng tới 4 lần thuốc tránh thai khẩn cấp. Đến lần thứ 5 thì không dám dùng nữa vì hết tiêu chuẩn. Giá như có biện pháp gì đó không làm mình và chồng khó chịu, giá như mình có thói quen uống thuốc đều đặn, giá như…”.
Từng vỡ kế hoạch dẫn đến phải bỏ thai một lần và một lần bị chửa ngoài tử cung phải cắt bỏ một bên vòi trứng, chị N.T.L luôn ám ảnh việc dính bầu ngoài ý muốn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống vợ chồng của chị L, khiến chị sợ hãi chuyện gần chồng.
Video đang HOT
BS Nguyễn Anh Tuấn, tổ chức Marie Stopes International tại Việt Nam, cho rằng, mỗi phương pháp tránh thai đều có tính ưu việt riêng, tùy vào mỗi người mà bác sĩ có thể tư vấn để chị em phụ nữ lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp bởi hiện nay, ngoài các biện pháp tránh thai truyền thống còn có những phương pháp mới, chẳng hạn que cấy tránh thai Implanon (hiệu quả 99,95%, hiệu quả ngay sau 24 giờ cấy và có tác dụng 3 năm) đã được bệnh viện Bộ y tế cho phép áp dụng và đang được cung cấp tại các phòng khám thuộc hệ thống Marie Stopes International tại Việt Nam. Nếu muốn có thai, chỉ cần rút que cấy là khả năng sinh nở của người phụ nữ sẽ hôi phục hoàn toàn bởi que cấy hoạt động theo cơ chế giải phóng dần một lượng nhỏ nội tiết etonogestrel vào cơ thể. Etonogestrel có tác dụng ức chế phóng noãn (sự rụng trứng), làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung nhằm giảm khả năng xâm nhập của tinh trùng lên buồng tử cung, làm niêm mạc tử cung kém phát triển không tạo được thuận lợi cho trứng thụ tinh làm tổ..
Tuy nhiên chị em cần lưu ý ghi nhớ, que cấy tránh thai chỉ giúp ngừa thai, còn không phòng tránh các nhiêm khuân lây truyên qua đường tình dục. Ngoài ra, phương pháp này cũng có những tác dụng phụ nhất định giống như thuốc uống bởi đều là phương pháp sử dụng nội tiết tố. Có thể gọi đến Tổng đài 1900 55 88 82 để được tư vấn kỹ càng và tốt nhất.
Tú Anh
Theo Dân trí
Đổ bệnh vì quên vòng tránh thai
Để vòng tránh thai quá hạn trong bụng dễ dẫn đến nhiều biến chứng, thường gặp nhất là mang thai ngoài ý muốn hoặc vòng bị lệch, nứt gãy, thậm chí xuyên cơ vào ổ bụng, bám vào các cơ quan lân cận.
Bác sĩ đang tư vấn về kế hoạch hóa gia đình tại bệnh viện Từ Dũ
Bà Ng.T.T (65 tuổi, ngụ TPHCM) bỗng dưng bị đau bụng dữ dội. Đến bệnh viện khám, các bác sĩ phát hiện "thủ phạm" là chiếc vòng tránh thai đặt từ 37 năm trước. Theo các bác sĩ sản khoa, trường hợp như thế không phải hiếm gặp, thậm chí nhiều người từng phải cấp cứu do vòng bị gãy hoặc "đi lạc" làm tổn thương nghiêm trọng đến tử cung và các cơ quan lân cận.
Đủ kiểu biến chứng
Chị T.M.Ng (42 tuổi) không giấu nổi bực bội khi đến bệnh viện sản khoa đã làm thủ thuật đặt vòng tránh thai cho chị. Chị cho biết trễ kinh hơn một tháng, dùng que thử thì thấy có thai nên bức xúc với bác sĩ rằng đã đặt vòng sao vẫn "dính"? Sau khi nghe tư vấn, chị mới sực nhớ bác sĩ từng dặn là chiếc vòng chỉ có hạn sử dụng 5 năm, vậy mà nó đã "ngủ quên" đến 11 năm. "Nhiều năm qua chỉ lo chăm con nên không chú ý mấy chuyện này, với lại nghĩ mình cũng lớn tuổi rồi, ai dè...", chị Ng. thở dài.
BS Dương Phương Mai, Trưởng Khoa Kế hoạch hóa gia đình - Bệnh viện Từ Dũ, cho biết tùy vào chủng loại, thông thường vòng tránh thai có thời hạn từ 5-10 năm. Các thông số này ghi trên sản phẩm và nơi làm thủ thuật đặt vòng phải tư vấn rõ cho bệnh nhân về thời hạn. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bỏ quên vòng tránh thai trong cơ thể trên 20, 30 năm. Có những người đã mãn kinh từ lâu, bỗng dưng bị đau bụng mới nhớ đến chiếc vòng, vội vàng tìm bác sĩ nhờ lấy ra.
Bác sĩ ở Bệnh viện Từ Dũ tư vấn về biện pháp kế hoạch hóa gia đình cho một phụ nữ
Việc để vòng tránh thai quá hạn trong bụng dễ dẫn đến nhiều biến chứng. Thường gặp nhất, đó là việc mang thai ngoài ý muốn. Ngoài ra, vòng quá hạn có thể bị lệch, nứt gãy, thậm chí xuyên cơ vào ổ bụng, bám vào các cơ quan lân cận. Điều này sẽ gây ra các tổn thương, nhiễm trùng thậm chí thủng tử cung, gây viêm phúc mạc hoặc xuất huyết nội... khiến bệnh nhân tử vong.
"Rắc rối hơn là khi chiếc vòng không còn nằm ở vị trí cũ. Không hiếm bệnh nhân vào viện vì đau hoặc bất chợt nhớ ra là trong cơ thể mình có cái vòng quá hạn. Họ một mực khẳng định còn vòng trong cơ thể nhưng chúng tôi kiểm tra vị trí đặt vòng thì chẳng thấy. Lúc đó, thay vì thao tác lấy vòng ra một cách đơn giản thì chúng tôi phải dùng đủ biện pháp như chụp X-quang, siêu âm, nội soi ổ bụng... để truy tìm chiếc vòng đi lạc. Tìm thấy rồi thì việc lấy ra cũng khó khăn vì vòng bị khuất hoặc gãy, bám vào cơ hay các cơ quan gần đó", bác sĩ Mai cho biết.
Nên khám định kỳ
Theo các chuyên gia sản khoa, dù tỉ lệ biến chứng vì bỏ quên vòng không cao nhưng dễ gây ra tình trạng mang thai ngoài ý muốn do vòng giảm hoặc mất tác dụng. Ngoài ra, phụ nữ đến lúc mãn kinh mới lấy vòng ra thì lúc này tử cung đã teo nhỏ, nội mạc mỏng dần khiến cho việc lấy vòng trở nên phức tạp hơn.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản TPHCM, lưu ý khi đặt vòng tránh thai, chị em nên ghi nhớ thật kỹ những điều bác sĩ tư vấn, nhất là thời hạn sử dụng của vòng và lịch hẹn khám định kỳ sau khi làm thủ thuật. Thông thường, thời gian đầu sau khi đặt vòng, bệnh nhân thường được hẹn quay lại khám sau 1 tháng, rồi 3 tháng, 6 tháng... sau khi đã ổn định thì chỉ cần khám thường niên. Dù vòng tránh thai có hiệu quả ngừa thai cao và an toàn nhưng vẫn nên tuân thủ việc thăm khám sau đặt vòng, bởi biện pháp nào cũng có một tỉ lệ thất bại nhất định.
Lưu ý các biểu hiện bất thường
Khi sử dụng vòng tránh thai, nếu thấy các biểu hiện bất thường như trễ kinh, đột nhiên ra huyết, đau bụng..., chị em nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra xem tình trạng đó có liên quan đến vòng tránh thai hoặc có mang thai ngoài ý muốn hay không. Khi vòng tránh thai đã hết hạn sử dụng, nên đến các cơ sở y tế để thay vòng mới hoặc tháo bỏ vòng nếu đã mãn kinh.
Theo Anh Thư
Người lao động
Đau lưng ê ẩm do đặt vòng tránh thai Dụng cụ tử cung bị đặt nhầm có thể gây ra nội bộ để lại sẹo hoặc nhiễm trùng. Thiệt hại và viêm của các mô xương chậu có thể gây ra cả vùng chậu và đau lưng dưới. Nhưng có nhiều phụ nữ đã có biểu hiện đau lưng khi mới chỉ bắt đầu đặt vòng được một thời gian ngắn. Dụng...