Đau bụng kinh – chữa bằng mẹo nhỏ từ thiên nhiên
Để giải quyết những hội chứng khó nói này, bạn có thể sử dụng những mẹo vô cùng đơn giản từ chính thiên nhiên.
Bụng đau quằn quại mỗi khi “đến tháng”, mỏi nhừ các cơ, lưng, vai, đôi lúc ói mửa những ngày “đèn đỏ”…, tất cả là triệu chứng của bệnh đau bụng kinh. Để giải quyết những hội chứng khó nói này, bạn có thể sử dụng những mẹo vô cùng đơn giản từ chính thiên nhiên xung quanh:
1. Gừng
Gừng là loại gia vị cực kỳ hiệu quả để xử lý rối loạn kinh nguyệt ngay ở nhà bạn, nhất là khi bị đau bụng kinh hoặc tắc kinh. Một miếng gừng tươi giã ra và đun cùng nước sôi trong vài phút, thêm 1 chút đường hoặc mật ong, vậy là bạn đã có một vị thuốc hữu hiệu để trị chứng đau bụng khó chịu. Một ngày chỉ cần dùng sau các bữa ăn, hiệu quả của miếng gừng nhỏ sẽ khiến bạn bất ngờ. Lưu ý, phụ nữ sau sinh nên dùng mật ong đã qua xử lý, không nên dùng mật ong tươi, dễ gây nhiễm khuẩn cho bé.
2. Sữa pha bột quế
Một cốc sữa ấm pha với nửa thìa bột quế giúp giảm đau bụng, đau cơ, nhức toàn thân trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, lá tre cũng có thể điều hòa kinh nguyệt một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể sử dụng sữa bò pha với bột hạt củ cải để giúp kinh nguyệt đến đều đặn.
3. Vừng, đu đủ, hoa chuối và đồ ăn cay
Video đang HOT
Pha nước ấm cùng bột vừng, ăn đu đủ xanh và đồ ăn cay sẽ giúp giảm đau và duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Những món ăn này cũng giúp phái nữ giảm căng thẳng mệt mỏi trong những ngày đèn đỏ.
Hoa chuối là phương pháp hiệu quả nhất cho bạn gái có kinh nguyệt quá nhiều. Nấu 1 bắp hoa chuối, ăn kèm sữa hoặc pho mát, món ăn này sẽ giúp tăng lượng progesterone và giảm lượng máu kinh.
4. Các thảo dược thiên nhiên
Ngải cứu, đương quy, xuyên khung, ô dược, hương phụ, trần bì, ích mẫu… là những thảo dược rất hiệu quả để điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh. Bên cạnh việc sắc thuốc, chị em có thể sử dụng các sản phẩm được tổng hợp từ thiên nhiên như Khang Nữ Đan, tạo hiệu quả rõ ràng chỉ trong 3 tháng.
Khang Nữ Đan – Một trong những sản phẩm thảo dược chữa đau bụng kinh được tin dùng
5. Những phương pháp khác
Cần luôn luôn giữ ấm. Bạn có thể mặc quần áo ấm hoặc mát xa vùng lưng và bụng dưới, chườm nóng bằng nước ấm hoặc túi chườm, chai nước, khăn ấm. Phương pháp này sẽ giúp giảm đau.
Bạn cũng có thể dùng nước mùi (ngò) tây, xay cùng các loại sinh tố hoa quả khác. Pha 75ml nước mùi tây với cà rốt hoặc dưa chuột và dùng 2 tiếng/ lần, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm đau và duy trì kinh nguyệt đều đặn.
Lưu ý: không dùng các phương pháp trên nếu bạn bị dị ứng
Để được tư vấn về chứng đau bụng kinh hay rối loạn kinh nguyệt hoặc sử dụng Đông dược điều hòa kinh, bạn hãy gọi tới hotline: 0904.898.898 hoặc truy cập vào website: http://khangnudan.vn
Theo VNE
Mẹo nhỏ làm dịu những khó chịu ngày đèn đỏ
Có cách nào để giảm thiểu những rắc rối riêng tư này?
Giảm đau bụng kinh
Dễ nhất là lấy một chai nước nóng và bọc qua một cái khăn sau đó áp chai nước này trực tiếp lên chỗ đau, cảm giác khó chịu ngày đèn đỏ sẽ được cải thiện.
Hiện nay, ở các siêu thị và các hiệu thuốc có bán loại túi sưởi dùng cho mùa đông, rất tiện, khi cần chỉ việc cắm điện khoảng 10 phút là chườm được.
Cơn đau xuất hiện do sự co cơ trơn ở cổ tử cung, chỉ cần có hơi nóng từ bên ngoài truyền vào làm giãn cơ, tức thì cơn đau sẽ bị đẩy lùi. Người nào da mỏng hoặc quá mẫn cảm có thể thay túi chườm bằng miếng gừng tươi xắt lát đặt lên bụng. Tinh dầu gừng cũng có tác dụng giãn mạch làm giảm đau.
Khi cơn đau nặng và kéo dài có thể mua một nắm ngải cứu tươi về rửa sạch, đun sôi chắt lấy nước rồi cho gạo vào nấu cháo. Sỡ dĩ ngải cứu có tác dụng giảm đau vì trong nó chất ức chế prostaglandin là tác nhân gây đau.
Ngải cứu giảm đau bụng kinh (ảnh minh họa)
Cũng có thể lấy rau sam tươi, giã (hoặc ép) lấy nước. Dùng nước ấy ăn cùng trứng gà luộc trong vài ngày cũng có tác dụng giảm đau, điều hòa kinh nguyệt.
Hoặc ngâm mộc nhĩ đen (không dùng mộc nhĩ trắng) cho nở rồi nấu chín, tra thêm đường cát, ăn nóng mỗi ngày một lần, ăn liền trong mấy ngày đèn đỏ.
Với những trường hợp phải đi công tác xa hoặc không có điều kiện áp dụng các phương pháp trên, phải dùng thuốc giảm đau thì tuyệt đối không uống thuốc aspirin vì thuốc này có thể làm tăng chảy máu.
Thuốc ibuprofen (Motrin, Advil...) chữa đau bụng kinh công hiệu hơn aspirin.
Chị em cũng có thể sử dụng túi sưởi để chườm khi bị đau bụng kinh (ảnh minh họa)
Chữa tắc kinh
Với phụ nữ, không gì khó chịu bằng đến đúng chu kỳ mà bụng đau, ngực tức trong khi kinh vẫn án binh bất động không chịu ra. Cảm giác khó chịu là một chuyện, theo sau nó là rất nhiều hệ luỵ liên quan đến việc "kế hoạch".
Kinh nghiệm dân gian là uống một đến hai cốc nước dừa tươi sẽ giúp tăng tuần hoàn máu và lợi tiểu.
Sau đó kinh sẽ ra dễ dàng và có màu sắc tươi hơn. Có người thay nước dừa bằng uống một cốc bia tươi, cũng có tác dụng đẩy kinh ra nhanh không bị ứ trệ.
Hoặc khi gần đến ngày đèn đỏ, nấu chè đậu xanh (đã bỏ vỏ) với đường trắng ăn liên tục trong mấy ngày. Món này có công dụng giải nhiệt, thông kinh, giảm đau, chữa đau đầu khi bị kinh nguyệt.
Chữa rong kinh
Bình thường, mỗi tháng phụ nữ treo đèn đỏ từ ba đến năm ngày. Thỉnh thoảng, có người "treo" đến một tuần, mười ngày hoặc nửa tháng. Những trường hợp này y học gọi là hiện tượng rong kinh.
Những người bị rong kinh thường kèm theo triệu chứng thiếu máu do thiếu chất sắt. Kỳ kinh kéo dài sẽ làm bạn dễ mệt mỏi, không hoạt động thể chất được, hơi thở ngắn, nhức đầu, chóng mặt...
Nước dừa tươi chữa tắc kinh (ảnh minh họa)
Dân gian có một bài thuốc khá hiệu nghiệm là: Lấy khoảng 70 gam thịt nạc xay nhuyễn, nấu chín dùng một bó rau ngổ, ăn mỗi ngày một lần, trong hai ba ngày là cảnh "mưa dầm" sẽ chấm dứt.
Tuy nhiên, để tránh hiện tượng rong kinh tái phát, trong những ngày đèn đỏ bạn không nên ăn những gia vị nóng như tiêu, ớt, không dùng những đồ uống kích thích như cà phê, rượu bia. Kiêng làm việc nặng.
Tránh stress. Nghỉ ngơi đầy đủ và uống bù viên sắt nếu thấy hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao.
Với những trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt quá bất thường, không đều kéo dài (5 tháng trở lên), bạn nên đi khám phụ khoa. Nên ghi rõ những ngày bắt đầu có kinh vào một lịch nhỏ.
Cũng vậy, nếu kinh bị ra quá nhiều hoặc khi có kinh bị đau bụng dữ dội và kéo dài, thậm chí đã uống thuốc mà không hết.
Bác sĩ có thể cần phải làm nhiều xét nghiệm sau khi khám bệnh, để tìm ra nguyên nhân chứng rối loạn kinh nguyệt của bạn để chữa trị đúng cách.
Theo SKDS
Căng thẳng vì đau bụng kinh: nỗi lo khó nói của phái nữ Bỗng dưng cả tháng nay, "đèn đỏ" của bạn không đến? Hoặc có "đèn đỏ" nhưng bụng đau thắt, kèm theo cả đau toàn thân, ói mửa? Khí hư vàng đậm, ra nhiều bất thường khiến bạn lo lắng? Thật khó nói, nhưng đó là những triệu chứng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi. Có thể bạn đang mắc...