Đậu bắp có chữa được thoái hóa khớp?
Nhiều người thấy đậu bắp, mồng tơi có dịch nhờn nên nghĩ là ăn vào sẽ giúp điều trị thoái hóa khớp.
Trên mạng MXH từng chia sẻ “bài thuốc” uống nước đậu bắp luộc 1-2 lần mỗi ngày, trong thời gian 1-2 tháng sẽ thấy khớp không còn cứng, không còn đau nữa.
Theo chia sẻ của BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, BV Y dược TP.HCM, thoái hóa khớp là hiện tượng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo là phản ứng viêm và hiện tượng giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn điểm nối giữa hai đầu xương. Đây là tình trạng lão hóa của khớp. Sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết… dẫn tới đau nhức vùng khớp, khó đi lại.
Khớp hoạt động trơn tru là nhờ cấu trúc lớp sụn khớp khỏe mạnh, trơn láng và lượng dịch khớp do màng hoạt dịch tiết ra đủ chất lượng. Vì vậy quan niệm ăn thực phẩm có chất nhờn như đậu bắp, rau mồng tơi, cà chua giúp cung cấp chất nhờn cho khớp là chưa đúng. Vì chất nhờn từ đậu bắp, mồng tơi… sẽ không đi trực tiếp vào khớp, mà sẽ được hệ tiêu hóa chuyển thành những thành phần nhỏ đưa tới những bộ phận của cơ thể. Hơn nữa, cấu trúc của dịch nhờn trong đậu bắp và dịch khớp khác nhau.
Đậu bắp rất tốt tuy nhiên chớ thần thánh hóa công dụng chữa thoái hóa khớp.
BS Tấn Vũ phân tích đậu bắp, mồng tơi, cà chua chứa hàm lượng lớn canxi, axit folic, chất xơ và các loại vitamin như vitamin A, C, K… giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ, cải thiện tình trạng đau khớp hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng liên tục, hoặc quá nhiều, đều không có lợi cho sức khỏe.
Đậu bắp còn chứa lượng lớn oxalate, việc ăn nhiều thực phẩm giàu oxalat có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận dạng canxi oxalat.
Video đang HOT
Đậu bắp cũng chứa nhiều chất xơ, nên ăn nhiều dễ bị tiêu chảy… Do vậy, nên kết hợp với những thực phẩm khác trong bữa ăn để có thể cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho một ngày.
Hiện không có thực phẩm nào giúp điều trị bệnh thoái hóa khớp. Để hỗ trợ cải thiện thoái hóa khớp, mọi người cần tăng cường ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin (C, D, K,..), ăn cá và dầu hạt (như óc chó, đay, oliu) có chứa nhiều omega 3 và khoáng chất đặc biệt là canxi (có trong sữa, phô mai, rau trái xanh đậm màu…) để hỗ trợ xương chắc khỏe, góp phần tự sửa chữa tổn thương trong khớp.
Ngoài ra, cần duy trì cân nặng lý tưởng, có chế độ ăn khoa học và tập thể dục hợp lý, tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt hàng ngày như nằm võng, ngồi xổm, ngồi chồm hổm, leo cầu thang, mang vác nặng, đứng lâu, ngồi lâu…
Cải xanh - cây rau, cây thuốc chữa bệnh
Rau cải xanh vẫn thường được chế biến thành món canh, món luộc... trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, rau cải xanh, bao gồm cả lá và hạt đã được sử dụng như những vị thuốc trị nhiều bệnh.
Rau cải xanh tên gọi khác là rau cải bẹ xanh, cải canh, cải cay. Tên khoa học là Brassica Juncea (L.). Họ cải Brassicaceae. Cải xanh dạng cây thân thảo, hoàn toàn nhẵn, cao 40-60cm, rễ trụ ít phân nhánh, lá mọc từ gốc hình trái xoan tù, hơi khía răng, không đều, cuống lá có cạnh với 1-2 đôi tai nhỏ. Hạt hình cầu màu đen.
Bộ phận dùng làm thuốc là lá và hạt cải xanh.
Lá có tác dụng lợi tiểu. Hạt cải xanh vị cay, tính ấm, tác dụng thông khiếu an thần, tiêu đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau. Quy kinh phế, thận.
1. Bài thuốc từ cải xanh
- Viêm khí quản , ho, khàn tiếng: Lấy hạt cải xanh 4g, hạt củ cải 4g, sao thơm, cho vào nấu với 600ml nước cho đến khi còn khoảng 1/3. Uống chia 3 lần sáng- trưa- chiều trong 7-10 ngày.
- Chữa ho, trừ đờm, khò khè : 4g hạt rau cải xanh, 12g hạt tía tô, 10g trần bì. Đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần/ngày, uống 10-15 ngày.
- Chữa đau xương khớp : Chuẩn bị 15g hạt cải xanh, một ít bột mì. Đem giã nát hạt cải xanh rồi trộn chung với bột mì làm thuốc đắp vào vị trí đau ngày 1 lần trong khoảng 30 phút, từ 7-10 ngày.
Hạt rau cải xanh được sử dụng chữa ho, viêm khí quản...
- Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Rau cải xanh có tác dụng thải acid uric ra bên ngoài. Với những người bị gout nên nấu canh rau cải xanh, ăn cả rau và nước giúp điều trị phòng ngừa gout hiệu quả.
- Chữa mụn nhọt : Lấy củ hành ta, hạt cải xanh 20g mỗi thứ. Hành củ lột vỏ giã nát. Hạt cải tán bột mịn. Trộn hai nguyên liệu với nhau, đắp lên chỗ mụn nhọt (chỉ dùng khi mụn chưa vỡ, không bị nhiễm trùng) ngày đắp 1 lần đến khi mụn lặn.
- Hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu, phù thũng, tiểu khó , nước tiểu đục: 1kg ngao tươi, 300g cải xanh, 1 nhánh gừng, 1 củ hành tím, 1 vài tép tỏi, gia vị vừa đủ.
Chế biến: Rửa sạch ngao rồi luộc, gừng thái lát. Tách vỏ ngao, nặn bỏ ruột ngao, rửa sạch rau cải xanh thái khúc cho vào nấu cùng với nước ngao, bỏ ngao và cho gia vị vừa ăn. Ngày ăn 2 lần sáng - chiều, trong 7-10 ngày.
Rau cải xanh dùng làm món ăn, vị thuốc chữa bệnh.
- Trị đau đầu, sổ mũi, buồn nôn, ăn không tiêu , đau nhức xương khớp do phong thấp: Hạt cải xanh 4g, hạt gấc 12g, một dược 12g, quế tâm 12g, mộc hương 12g. Chế thành bột uống, ngày uống 2 lần sáng- chiều, trong 5-7 ngày.
2. Lưu ý khi dùng cải xanh
Bệnh nhân suy giáp không dùng cải xanh.
Trẻ em, người đang bị tiêu chảy, phụ nữ có thai không nên ăn cải xanh sống.
Không dùng cho trường hợp dị ứng với cải xanh.
Những người bị suy thận, đang dùng thuốc chống đông không nên dùng cải xanh.
Phải chọn rai cải xanh còn tươi, không bị giập nát, hư hỏng, chế biến sạch sẽ tránh ký sinh trùng, giun sán.
Loại cây mệnh danh 'nhân sâm của người nghèo', những người này chớ dại uống Trong y học cổ truyền, đây là loại cây thuốc quý. Nước lá cây này được ưa chuộng hơn cả vì mang lại nhiều lợi ích đặc biệt, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng. Theo Đông y, lá đinh lăng có tính mát, vị hơi đắng, và có tác dụng giải độc, chống dị ứng, cũng như chữa táo...