Dấu ấn 5 năm ‘Nâng bước em đến trường’
Sau 5 năm thực hiện Chương trình ‘Nâng bước em tới trường – Con nuôi Đồn Biên phòng’, Bộ đội Biên phòng đã chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ, nâng bước tới trường hơn 5.000 lượt học sinh có hoàn cảnh khó khăn, con gia đình chính sách…, nhằm nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
lChủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, Trung tướng Đỗ Danh Vượng và các đại biểu trò chuyện cùng các học sinh, sinh viên tiêu biểu tham dự Hội nghị tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu trong chương trình “Nâng bước em đến trường – Con nuôi Đồn Biên phòng”.
Hiệu quả 5 năm “Nâng bước em đến trường”
Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh (BTL) Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cho biết, trước thực trạng khu vực biên giới nước ta còn nhiều tồn tại so với các địa bàn khác như: Hệ thống chính trị cơ sở còn hạn chế; cơ sở hạ tầng khó khăn; cơ sở y tế chưa được bảo đảm; tỷ lệ mù chữ, tái mù chữ, học sinh bỏ học, không có điều kiện đến trường còn cao; nhiều phong tục, tập quán lạc hậu vẫn tồn tại…, với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt” và tinh thần “Trao con chữ, truyền hi vọng”, từ năm 2016 đến nay, Đảng ủy, BTL BĐBP đã triển khai Chương trình “Nâng bước em tới trường”.
Chương trình được triển khai trong toàn lực lượng nhằm động viên, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ, giúp đỡ các cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi không nơi nương tựa… được đến trường học tập, rèn luyện. Trong đó, tập trung giúp đỡ các cháu học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con gia đình chính sách, người có uy tín, dân tộc thiểu số rất ít người…
Năm học 2016-2017, các Đồn Biên phòng nhận đỡ đầu 2.844 em, trong đó có 197 em học sinh nước bạn Lào, Campuchia. Những năm học tiếp theo tiếp tục bổ sung, duy trì nhận đỡ đầu gần 3.000 em, với mức hỗ trợ 500.000 đồng/em/tháng, đến khi học hết lớp 12.
Trong quá trình thực hiện, các đơn vị BĐBP đã có nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo để hỗ trợ, bổ trợ góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình, như: Mô hình “Bữa sáng cho em” (Biên phòng Sơn La), “Bánh mì bộ đội” (Biên phòng Quảng Trị), “Bếp ăn tình thương” (Biên phòng Gia Lai), “Tủ sách thanh niên – Nâng bước em tới trường” (Biên phòng Quảng Ngãi), “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” (Biên phòng Bình Định); “Sân trường cho em” (Biên phòng Phú Yên), “Tiết kiệm tiền lẻ – Chia sẻ khó khăn” (Biên phòng Cà Mau) và các Chương trình “Học kỳ Quân đội” (Biên phòng Sơn La), “Thắp sáng ước mơ cho em” (Biên phòng Nghệ An), “Tay kéo biên phòng” (Biên phòng Lai Châu)…
Ngoài nguồn kinh phí do cán bộ, chiến sĩ BĐBP quyên góp khoảng 95 tỉ đồng, Chương trình còn nhận được sự chung tay, góp sức của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, tiêu biểu như: Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội…
Video đang HOT
Các cháu học sinh được BĐBP đỡ đầu thường xuyên tới trường, bám lớp. Chương trình đã chia sẻ, giúp đỡ hàng nghìn em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tới trường, chắp cánh ước mơ. Kết quả học tập, rèn luyện của các em được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá, giỏi năm sau đều cao hơn năm trước. Nhiều em đạt giải kỳ thi các cấp, được các thầy, cô, nhà trường khen ngợi, biểu dương.
Tiêu biểu có 59 em đạt giải ở các kỳ thi các cấp; gần 3.000 lượt em học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường; 132 em đỗ các trường đại học, cao đẳng, trong đó có nhiều em đỗ các trường top đầu như: Em Lý Hồng Hải được BĐBP Cao Bằng đỡ đầu đỗ Đại học Ngoại thương Hà Nội; em Lê Thị Hà Uyên được BĐBP Thanh Hóa đỡ đầu đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân…
Em Vàng Thị Chá, người dân tộc Mông, con nuôi của Đồn Biên phòng Phó Bảng, BĐBP Hà Giang cho biết: “Từ khi được làm con nuôi của Đồn Biên phòng, được các bố nuôi chăm sóc, dạy bảo, giúp đỡ thì cuộc sống của em đã thay đổi. Chúng em có nhà để ở, có cơm để ăn, có sách để học và các bố ở Đồn Biên phòng như người thân trong gia đình”.
Đến toàn quân “Nâng bước em đến trường”
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi nương tựa… mặc dù đã được hỗ trợ, giúp đỡ nhưng vẫn có nguy cơ bỏ học giữa chừng, vì vậy, năm 2019, BĐBP đã triển khai Mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng” với các nội dung, chỉ tiêu, hình thức cụ thể, thiết thực để nhận các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nuôi dưỡng tại các Đồn Biên phòng.
Hiện tại, các Đồn Biên phòng đang nhận nuôi 356 cháu, trong đó có 271 cháu nuôi tại đồn, 85 cháu nhận nuôi tại gia đình. Trong đó, có 41 cháu mồ côi cả cha và mẹ, 180 cháu mồ côi cha hoặc mẹ, 5 cháu là con liệt sĩ, 3 cháu bị tật nguyền… Các cháu được bố trí nơi ăn nghỉ, góc học tập riêng và có cán bộ kèm cặp giúp đỡ, chú trọng bồi dưỡng các cháu thành lớp người kế cận sau này tham gia giữ gìn bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
5 năm qua, lực lượng BĐBP đã đỡ đầu cho trên 5.000 lượt học sinh khu vực biên giới có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền khoàng 95 tỷ đồng. Trong đó có gần 1.000 em mồ côi không nơi nương tựa và gần 200 em của nước bạn Lào và Campuchia.
Những năm qua, Chương trình “Nâng bước em tới trường – Con nuôi Đồn Biên phòng” đã được lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung trương và cấp ủy, chính quyền các địa phương ghi nhận, đánh giá cao; đồng thời được lan tỏa trong cả nước với sự vào cuộc của các bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội. Năm 2016, Chương trình được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bình chọn là “Công trình Thanh niên tiêu biểu toàn quốc”.
Năm 2017, Chương trình được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và tổ chức Liên Hợp quốc tại Việt Nam bình chọn là một trong 8 giải thưởng “Tình nguyện quốc gia”.
Kết quả đó khẳng định, triển khai Chương trình là chủ trương đúng đắn của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, là tình cảm, sự tri ân và việc làm ý nghĩa thiết thực của cán bộ, chiến sĩ BĐBP hướng về đồng bào các dân tộc nơi biên giới, hải đảo; góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa BĐBP với nhân dân; nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, xây dựng, củng cố thế trận lòng dân, nền biên cương toàn dân vững chắc.
Việc đỡ đầu, hỗ trợ các em học sinh nước bạn Lào, Campuchia đã góp phần tăng cường sự phối hợp giữa BĐBP Việt Nam với lực lượng bảo vệ biên giới và chính quyền cơ sở các nước; tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân hai bên biên giới…
Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP cho biết, Chương trình “Nâng bước em tới trường” và Mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng” là sự kế tiếp truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam; là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về tham gia phát triển kinh tế – xã hội; là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng ủy, BTL BĐBP, thể hiện tình cảm, trách nhiệm, sự tri ân của cán bộ, chiến sĩ BĐBP với đồng bào các dân tộc nơi biên giới, hải đảo trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Quốc phòng đã giao BTL BĐBP chủ trì xây dựng, triển khai dự án “Cán bộ, chiến sỹ Quân đội nâng bước em tới trường”.
Đà Nẵng: Đẩy mạnh tiến độ các công trình trọng điểm
Trong dịp kiểm tra các công trình trọng điểm ra quân đầu năm, lãnh đạo TP.Đà Nẵng nhấn mạnh du lịch, CNTT là những mũi nhọn cần tập trung đẩy mạnh tiến độ, kể cả các dự án dân sinh.
Công trình Xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng và các tuyến cống chuyển nước mưa về sông Hàn (lưu vực đường Hồ Xuân Hương đến Quảng Nam) tại Q.Ngũ Hành Sơn có tổng mức đầu tư lên đến 1.340 tỉ đồng. Công trình có chức năng thu gom, đưa nước thải về trạm xử lý, nâng cao hiệu quả các trạm xử lý, khắc phục ô nhiễm do nước thải và nước mưa ở các bãi tắm phía đông Q.Ngũ Hành Sơn. Trong đó, hạng mục xây hệ thống gom nước thải riêng các lưu vực cửa xả Furama, dọc sông Cổ Cò có phạm vi quy hoạch 522 ha với gần 68 km đường ống, 5 trạm bơm nước thải và đấu nối nước thải cho gần 4.400 hộ dân. Hạng mục tuyến cống đưa nước mưa về sông Hàn cho lưu vực cửa xả Furama và khu sân bay Nước Mặn về đường Phạm Hữu Nhật quy hoạch 18,5 ha, hơn 6,5 km cống hộp. Công trình do liên danh Công ty CP Xây dựng số 5 - Công ty TP Tư vấn cấp thoát nước và môi trường thực hiện, dự kiến hoàn thành tháng 4.2023.
Dự án đường vành đai phía Tây 2 đang được đẩy nhanh tiến độ. Ảnh HOÀNG SƠN
Xứng đáng vị thế
Kiểm tra công trình này những ngày đầu năm, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó bí thư thường thực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng, đánh giá công trình có ý nghĩa đặc biệt, giữ gìn môi trường biển bởi bãi biển Đà Nẵng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển du lịch, nghỉ dưỡng - mũi nhọn số 1 trong 5 lĩnh vực trọng điểm của TP.Đà Nẵng. "Để phát triển du lịch, TP.Đà Nẵng cần giữ gìn nhiều thứ, trong đó có môi trường biển, nên công trình vượt tiến độ càng sớm thì càng góp phần bảo vệ môi trường", ông Triết nói.
Ông Lương Nguyễn Minh Triết tặng quà động viên công nhân đầu xuân. Ảnh NGUYỄN TÚ
Cũng trong dịp đầu năm mới, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cũng đã ghé thăm Sheraton Grand Danang Resort (Công ty CP Biệt thự và khách sạn biển Đông Phương, đường Trường Sa, Q.Ngũ Hành Sơn). Sau khi TP.Đà Nẵng mở cửa, từ tháng 1 đến nay, resort này đã đón 1.600 khách, công suất phòng dịp tết 57%, trong đó có đoàn hơn 100 khách đón tết tại resort, cho thấy sự phục hồi đáng kể của lĩnh vực du lịch.
Thêm một mũi nhọn khác, CNTT, cũng được TP.Đà Nẵng quan tâm kích hoạt. Khu công viên phần mềm số 2 (giai đoạn 1) tại cầu Thuận Phước (Q.Hải Châu) có tổng mức đầu tư 986 tỉ đồng, khởi công tháng 10.2020. Công trình gồm 2 khối nhà 8 tầng, 1 khối nhà 20 tầng. Dù gặp nhiều khó khăn do Covid-19 nhưng công trình vượt tiến độ, hoàn thành xây lắp khối ICT 1 vào 31.12.2021, dự kiến hoàn thành xây dựng khối ICT và ICT 2 tháng 3.2022.
Ông Nguyễn Văn Quảng (giữa) tìm hiểu tiến độ dự án Cải thiện hạ tầng giao thông TP. Ảnh HOÀNG SƠN
Ông Lương Nguyễn Minh Triết đánh giá Khu công viên phần mềm số 2 đóng vai trò công trình trọng điểm, động lực trong thu hút đầu tư, phát triển sản phẩm CNTT, trung tâm khởi nghiệp, vườn ươm nhân lực theo chiến lực chuyển đổi số. "Để xứng đáng vị thế, tôi đề nghị cơ quan chức năng sớm hoàn thiện đề án quản lý vận hành và thu hút đầu tư để Công viên phần mềm hoạt động và phát huy hiệu quả ngay khi hoàn thiện", ông Triết nói.
Quan tâm tiến độ và mức độ ảnh hưởng đến dân sinh
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng khi đến tham dự lễ ra quân đầu năm tại một số dự án động lực, trọng điểm cũng lưu ý các chủ đầu tư dự án phải đẩy nhanh tiến độ, tránh ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tại lễ ra quân đầu năm dự án Trung tâm ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Đà Nẵng, ông Quảng yêu cầu Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng (chủ đầu tư) cùng các nhà thầu tập trung nhân lực, vật lực đẩy nhanh tiến độ; quá trình xây dựng phải đảm bảo không để ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đà Nẵng. Công trình này có tổng mức đầu tư hơn 495 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 5.2023, quy mô 11 tầng nổi, 1 tầng kỹ thuật và 2 tầng hầm, 404 giường bệnh.
Tại dự án đường vành đai phía Tây 2 thuộc dự án Cải thiện hạ tầng giao thông TP.Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cũng đề nghị hoàn thành đúng tiến độ. Theo Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng, công trình có tổng chiều dài 14,3 km, cam kết hoàn thành đoạn từ đường số 8 KCN Hòa Khánh đến nút giao cuối tuyến với đường Nam Hải Vân - Túy Loan trước ngày 30.6.2022.
TP.HCM: Hơn 3 tỉ đồng lo tết cho người nghèo, gia đình chính sách ở Củ Chi Ngày 24.1, UBND H.Củ Chi (TP.HCM) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam H.Củ Chi và Công ty CP Việt Oil tổ chức chương trình Tết yêu thương tặng quà cho gia đình chính sách và hộ nghèo trên địa bàn huyện. Tại chương trình, Công ty CP Việt Oil đã trao tặng kinh phí 3 tỉ đồng và 10 tấn gạo...