Đạt 9.0 Reading sau gần chục lần thi IELTS
Sau gần chục lần thi, anh Liêu Quốc Sơn, 29 tuổi, ở TP HCM, đã đạt 8.0 IELTS, riêng Reading được 9.0 trong đợt thi tháng 6/2020.
Anh Sơn cho biết Listening và Reading là hai kỹ năng cơ bản, trong khi Speaking và Writing khó hơn. Tuy nhiên, nhiều người học tiếng Anh ở Việt Nam thường gặp vấn đề với hai kỹ năng cơ bản này. Trước đây, anh rất sợ bài thi Reading và đã tìm cách nâng cao điểm số.
“Cách tốt nhất để vượt qua cơn bão là đi xuyên qua nó”, anh Sơn, hiện là giáo viên tiếng Anh, cho hay.
Theo anh Sơn, không có đường tắt nào để dễ dàng đạt được điểm cao ở kỹ năng đọc. Bài test Reading đầy đủ có tên là Reading Comprehension (đọc hiểu) nên nếu đọc không hiểu hoặc hiểu nông, bạn sẽ sa vào bẫy của người ra đề.
Liêu Quốc Sơn hiện là thầy giáo dạy tiếng Anh ở TP HCM. Ảnh: NVCC.
Anh quyết định học từng từ vựng trong bài Reading. “Bạn cứ nghĩ rằng đọc bài giống như đang chạy xe, mỗi từ vựng lạ là một chiếc xe lu đang chắn trước mặt mà bạn phải mất 5 giây (theo nghiên cứu) để đoán và khả năng cao là đoán không ra. Mỗi đề Reading có 4.000-5.000 từ nên việc bạn đọc không kịp là đương nhiên”, anh Sơn phân tích.
Thay vì làm test liên tục, mỗi bài test sau khi làm xong, anh Sơn sẽ dành 3-4 tiếng, có khi cả ngày, để tra từ vựng, đảm bảo rằng mình hiểu nội dung bài đọc truyền tải. Thầy giáo trẻ nhận ra chủ đề của bài thi Reading có giới hạn và từ vựng học thuật cũng vậy. Mỗi từ anh học được sẽ xuất hiện ở các bài đọc khác và có thể xuất hiện trong bài thi.
Ngoài ra, anh còn luyện từ vựng trong bộ Cambridge IELTS và học từ y tế, giáo dục, địa lý, kỹ thuật, lịch sử, văn hóa, chính trị, khảo cổ đến nghệ thuật…
“Đến một ngày tôi nhận ra trong một bài đọc chỉ có 2-3 từ mình không biết, thậm chí biết hết tất cả từ vựng trong bài. Lúc này tỷ lệ từ vựng tôi nắm được đã tầm 99,99% bài đọc, thì việc đoán nghĩa 0,01% còn lại không khó khăn lắm, và điểm đọc đã tăng đến 8.5-9.0 từ khi nào”, Sơn chia sẻ.
Lúc nhận kết quả thi, anh Sơn không tin có một ngày điểm Reading lại cao hơn môn tủ Listening. Từ một người ghét Reading, điểm kỹ năng đọc từ 6.5 đến 8.0, anh Sơn đã đạt được điểm 9.0, điều chưa bao giờ dám mơ tới.
Con đạt IELTS 8.0 ngay từ lần thi đầu tiên, bà mẹ ở Hà Nội "bật mí" lộ trình học tiếng Anh từ nhỏ cho con chỉ với 6 bước ai cũng làm được
Theo chị Tâm, tùy theo định hướng của bố mẹ để thiết lập một lộ trình học tiếng Anh phù hợp cho con. Với chị, học ngoại ngữ không bao giờ là quá sớm cả.
IELTS được rất nhiều bố mẹ quan tâm vì đây được xem là một chứng chỉ quốc tế "danh giá", là 1 trong những điều kiện cần đối với hồ sơ du học, tuyển dụng. Hiện nay, một số trường đại học hàng đầu của nước ta cũng đã có cơ chế xét tuyển đối với thí sinh sở hữu chứng chỉ IELTS với điểm số là 6.5 trở lên.
Mỗi phần thi IELTS bao gồm Speaking, Writing, Listening và Reading. Điểm số cuối cùng là trung bình cộng của từng phần thi, nên mức độ khó giữa 4 bài thi sẽ là tương đương nhau.
Vì mức độ phức tạp nên thông thường, thí sinh thi IELTS sẽ từ 16 tuổi trở lên. Đây là độ tuổi các em có đủ nhận thức về mọi việc đang xảy ra trong cuộc sống và có thể tự mình chuẩn bị được kỹ càng về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống...
Video đang HOT
Chị Tâm và con trai Khang Thịnh.
Đó cũng chính là lý do khi chị Tâm (Hà Nội), có con trai là Khang Thịnh (13 tuổi) trình bày ý định về việc cho con thi IELTS thì đa phần giáo viên nước ngoài đều khuyên là chưa phù hợp.
"Lúc đó mình cũng không hề biết tới nội dung của IELTS nó thử thách là vậy" , chị Tâm nói.
"Con đi thi IELTS chỉ đơn giản thay vì thi chứng chỉ PET như yêu cầu ở trường thì mình động viên con thi vượt cấp để đánh giá năng lực tiếng Anh thực tại của con ở đâu trong bài thi toàn cầu này".
Khang Thịnh đã đạt 8.0/9.0 IELTS ngay từ lần thi đầu tiên và con cũng không đến bất cứ trung tâm luyện thi nào.
Việc tự ôn thi IELTS
Chị Tâm chia sẻ, bạn bè của chị đã từng nộp vài chục tới hàng trăm triệu đồng cho trung tâm luyện thi IELTS để con theo học và đảm bảo đầu ra ở mức 6.5. Việc luyện thi IELTS ở một số trung tâm uy tín thường dao động ở mức 500.000 đồng tới cả triệu đồng mỗi buổi tùy vào số lượng học viên theo học. Khang Thịnh không đi học thêm tiếng Anh mấy năm nay nên xác định việc thi IELTS cũng là tự tìm hiểu và tự ôn.
Khang Thịnh đã đạt 8.0/9.0 IELTS ngay từ lần thi đầu tiên.
Về kỹ năng Nghe và Đọc: Thịnh thường tự luyện trên website miễn phí: www.ieltsonlinetests.com và mỗi bài test con đều được máy báo điểm luôn sau khi hoàn thành. Thời gian luyện của Thịnh trong vòng vài tháng, mỗi tuần luyện 1-2 đề và gia đình thấy điểm số của con tăng dần lên và thường ở mức 8.5-9.0 khi con đã quen với kiểu bài. Và điểm số này rất sát so với điểm thực tế.
Về kỹ năng Nói và Viết: Chị Tâm cho biết, thực sự Thịnh chưa có định hướng ngay từ đầu nên hầu như ít ôn vì không biết bắt đầu từ đâu. "Sau khi tìm hiểu về các tiêu chí của phần Writing, mình thấy thực sự là khó. Mình đã mua cho con 1 cuốn sách IELTS của Barron để con tìm hiểu, nghiên cứu và sau này hỏi thì con nói là cuốn sách đó rất hữu ích vì hướng dẫn chi tiết, khoa học" , chị chia sẻ..
Việc hỗ trợ trong ôn thi IELTS
Đánh giá Writing chính là kỹ năng cần phải luyện nhiều hơn so với các kỹ năng khác của con vì đề khá khó, chị Tâm đã đăng tuyển giáo viên nước ngoài trên nhóm Hanoi Massive Jobs với trên 37.000 thành viên chủ yếu là người nước ngoài sang Việt Nam.
"Khi mình đăng tuyển, có khoảng vài chục hồ sơ của thầy cô nước ngoài apply và mình đọc đều thấy hào hứng, tuy nhiên mức chi phí thầy cô đưa ra hầu hết ở mức $25/h (khoảng 550 ngàn đồng). Đây là mức chi phí mình thấy chưa phù hợp với ngân sách. Thật may, cơ duyên cuối cùng mình đã chọn được 1 giáo viên nước ngoài, người chưa từng đến Việt Nam nhận hướng dẫn Writing cho Thịnh với chi phí chính xác chỉ bằng 1/10 thông thường".
Từ đó, hàng tuần thầy cho Thịnh 1 đề để làm và gửi feedback qua email. Những ngày cận thi, 2 thầy trò sẽ trao đổi các nhận xét qua skype. Điểm số thầy cho Thịnh cũng sát với điểm thực tế khi Thịnh thi thật. "Khi mình nói mục tiêu của Thịnh là 8.0 overall thì thầy bảo thầy sẵn sàng ngoắc tay với mình vì tin tưởng Thịnh sẽ đạt được điểm số đó".
Lộ trình học tiếng Anh cho con
Khi nhìn vào bảng Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu , bạn có thể nhìn thấy được lộ trình cho con học tương ứng với các chứng chỉ, cụ thể là:
PRE-SCHOOL (4-6 tuổi) --> STARTERS (6-8 tuổi) --> MOVERS (8-10 tuổi) --> FLYERS (10-12 tuổi) --> KET-PET (12-16 tuổi) --> FCE/CAE/IELTS.
Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ toàn cầu, nên việc đánh giá năng lực của con trong mối tương quan với khung toàn cầu là cần thiết. Việc thiết lập các mục tiêu đối với các kỳ thi theo độ tuổi cũng khá quan trọng, (ví dụ 1 vài trường THCS yêu cầu chứng chỉ FLYERS khi con nộp hồ sơ dự tuyển vào lớp 6).
Thịnh học tiểu học 5 năm ở trường công và bắt đầu đi học tiếng Anh lúc 7 tuổi, giữa lớp 2 một trung tâm. Tuy nhiên, tới hè lớp 3 Thịnh đã bắt đầu dịch truyện Anh-Việt, lớp 4 thi đạt khiên tuyệt đối chứng chỉ Flyers; Lớp 5 đọc được bộ truyện Harry Potter bằng tiếng Anh, và đạt giải Potential Translator (Dịch giả tiềm năng) trong một cuộc thi qua mạng.
Phương pháp giúp con sớm thành thạo tiếng Anh theo chị Tâm chia sẻ là:
1. Học theo phương pháp thuận tự nhiên
Đó là học ngôn ngữ như một em bé bản ngữ. Hãy để con tiếp cận ngôn ngữ theo đúng quy trình: Nghe -->Nói -->Đọc -->Viết.
Để thực hiện điều này khá là dễ dàng khi bố mẹ hiện nay thường sẵn có các công cụ trong tay, đó là smartphone hay các thiết bị có kết nối internet để con được nghe những bài hát, những câu chuyện bằng tiếng Anh vui nhộn. Tuy nhiên, bố mẹ cần chọn lọc các kênh phù hợp với trẻ, ban đầu chỉ cần một vài kênh cố định và hãy để bé nghe đi nghe lại nhiều lần.
Khi con nghe đến một mức độ "thẩm thấu" nhất định, bé có thể nói ra được từ những gì con nghe thấy. Quan trọng là bạn hãy khích lệ và tạo được môi trường cho con nói, ngay cả khi bố mẹ không cần biết nhiều về tiếng Anh.
2. Không đặt mục tiêu điểm số trong ngắn hạn
Điểm số trên lớp không phải mục tiêu mà mình hướng đến, vì mình đã chứng kiến không ít trường hợp được điểm số cao nhưng không biết nói, hoặc nghe chính ngôn ngữ ấy không hiểu. Đó là ngôn ngữ "chết".
Khi học tiếng Anh chỉ để lấy điểm cao trên lớp thì mục tiêu học tập của con sẽ bị sai lệch và con không còn cảm thấy hứng thú để đào sâu và tìm thấy "vẻ đẹp" của tiếng Anh nữa. Học ngoại ngữ là để sử dụng được, chứ không phải là điểm số.
3. Tiếng Anh chỉ là công cụ để con được tìm hiểu điều con yêu thích
Đọc sách truyện vừa tăng vốn hiểu biết cho con, tăng từ vựng.
Và đó là "bí quyết" để con thấy tiếng Anh thực sự thú vị và cần thiết, con không có cảm giác là đang học và không biết rằng ngôn ngữ ấy đang "thẩm thấu" vào người một cách tự nhiên nhất.
Nếu con bạn đang cảm thấy chán học, mệt mỏi với việc học tiếng Anh hiện tại, hãy dừng lại để tìm phương pháp phù hợp. Vì việc cố gắng làm điều mình chán ghét thì có thể chỉ gây nên sự ức chế và mất thời gian mà thôi.
4. Đọc sách truyện vô cùng quan trọng
Đầu vào: NGHE ---> Đầu ra: NÓI
Đầu vào: ĐỌC ---> Đầu ra: VIẾT
Việc học từ vựng riêng lẻ, dù có viết đi viết lại mỗi từ kín cả trang giấy không có nghĩa là làm con nhớ và sử dụng được từ vựng đó trong câu, trong ngữ cảnh phù hợp. Đọc sách truyện vừa tăng vốn hiểu biết cho con, tăng từ vựng, hiểu biết về cách sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt và phù hợp. Nếu "đầu vào" của con không tốt thì chắc chắn là rất ảnh hưởng tới "đầu ra".
5. Thói quen kể lại câu chuyện bằng tiếng Anh
Là việc con có thể tự luyện nói và "thuyết trình" ngay từ nhỏ và người nghe là bố mẹ cũng không yêu cầu phải biết tiếng Anh để "nghe" con. Việc tạo thói quen cho con từ khi còn nhỏ về việc khuyến khích con kể lại câu chuyện vừa nghe là luyện cho con khả năng ghi nhớ, kỹ năng trình bày, kỹ năng nói.
Khi con lớn hơn (tầm cấp 2 như Thịnh) thì mình thỉnh thoảng đề nghị con giảng lại bài học nào đó về môn Science hoặc môn học nào đó cho mình nghe, dù thú thực mình nghe cũng không hiểu gì mấy đâu.
6. Hãy để con kết bạn và tham gia cộng đồng bạn bè nước ngoài
Đó là những người bạn cùng chung sở thích (trò games nào đó, tìm hiểu về lĩnh vực nào đó...) và "bọn chúng" thoả sức chia sẻ và trao đổi với nhau qua... chat. Thịnh đã tìm được 1 vài người bạn Mỹ tâm đầu ý hợp và nói chuyện rất thoải mái mà không lo lộ bí mật vì những người "bạn thân" này hầu như không để lộ danh tính. Thỉnh thoảng được nghe Thịnh cập nhật tình hình những người bạn này cũng thật thú vị.
Không chỉ có trình độ tiếng Anh siêu "cừ", Khang Thịnh còn được biết đến là tác giả của cuốn sách dành cho học sinh rất được yêu thích hiện nay "Nhật ký của nhóc Alvin siêu quậy". Đây là tác phẩm sách đầu tay của Khang Thịnh được em viết và hoàn thành trong khoảng 2 năm. "Nhật ký của nhóc Alvin siêu quậy" đã trở thành cuốn sách thể loại sách viết Thiếu nhi duy nhất đạt Giải sách hay năm 2020.
Câu chuyện kể về trường học Mỹ, giáo viên Mỹ, học sinh Mỹ xoay quanh cuộc sống của một gia đình nhỏ người Mỹ, gồm có hai vợ chồng và một cậu con trai duy nhất tên là Alvin - chính là nhân vật tưởng tượng mà tác giả Nguyễn Khang Thịnh hóa thân vào dù tác giả chưa từng đặt chân tới Mỹ.
Với lời văn giản dị, hóm hỉnh và tư duy logic sâu sắc, Khang Thịnh đã truyền cảm hứng đọc đến rất nhiều đối tượng độc giả để chuyển tải thông điệp về mong muốn của trẻ em về một môi trường giáo dục cởi mở, mong được "người lớn" lắng nghe và tôn trọng để trẻ em có thể phát triển hết tiềm năng của mình.
Nên chọn thi TOEFL hay IELTS? Nếu đang có kế hoạch đi du học ở một quốc gia nói tiếng Anh để lấy bằng cử nhân hoặc thạc sĩ, bạn có thể sẽ phải nộp điểm IELTS hoặc TOEFL. Điều này khiến nhiều người học băn khoăn không biết nên chọn bài thi nào. Mặc dù cả hai bài kiểm tra tiêu chuẩn này đều nhằm xác định trình...