Danh tiếng toàn cầu Mỹ tăng vọt dưới thời Biden
Mức độ tin tưởng Mỹ trên trường quốc tế tăng gần 60% từ khi Trump rời nhiệm sở và Tổng thống Biden lên nắm quyền, theo khảo sát của Pew.
Trung tâm Nghiên cứu Pew hôm 10/6 công bố kết quả khảo sát về hình ảnh nước Mỹ cho thấy 75% người được hỏi thể hiện sự tin tưởng vào nước Mỹ dưới thời Joe Biden, cao vọt so với con số 17% dành cho Donald Trump hồi năm ngoái.
Trong số 16.254 người tham gia khảo sát đến từ 16 nước, vùng lãnh thổ ở Bắc Mỹ, châu Âu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, hơn 60% bày tỏ sự tin tưởng rằng Biden “đã hành động đúng đắn trong các vấn đề thế giới”.
Ở Anh, 64% người tham gia khảo sát đánh giá tốt về nước Mỹ dưới thời Biden, tăng thêm 23% so với con số dành cho người tiền nhiệm Trump. Cuộc khảo sát cũng cho thấy mức độ yêu thích dành cho nước Mỹ đã tăng ít nhất 25% ở các nước Pháp, Đức, Italy và Hà Lan.
Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cũng chỉ ra rằng đa số người dân ở các quốc gia đều đánh giá Biden tích cực. Các cuộc khảo sát về danh tiếng Mỹ trên thế giới được thực hiện từ 12 đến 16 nước, vùng lãnh thổ, tùy thuộc vào câu hỏi.
Video đang HOT
Joe Biden phát biểu trong chiến dịch vận động tranh cử ở Florida hồi tháng 10/2020. Ảnh: AFP.
Người được hỏi đến từ Australia, Bỉ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển và đảo Đài Loan.
Các cuộc khảo sát còn cho thấy nhiều người dân các nước vẫn đánh giá Mỹ là “đối tác tin cậy” dưới thời Biden, trong đó tỷ lệ cao nhất là người dân Hà Lan với 80%, theo sau là Australia và Nhật Bản với 75%.
Tuy nhiên, thái độ của người được hỏi với danh tiếng Mỹ vẫn có sự khác biệt ở các nước. Chỉ khoảng 50% người ở Singapore và Australia có quan điểm ủng hộ Mỹ, trong khi con số này ở người New Zealand là 42%. Đối với đảo Đài Lan, mức độ yêu thích Mỹ lại giảm nhẹ từ 68% xuống còn 61% so với thời Trump.
Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew được đưa ra trong bối c ảnh Tổng thống Biden đang có chuyến công du tới Anh, gặp gỡ các lãnh đạo thế giới với mục tiêu nhấn mạnh thông điệp “Nước Mỹ đã trở lại”.
G7 ra tuyên bố chung về Myanmar
Các ngoại trưởng G7 ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về cuộc đảo chính ở Myanmar, yêu cầu quân đội nước này thả những người bị bắt.
"Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc bắt giam các lãnh đạo chính trị và các nhà hoạt động xã hội dân sự, bao gồm Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint, cũng như việc nhắm mục tiêu tới giới truyền thông", ngoại trưởng các nước G7 hôm nay ra tuyên bố chung từ London, Anh.
Tuyên bố chung cũng kêu gọi quân đội Myanmar lập tức chấm dứt tình trạng khẩn cấp, khôi phục quyền lực cho chính phủ dân chủ, trả tự do cho những người bị bắt giam bất công và tôn trọng nhân quyền, pháp quyền.
Động thái của các nước G7, gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ, được thực hiện sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bất đồng, chưa thể ra tuyên bố chung sau cuộc họp khẩn ngày 2/2 về tình hình Myanmar.
Xe bọc thép di chuyển trên đường phố Myitkyina, bang Kachin, Myanmar, hôm 2/2. Ảnh: AFP.
Theo bản dự thảo tuyên bố chung được Anh trình lên, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự kiến kêu gọi khôi phục chính phủ dân sự ở Myanmar, trả tự do cho các quan chức nhà nước bị bắt và chấm dứt tình trạng khẩn cấp một năm. Bản dự thảo không đề cập đến các biện pháp trừng phạt.
Tuy nhiên, dự thảo tuyên bố chung này không được thông qua do chưa nhận được sự ủng hộ từ Trung Quốc, quốc gia có quyền phủ quyết với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Theo các nhà ngoại giao tham dự cuộc họp khẩn, nước thành viên thường trực khác là Nga cũng yêu cầu "cần thêm thời gian".
Sau nhiều ngày leo thang căng thẳng về cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11 năm ngoái, quân đội Myanmar sáng 1/2 đã đột kích bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
Qua truyền hình, quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong một năm và cựu tướng Myint Swe sẽ là quyền tổng thống vào năm tới. Họ giải thích cuộc đảo chính được thực hiện do chính phủ dân sự không giải quyết được "những bất thường lớn" trong cuộc bầu cử tháng 11.
Lãnh đạo các nước và tổ chức thế giới đã lên tiếng hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp hòa bình cũng như sớm trở lại ổn định. Cuộc đảo chính ngày 1/2 cũng dẫn tới một số cuộc biểu tình phản đối ở các nước như Thái Lan và Nhật Bản.
Hội đồng Bảo an bất đồng về Myanmar Các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ chưa thể ra tuyên bố chung sau cuộc họp khẩn về tình hình Myanmar, nhưng sẽ tiếp tục thảo luận. "Trung Quốc và Nga yêu cầu thêm thời gian. Tuyên bố chung đang tiếp tục được thảo luận", các nhà ngoại giao tiết lộ sau khi kết thúc cuộc họp kín trực tuyến kéo dài...