Dành cho chị em thích tập luyện: Sau tập luyện mà bị đau cơ bụng thì tránh ngay 4 điều tưởng chừng hết sức bình thường này
Đau cơ bụng sau khi tập luyện là hiện tượng phổ biến và hầu hết mọi người đã từng gặp phải ít nhất một lần trong đời.
Đối với hầu hết mọi người, đau nhức cơ là dấu hiệu của cho thấy hiệu quả của việc tập luyện. Mặc dù căng cứng cơ bắp có thể giúp bạn xác định bản thân có đang tập luyện chăm chỉ hay không, tình trạng này lại gây nên những cơn đau khó chịu kéo dài nhiều ngày.
Nhìn chung, sưng, đau cơ bụng xảy ra sau khi tập luyện là hiện tượng bình thường, đặc biệt khi bạn mới làm quen với bài tập hoặc tăng cường độ tập. Nếu cơn đau kéo dài nhiều ngày và không đỡ hơn, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến cơ bụng bị tổn thương sau khi tập luyện:
Bạn đang thử một bài tập mới
Theo Lee Hanses, nhà vật lý trị liệu tại Bespoke Treatments ở Seattle, nếu cảm thấy hơi đau ở cơ bụng sau khi tập luyện, bạn rất có thể đang phải đối mặt với tình trạng đau nhức cơ bắp trì hoãn khởi phát (DOMS).
Thử các bài tập mới có thể dẫn tới những cơn đau bụng trong vòng vài ngày.
Đau nhức cơ bắp là một phản ứng bình thường và tự nhiên khi tập thể dục cường độ cao. Hội đồng Thể dục Hoa Kỳ (ACE) cho biết, hiện tượng này thường diễn ra trong khoảng từ 24-48 giờ sau khi tập luyện. Quá trình vận động có thể tạo ra những vết rách nhỏ trong các sợi cơ, từ đó dẫn tới những cơn đau hoặc DOMS. Tuy nhiên, trong vòng 72 giờ sau khi tập luyện, cơ thể sẽ tiến hành sửa chữa, phục hồi cơ nên cơn đau nhức có thể giảm dần.
Những vết rách trong các sợi cơ khả năng bắt nguồn từ nhiều lý do, một trong những nguyên nhân chủ yếu là áp dụng các bài tập mới. Dù bạn là người mới bắt đầu hay vận động viên dày dạn kinh nghiệm, cơ bắp sẽ chịu áp lực khi cơ thể di chuyển theo một tư thế mới.
Bạn đã tăng cường độ tập luyện
Theo ACE, ngoài việc thử những bài tập mới, bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức cơ nếu tập luyện với cường độ cao hơn hoặc trong thời gian dài hơn bình thường. Trên thực tế, không ít người cảm thấy đau thêm khi tập thường xuyên hơn, dù các bài tập luôn ở mức vừa phải.
Như đã đề cập, các cơ, trong đó có cơ bụng, phản ứng với kích thích mạnh hoặc sự mới lạ. Nếu bạn không hề thử thực hiện những bài tập mới nhưng lại tăng cường độ, thời lượng hoặc tần suất tập, đừng quá ngạc nhiên khi cảm thấy cơn đau kéo dài trong vài ngày.
Bạn không uống đủ nước
Video đang HOT
Nếu vận động cường độ cao hoặc dành nhiều thời gian ngoài trời nóng, bạn sẽ cần uống nhiều nước hơn lượng các chuyên gia khuyến cáo bổ sung mỗi ngày.
Mọi người có thể dễ dàng nhận thấy cơ thể bị mất nước do đổ mồ hôi trong khi quá trình tập luyện. Tuy nhiên, khát không phải là dấu hiệu duy nhất cảnh báo bạn cần bổ sung chất lỏng. Theo Viện Mayo, đau quặn bụng, đau bụng như bị châm chích trong hoặc sau khi tập luyện có thể bắt nguồn từ lý do mất nước.
Một biện pháp hiệu quả để xác định bạn có cần bổ sung nước hay không là quan sát màu sắc của nước tiểu. Theo Viện hàn lâm Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ, nước tiểu bình thường có màu vàng rơm hoặc màu giống như nước chanh. Trong khi đó, màu vàng đậm là dấu hiệu bạn không uống đủ nước.
Tập thể dục trong thời gian dài hoặc ở khu vực có nhiệt độ cao sẽ làm tăng khả năng mất nước. Mọi người cũng cần lưu ý bổ sung chất lỏng trong những trường hợp khó xác định cơ thể mất nước thông qua mồ hôi như đi bơi.
Bạn ăn quá gần thời gian tập luyện
Theo Viện Mayo, các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc đầy hơi xảy ra phổ biến trong hoặc sau khi tập thể dục, đặc biệt đối với những người đang rèn luyện sức bền.
Tiêu thụ những thực phẩm dễ gây đầy hơi trước khi tập luyện là điều không sáng suốt.
Cơ thể của mỗi người phản ứng khác nhau với việc ăn trước khi tập luyện. Tuy nhiên, nhìn chung, mọi người cần tránh các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, gây đầu hơi như đậu, trái cây hoặc rau lá xanh. Viện Mayo cũng khuyến cáo, Trước khi tập luyện vài giờ, mọi người cần hạn chế hấp thụ cafein và tránh uống quá nhiều nước.
Nếu cảm thấy cơ bụng căng cứng khó chịu sau 1-2 ngày tập luyện, bạn có thể áp dụng một số bài tập để giảm đau.
Nhà vật lý trị liệu Lee khuyên, nếu có điều kiện, mọi người nên dùng ống lăn massage khu vực này để làm dịu các cơ đang căng cứng. Hơn nữa, bạn cũng có thể dành thời gian tập yoga, đặc biệt là tư thế chó ngửa mặt dưới đây để giải phóng căng thẳng vùng bụng:
- Bắt đầu với tư thế nằm sấp, hai chân mở rộng.
- Giữ hông và thân dưới chạm mặt đất, ép lòng bàn tay xuống sàn.
- Nâng thân mình lên khỏi mặt đất, cảm nhận sự kéo giãn dọc theo cơ bụng.
- Giữ tư thế này trong vài nhịp thở rồi hạ người xuống.
- Lặp lại tư thế theo ý muốn.
Tác hại của việc lạm dụng tập luyện Cardio
Tập luyện cardio giúp tăng nhịp tim và đốt mỡ nhanh chóng, nên đa số những người thừa cân, béo phì thường được khuyến khích tập cardio cường độ cao. Tuy nhiên, việc tập luyện cardio cũng cần có những cân nhắc vì đôi khi chúng sẽ gây ra một số tác hại đối với sức khỏe của người tập.
Tập luyện cardio giúp làm tăng nhịp tim, điều hòa cơ thể, khí huyết lưu thông. Đây cũng là hình thức tập luyện phù hợp với những người có thể trạng thừa cân, béo phì, thích hợp với những bài tập như đạp xe, chạy bộ, bơi lội... giúp giảm cân đốt mỡ nhanh.
Mặc dù cardio có những tác dụng nhất định đối với hình thể và đối với sức khỏe của người tập. Tuy nhiên việc lạm dụng tập luyện có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, rõ thấy nhất là tình trạng mệt mỏi do phải vận động với cường độ cao hoặc tình trạng đau cơ kéo dài.
Khi tập quá nhiều cardio, bạn có thể phải đối mặt với một số vấn đề sau đây:
1. Không giảm mỡ, chuyển sang giảm cơ
Nói đến việc giảm mỡ là người ta lại liên tưởng đến cardio. Tuy nhiên, khả năng đốt mỡ từ việc tập cardio là hiệu ứng ngắn hạn. Đến một giới hạn nào đó, nó sẽ không đốt mỡ nữa mà sẽ chuyển sang đốt cơ của bạn.
Chỉ cần cơ thể mất một lượng cơ dù là nhỏ nhất, tỉ lệ trao đổi nghỉ (tức lượng calorie bạn sử dụng khi không tập) sẽ giảm. Như vậy có nghĩa là: Mỡ sẽ khó bị loại bỏ hơn, dù cho bạn có tăng cường độ cardio đi chăng nữa.
2. Người mỏng đi
Nếu bạn muốn tăng cơ thì cardio không phải lựa chọn tốt. Cardio chỉ thích hợp với những tạng người thừa cân và muốn đốt mỡ nhanh. Một vài nghiên cứu cho hay, tập cardio giúp phát triển cơ chân). Đừng mong trở thành một anh chàng cơ bắp như Jason Statham chỉ với các bài cardio.
Người bạn sẽ trở nên kém sức sống và mất cân đối nếu như người quá mỏng và không có cơ, sự rắn chắc sẽ mất đi và bạn có thể trông như người bị ốm.
3. Đau khớp trường kì
Nhiều bài tập cardio có thể gây ra những cơn đau nhức xương khớp. Chạy bộ hoặc đạp xe nhiều sẽ khiến mắt cá, đầu hống, hông, lưng dưới bị tác động và có thể gây ra những tổn thương lâu dài. Đạp xe nhiều có thể gây ra các vấn đề về lưng, vai- tương tự như với bộ môn bơi lội.
Nếu sau thời gian tập, bạn cảm thấy cơ thể đau nhức, mệt mỏi, hãy xem lại các động tác và điều chỉnh cho đúng, giảm tần suất tập hoặc thay đổi các nhóm bài tập. Nếu bạn đi đau chân, hãy hạn chế những bài tập phải sử dụng chân nhiều.
Tập quá sức có thể khiến cột sống bị tổn thương, gây thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm...những tổn thương này có thể thấy rõ trên xét nghiệm hình ảnh x quang cột sống.
4. Người mệt mỏi, mất nước
Tập luyện là một dạng giúp giải tỏa stress và cải thiện tinh thần. Tuy nhiên chỉ nên tập đến với giới hạn nào đó, nếu tập quá sức bạn sẽ phải đối mặt với việc căng thẳng do đau đớn thể chất kết hợp với sự mệt mỏi của não bộ.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là việc giảm năng suất tập. Bạn không thể hoàn thành phần tập cardio như thường ngày vì mải mê lo nghĩ đến công việc, bạn bè. Dần dần, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, dễ ngã bệnh và chấn thương.
5. Cách khắc phục
Trước khi bắt đầu tập luyện, hãy chắc chắn bạn hiểu rõ thể hình của mình, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các Huấn luyện viên thể hình, họ sẽ tiến hành đo lượng mỡ,cơ của bạn để biết bạn phù hợp với hình thức tập luyện nào.
Thứ hai, khi tập luyện, hãy chọn cho mình nơi tập luyện thoải mái nhất, bạn có thể tập ở nhà hoặc đến các phòng tập gym. Hãy cân đối các bài tập, không nên tập quá nhiều, quá lâu một bài cụ thể nào đó. Cân đối giữa các bài tập tăng cơ hoặc giữ cơ. Hơn nữa, các bài tập thể lực tăng khả năng chịu đựng của khớp cơ, qua đó hạn chế khả năng chấn thương. Tập thể lực cũng không đè ép bạn như tập Cardio. Xen kẽ giữa những ngày tập Cardio là những ngày tập thể lực, ngoài ra cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi sau mỗi giờ tập luyện.
Điểm khác lạ trong khi ngủ cảnh báo bệnh ung thư Bạn đã bao giờ tỉnh dậy giữa đêm mà mồ hôi đầm đìa dù phòng mát mẻ? Đó là dấu hiệu ban đầu của một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất. Ung thư máu bắt nguồn từ đột biến ADN trong các tế bào máu. Căn bệnh có một số loại khác nhau, trong đó có ung thư hạch bạch huyết...