Dành cho các em những gì tốt nhất
Dù ngày khai giảng đã qua nhưng những cảm xúc, dư âm ngày khai giảng đem lại là rất đáng nhớ, bởi đó là kỳ khai giảng đặc biệt của thầy cô giáo và các em học sinh (HS).
Hai năm qua, dịch Covid-19 tràn đến, trẻ em Việt Nam cũng như nhiều trẻ em trên thế giới đã có những ngày dài không được đến trường. Thời gian đến trường bị gián đoạn và việc học hành thi cử bị ảnh hưởng rất nhiều. Một năm học mới mở ra với những lo toan ngổn ngang, những khó khăn hiển hiện.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học- Bộ Giáo dục và Đào tạọ Nguyễn Xuân Thành trao đổi tại tọa đàm “Năm học mới trong đại dịch” do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 6-9
Cuộc tọa đàm do Báo Người Lao Động tổ chức vào chiều 6-9 “Năm học mới trong đại dịch” cũng nhằm mục đích đưa ra những giải pháp hữu hiệu, phù hợp hoàn cảnh, tiếp sức ngành giáo dục và phụ huynh, HS bước vào năm học mới.
Theo thống kê của ngành giáo dục TP HCM, hiện thành phố có khoảng 80.000 HS không có thiết bị để học tập trực tuyến. Ngay cả gia đình có điều kiện tài chính thì việc mua máy tính xách tay hay máy tính bảng cho con trong những ngày giãn cách xã hội là không dễ dàng. Hiện còn khoảng 51.000 HS tiểu học gặp khó khăn khi học trực tuyến, trong đó có khó khăn về đường truyền internet. Một số quận huyện đã tìm cách hỗ trợ, như quận Phú Nhuận, quận 10 trong 2 ngày qua đã tặng 200 máy tính bảng cho HS trên địa bàn.
Video đang HOT
Các trường cũng vận động phụ huynh góp, trao tặng, vận động các doanh nghiệp… Với những HS không thể học trên internet, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết sẽ lập phiếu học tập, ban đầu thầy cô giao bài, sau đó đội ngũ tình nguyện viên sẽ thu các phiếu đó đưa lại cho giáo viên để giáo viên biết các em đang học ở mức độ nào…
Sự quan tâm của chính quyền TP HCM cũng thể hiện rõ khi đồng ý đề xuất của Sở GD-ĐT TP về miễn học phí học kỳ I cho toàn bộ HS từ mầm non đến trung học, cả hệ ngoài công lập. Riêng với sách giáo khoa (SGK), trước thông tin của NXB Giáo dục Việt Nam về các đường link được cho là SGK phiên bản điện tử trên mạng là không chính xác và vi phạm bản quyền, nhà báo – TS Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, nhận định SGK sẽ để lại hệ lụy ghê gớm nếu nội dung không chính xác, chẳng hạn về lãnh thổ, lãnh hải.
Để thông tin đến HS cũng như độc giả nói chung được chính xác và thực hiện đúng luật bản quyền, ông Tô Đình Tuân đề nghị Báo Người Lao Động sẽ là cầu nối, kết hợp NXB Giáo dục Việt Nam chuyển tải thông tin chính xác đến phụ huynh, HS. Thông qua lượng tiếp cận bạn đọc rộng rãi, sức lan tỏa mạnh mẽ của Báo Người Lao Động, mỗi ngày có hàng triệu lượt truy cập, bạn đọc, phụ huynh lấy thông tin từ Báo Người Lao Động sẽ vừa chính xác vừa không vi phạm bản quyền. Đề nghị này được ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng Biên tập NXB Giáo dục Việt Nam, nhìn nhận là rất hay, tăng sức lan tỏa của phiên bản SGK chính thống rất nhiều.
Không gian cuộc tọa đàm như mở thêm cùng những tấm lòng. Không chỉ là tình cảm của toàn xã hội dành cho các em mà còn là ước muốn bù đắp cho các em trước những thiệt thòi, đem lại cho các em những gì tốt đẹp nhất, giúp các em hoàn thành năm học đặc biệt của đời người.
Ngành GD&ĐT quận Hoàng Mai tặng thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Nhằm tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh nghèo được học tập trực tuyến trong thời gian phòng chống dịch Covid - 19, ngày 4/9, Phòng Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) quận Hoàng Mai đã tổ chức chương trình trao tặng thiết bị học tập trực tuyến cho 27 em học sinh tiểu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn quận.
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai trao các thiết bị học tập trực tuyến cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai Phạm Đàm Thục Hạnh cho biết, trước diễn biến phức tạp và kéo dài của dịch bệnh Covid-19, các đơn vị trường học đã xây dựng kế hoạch và triển khai dạy học trực tuyến nhằm giúp học sinh "tạm dừng đến trường, không dừng học". Tuy nhiên, qua rà soát sơ bộ của các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận còn 387 học sinh( 347 học sinh tiểu học và 40 học sinh THCS) gặp khó khăn, không có thiết bị học tập trực tuyến. Trong thời gian vừa qua, các trường đã chủ động thực hiện xã hội hóa hỗ trợ trợ thiết bị học tập trực tuyến cho 360 học sinh. Hiện vẫn còn 27 học sinh tiểu học trên địa bàn quận có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần hỗ trợ thiết bị để học tập trực tuyến.
Từ thực tế trên cùng với phương châm "trong bất cứ hoàn cảnh nào, không để học sinh bị bỏ lại phía sau", Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai đã tích cực vận động xã hội hóa từ đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện chương trình "Máy tính cho em" do Sở GD&ĐT và công đoàn ngành giáo dục Hà Nội phát động nhằm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang thiếu điều kiện học tập.
Trước thềm năm học mới, ngày 4/9, Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai đã tổ chức trao tặng 27 thiết bị học trực tuyến gồm máy tính bảng, điện thoại thông minh cho 27 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của các trường Tiểu học Thịnh Liệt, Yên Sở, Lĩnh Nam, Tân Mai. Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận đã trao tượng trưng trực tiếp cho 4 học sinh tại trường Tiểu học Thịnh Liệt và trao tại nhà cho 2 học sinh trường này và trường Tiểu học Yên Sở. Các phần quà còn lại sẽ được các nhà trường gửi trực tiếp tới tay từng em học sinh.
"Những thiết bị học tập trực tuyến tặng cho các em là phần quà rất có ý nghĩa nhằm kịp thời chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đồng thời cũng là để tạo động lực giúp các em cố gắng học tập tốt, đạt thành tích cao trong năm học đặc biệt này. Thời gian tới, ngành GD&ĐT quận Hoàng Mai sẽ tiếp tục kêu gọi sự chung tay, giúp sức của các mạnh thường quân để hỗ trợ, chia sẻ bớt khó khăn cho cán bộ, giáo viên và học sinh trên địa bàn quận vượt qua đại dịch Covid-19 " - bà Phạm Đàm Thục Hạnh chia sẻ.
Gia đình cháu Đặng Minh Hòa, học sinh lớp 3A5, trường Tiểu học Thịnh Liệt vui mừng vì nhận được quà hỗ trợ từ các nhà giáo quận Hoàng Mai.
Nhận món quà từ tay các nhà giáo quận Hoàng Mai, bà Lê Thị In, bà nội cháu Đặng Minh Hòa, học sinh lớp 3A5, trường Tiểu học Thịnh Liệt xúc động bày tỏ: "Điều kiện kinh tế của gia đình hết sức khó khăn khi bố cháu bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, không có khả năng lao động. Một mình mẹ cháu không thể cáng đáng chăm lo cho gia đình nên cháu phải ở với ông bà từ nhỏ. Bà cũng vất vả buôn bán nuôi bác và chú của cháu nên khi dịch bệnh ập đến, cuộc sống lại càng chật vật khó khăn. Trong hoàn cảnh này, gia đình tôi nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, giúp cháu có được chiếc máy làm phương tiện để học tập, tôi xin cảm ơn rất nhiều và sẽ nhắc nhở cháu giữ gìn để học tập tốt".
Học sinh trường Tiểu học Yên Sở vui mừng khi được nhận thiết bị học tập trực tuyến từ các thầy cô giáo.
Là trường có 6 học sinh được Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai hỗ trợ thiết bị học tập đợt này, Hiệu trưởng trường Tiểu học Yên Sở Nguyễn Thị Hồng cho hay, phần quà hỗ trợ của các nhà trường cũng như của Phòng GD&ĐT quận đối với các em học sinh trong giai đoạn phải học trực tuyến như hiện nay là hết sức thiết thực và có ý nghĩa. Giúp các em không chỉ có phương tiện để tiếp tục một năm học với nhiều điều đặc biệt mà còn là động lực để các em vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.
17 địa phương không tổ chức khai giảng vào ngày 5/9 Do tình hình dịch bệnh, nhiều địa phương không tổ chức khai giảng năm học 2021-2022 hoặc khai giảng sau ngày 5/9. TP.HCM là địa phương đầu tiên quyết định không tổ chức tựu trường, khai giảng năm học 2021-2022 do tình hình dịch Covid-19 căng thẳng. Thay vào đó, từ ngày 1 đến ngày 5/9, với giáo dục trung học (THCS, THPT...