Đằng sau hàng loạt vụ tự tử trong bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc
Gần đây, đã có 6 quan chức cấp cao trong bộ máy tuyên truyền của TQ tự tử. Người ta cho rằng, hiện tượng này có nguyên nhân sâu xa chứ không chỉ do công việc nặng nề.
Thời gian gần đây, làn sóng tự sát đang diễn ra trong giới quan chức của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc. Đã có 6 quan chức cấp cao trong bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc tự sát, bao gồm một quan chức từ văn phòng trung ương ở Bắc Kinh và những phòng ban khác ở tất cả các cấp chính quyền khắp Trung Quốc, cũng như từ báo chí nhà nước, các trang web, tạp chí, nhà xuất bản, kênh truyền hình…
Tờ The Epoch Times nhận định rằng, rõ ràng, việc này là hậu quả của áp lực lớn lên bộ máy hành chính.
Hàng loạt vụ tự tử
Ngày 26/5, ông Hunlan Zhou, giám đốc Trung tâm tin tức và thông tin tỉnh Chiết Giang đã nhảy từ tầng 5 của tòa nhà văn phòng xuống đất. Hàng loạt các vụ tự tử cũng xảy ra chỉ trong vài ngày đầu tháng đó.
Tzinvu Zhang, CEO tập đoàn Shenzhen Press Group Circulation đã được phát hiện trong tình trạng tắt thở tại một công viên ở Thẩm quyến ngày 8/3. Bên cạnh ông là lá thư tuyệt mệnh với những lời tâm sự rằng ông đã bị trầm cảm.
He Weingxing, phó Tổng giám đốc Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Hồ Nam đã được tìm thấy trong tình trạng treo cổ ở cửa văn phòng làm việc của mình ngày 6/5. “Sự đau đớn, giày vò. Cuộc sống khó khăn, công việc khó khăn. Sự tận tâm không giúp đạt được điều gì. Áp lực rất lớn trong công việc” – đó là một đoạn trong bức thư tuyệt mệnh của ông này.
Video đang HOT
Xu Xing, phó Tổng biên tập tờ Metro Express thuộc nhà xuất bản quốc gia Hangzhou Daily tự tử ngày 4/5. Thân nhân của ông này nói rằng trong thời gian gần đây, ông Xu đã bị áp lực trong công việc, thậm chí tới mức không ngủ được.
Thi thể của ông Sun Bin, phó Giám đốc, Tổng biên tập phân xã của Tân Hoa Xã tại tỉnh An Huy, được tìm thấy trong văn phòng của mình cuối tháng 4. Theo tạp chí Caixin, ông này đã treo cổ tự tử.
Song vụ tự tử gây xôn xao nhất nước này là vào cuối tháng 3, khi ông Lee Ufen, phó Giám đốc Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện đã nhảy từ mái tòa nhà xuống tự tử. Theo tờ Takungpao (Hong Kong), ông Lee cũng bị trầm cảm.
Một số cái chết của các quan chức trong hệ thống tuyên truyền đã gây ra sự đồn đoán và tranh cãi trên mạng internet. Những bài báo về một số vụ việc đã bị gỡ bỏ sau khi bị kiểm duyệt, có thể là bởi chính những đồng nghiệp cũ của các nhân vật trong bài báo.
Nhiều người cho rằng cái chết của những vị quan chức này là bởi các lý do cá nhân chứ không phải chính trị.
“Sau khi thấy nhiều sự bất công, họ nhận ra rằng mình không thể làm gì được”, Huayanli, một thành viên mạng xã hội Weibo nêu giả thuyết.
Yan Qinllin phóng viên của tờ Singpao nhận định: “Họ đã rất thất vọng bởi xã hội và cuộc sống. Vì thế họ đã quyết định rời bỏ cuộc sống”.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Hoa Kỳ, Lyanchao Han, nhà nghiên cứu tại Viện Hudson nhận định rằng “một số vụ tự sát cũng liên quan đến chiến dịch chống tham nhũng”.
Song, gần như chắc chắn rằng có nguyên nhân sâu xa hơn chứ không đơn giản chỉ là do công việc nặng nề.
Sa thải hàng loạt cán bộ lãnh đạo truyền thông
Tập Cận Bình lên nắm quyền vào tháng 11/2012. Kể từ đó, hệ thống tuyên truyền của Trung Quốc đã có nhiều cải tổ khâu cán bộ. Một số quan chức cấp cao đã bị sa thải.
Toà nhà trụ sở Đài truyền hình Quốc gia Trung Quốc CCTV
Sự thay đổi tương tự cũng diễn ra trong giới truyền thông chính yếu của nhà nước và các cơ quan tuyên truyền trên khắp Trung Quốc. Có ba trường hợp đặc biệt đáng chú ý.
Tsigen Zhang, người đứng đầu tập đoàn Hubei Daily Media Group, một nhân vật có tiếng trong giới truyền thông địa phương ở Hồ Bắc, đã bị cách chức và khai trừ khỏi Đảng vào ngày 5/5. Ông này bị nghi là “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”, theo tuyên bố của Ủy ban kỷ luật tỉnh Hồ Bắc. Hubei Media Group là công ty truyền thông lớn nhất tại địa phương, có trong tay khối tài sản trị giá 5 tỷ nhân dân tệ, 11 tờ báo, 5 trang web tin tức, nhà xuất bản và 8 công ty con. Tờ báo hàng ngày có lượng phát hành là 8 triệu bản.
Shu Zhang, người đứng đầu Fujian Media Group và kênh truyền hình tỉnh Phúc Kiến đã bị ủy ban kỷ luật tỉnh tiến hành điều tra ngày 4/5 sau chuyến thăm của đoàn thanh tra chính quyền trung ương. Sau đó ông này đã bị buộc tội “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”.
Tszyanyun Cao, phó Giám đốc ban tuyên truyền đối ngoại đã bị điều tra ngày 18/4 cũng với tội danh “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”.
Ngay cả tờ “Nhân dân nhật báo” hiện cũng đang ở trong tình trạng rối ren. Vào tháng 4, chính quyền tuyên bố bắt đầu điều tra đối với 4 nhà quản lý của tờ này, bao gồm giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập và phó tổng biên tập. Ngày 30 tháng 4 có thông báo rằng giám đốc mới của tờ “Nhân dân nhật báo” là Zheng Yang, một nhân vật thân cận có tiếng của chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo Trí Thức Trẻ
Trung Quốc bắt giam Giám đốc kênh truyền hình trung ương CCTV-2
Quách Chấn Tỉ - Giám đốc Quảng cáo và Giám đốc kênh CCTV-2 chuyên về kinh tế và tài chính đã bị bắt giam vì "nghi ngờ hối lộ".
Tân Hoa Xã ngày 1/6 đưa tin cho biết, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc đã bắt giữ Quách Chấn Tỉ, Giám đốc Quảng cáo của Đài truyền hình trung ương (CCTV) vì tình nghi hối lộ như một phần của chiến dịch chống tham nhũng.
Quách Chấn Tỉ
Cuối ngày 1/6, Tân Hoa Xã cũng cho biết thêm rằng Điền Lập Vũ - một nhà sản xuất kênh tài chính của CCTV cũng đã bị bắt. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã không tiết lộ chi tiết lý do người này bị bắt.
Một tạp chí có ảnh hưởng mang tên Caixin nói rằng, Quách Chấn Tỉ đang bị giam giữ tại tỉnh Cát Lâm. Hiện chưa rõ hai vụ bắt giữ này có liên quan tới nhau hay không.
CCTV những năm gần đây đã đẩy mạnh các chương trình phát sóng ở nước ngoài như một công cụ tuyên truyền có ảnh hưởng. Tuy nhiên, nó cũng bị chỉ trích vì cho phát sóng một số chương trình kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc.
Gần đây nhất, CCTV đưa tin cho rằng năm ngoái, các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc nợ hơn 3,8 nghìn tỷ tệ (khoảng 624 tỷ USD) tiền thuế đất chưa thanh toán. Trong khi đó, cơ quan thuế nhà nước Trung Quốc cho rằng con số này là ước tính không chính sách và gây hiểu nhầm đối với chính sách thuế./
Theo Giáo Dục
Những bí ẩn đằng sau nhóm hacker tuyệt mật của quân đội Trung Quốc Bộ tư pháp Mỹ vừa phát lệnh truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc, được cho là thuộc "đội quân hacker bí ẩn" của Trung Quốc. Vậy "đội quân hacker" này có nhiệm vụ gì và hoạt động như thế nào? Bài viết sau sẽ đi tìm câu trả lời. Bộ tư pháp Mỹ ngày 19/5 đã phát lệnh truy nã...