Mỹ sẵn sàng kiện Trung Quốc ra WTO
Mỹ kêu gọi Trung Quốc giảm bớt vai trò của nhà nước trong hoạch định kinh tế, dỡ bỏ rào cản với doanh nghiệp nước ngoài.
Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman (bìa trái) tại cuộc gặp gần đây với các quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh Ảnh: The New York Times
Chính phủ Mỹ hôm 24/12 kêu gọi Trung Quốc cải cách hoạt động điều hành, quản lý kinh tế vì cho rằng vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Báo cáo hằng năm của đại diện Thương mại Mỹ (USTR) trình bày trước quốc hội nước này nhìn nhận Trung Quốc đã có những tiến triển đáng kể sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) vào năm 2001 nhưng vẫn bày tỏ “nhiều lo ngại” về tập quán kinh doanh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nổi cộm là việc Trung Quốc vi phạm quy định của WTO khi tiếp tục ban hành các chính sách hạn chế doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường nội địa hoặc trợ cấp trái phép cho các ngành công nghiệp của mình. Vì thế, trong báo cáo trên, USTR kêu gọi Bắc Kinh “giảm bớt vai trò của nhà nước trong việc hoạch định nền kinh tế, cải cách khối doanh nghiệp quốc doanh, bãi bỏ những ưu tiên dành cho các tập đoàn nhà nước, dỡ bỏ các rào cản được dựng lên để ngăn chặn hàng hóa và dịch vụ nước ngoài tiếp cận thị trường nội địa”.
Bên cạnh đó, Washington đang bất bình trước tình trạng vi phạm bản quyền được cho là “ở mức cao không thể chấp nhận được” của Bắc Kinh. Theo một nghiên cứu gần đây của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, nạn vi phạm bản quyền tại Trung Quốc khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại tới 48 tỉ USD trong năm 2009. Đó là lý do USTR tiếp tục kêu gọi Bắc Kinh cải cách hệ thống pháp lý để bảo vệ tốt hơn tài sản trí tuệ.
Video đang HOT
Theo báo cáo, Mỹ còn đặc biệt lo ngại về nạn ăn cắp bí mật thương mại do các công ty Trung Quốc tiến hành để thu lợi bất chính. Thị trường sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc cũng làm cho Washington không yên tâm. USTR cho rằng thị trường này còn thiếu minh bạch và khó dự đoán vì vẫn có sự can thiệp từ phía nhà nước.
Báo cáo của USTR khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục đối thoại với Trung Quốc nhưng cũng sẵn sàng kiện nước này ra WTO nếu quá trình đàm phán về những vấn đề tranh cãi nói trên không đạt kết quả.
Một ngày sau khi Mỹ đưa ra báo cáo trên, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ xem lại quyết định áp đặt thuế chống phá giá lên thịt gà Mỹ sau khi WTO ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh. Theo hãng tin Reuters, quyết định trên của Trung Quốc khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại 1 tỉ USD trong 4 năm qua.
Nga kiện EU ra WTO
Nga đã đệ đơn kiện Liên minh châu Âu (EU) vi phạm các điều khoản về chống bán phá giá trong lĩnh vực năng lượng lên WTO hôm 24/12. Đơn kiện cho rằng thuế “điều chỉnh năng lượng” được EU áp dụng không công bằng đối với doanh nghiệp sản xuất thép và phân bón của Nga, từ đó cản trở họ bán sản phẩm sang EU. Biện pháp này khiến doanh nghiệp Nga thiệt hại hàng trăm triệu USD/ năm.
Đây là khiếu nại đầu tiên được Moscow đệ trình lên thể chế thương mại lớn nhất thế giới kể từ khi gia nhập hồi tháng 8/2012. Sau khi đệ đơn, Nga và EU bước vào giai đoạn tham vấn kéo dài 60 ngày. Nếu sau thời hạn đó không đạt được thỏa thuận, hai bên sẽ phải tìm đến các trọng tài để phân xử.
Theo Xahoi
Mỹ sẵn sàng kiện Trung Quốc ra WTO
Mỹ kêu gọi Trung Quốc giảm bớt vai trò của nhà nước trong hoạch định kinh tế, dỡ bỏ rào cản với doanh nghiệp nước ngoài.
Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman (bìa trái) tại cuộc gặp gần đây với các quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh Ảnh: The New York Times
Chính phủ Mỹ hôm 24/12 kêu gọi Trung Quốc cải cách hoạt động điều hành, quản lý kinh tế vì cho rằng vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Báo cáo hằng năm của đại diện Thương mại Mỹ (USTR) trình bày trước quốc hội nước này nhìn nhận Trung Quốc đã có những tiến triển đáng kể sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001 nhưng vẫn bày tỏ "nhiều lo ngại" về tập quán kinh doanh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nổi cộm là việc Trung Quốc vi phạm quy định của WTO khi tiếp tục ban hành các chính sách hạn chế doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường nội địa hoặc trợ cấp trái phép cho các ngành công nghiệp của mình. Vì thế, trong báo cáo trên, USTR kêu gọi Bắc Kinh "giảm bớt vai trò của nhà nước trong việc hoạch định nền kinh tế, cải cách khối doanh nghiệp quốc doanh, bãi bỏ những ưu tiên dành cho các tập đoàn nhà nước, dỡ bỏ các rào cản được dựng lên để ngăn chặn hàng hóa và dịch vụ nước ngoài tiếp cận thị trường nội địa".
Bên cạnh đó, Washington đang bất bình trước tình trạng vi phạm bản quyền được cho là "ở mức cao không thể chấp nhận được" của Bắc Kinh. Theo một nghiên cứu gần đây của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, nạn vi phạm bản quyền tại Trung Quốc khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại tới 48 tỉ USD trong năm 2009. Đó là lý do USTR tiếp tục kêu gọi Bắc Kinh cải cách hệ thống pháp lý để bảo vệ tốt hơn tài sản trí tuệ.
Theo báo cáo, Mỹ còn đặc biệt lo ngại về nạn ăn cắp bí mật thương mại do các công ty Trung Quốc tiến hành để thu lợi bất chính. Thị trường sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc cũng làm cho Washington không yên tâm. USTR cho rằng thị trường này còn thiếu minh bạch và khó dự đoán vì vẫn có sự can thiệp từ phía nhà nước.
Báo cáo của USTR khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục đối thoại với Trung Quốc nhưng cũng sẵn sàng kiện nước này ra WTO nếu quá trình đàm phán về những vấn đề tranh cãi nói trên không đạt kết quả.
Một ngày sau khi Mỹ đưa ra báo cáo trên, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ xem lại quyết định áp đặt thuế chống phá giá lên thịt gà Mỹ sau khi WTO ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh. Theo hãng tin Reuters, quyết định trên của Trung Quốc khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại 1 tỉ USD trong 4 năm qua.
Nga kiện EU ra WTO
Nga đã đệ đơn kiện Liên minh châu Âu (EU) vi phạm các điều khoản về chống bán phá giá trong lĩnh vực năng lượng lên WTO hôm 24/12. Đơn kiện cho rằng thuế "điều chỉnh năng lượng" được EU áp dụng không công bằng đối với doanh nghiệp sản xuất thép và phân bón của Nga, từ đó cản trở họ bán sản phẩm sang EU. Biện pháp này khiến doanh nghiệp Nga thiệt hại hàng trăm triệu USD/ năm.
Đây là khiếu nại đầu tiên được Moscow đệ trình lên thể chế thương mại lớn nhất thế giới kể từ khi gia nhập hồi tháng 8/2012. Sau khi đệ đơn, Nga và EU bước vào giai đoạn tham vấn kéo dài 60 ngày. Nếu sau thời hạn đó không đạt được thỏa thuận, hai bên sẽ phải tìm đến các trọng tài để phân xử.
Theo Xahoi
Vòng đàm phán mới về TPP khai mạc tại Singapore Chiều 7.12, tại Singapore đã diễn ra vòng đàm phán được mong đợi kết thúc quá trình 4 năm thương thảo để đi đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bộ trưởng Công thương Singapore Lim Hng Kiang (ngồi, thứ ba từ trái sang) và đại diện Thương Mại Mỹ Michael Froman chủ trì vòng đàm phán TPP do Mỹ...