Jang Song-thaek: Không “tề gia”, sao “trị quốc”!
Ông Jang Song-thaek đã phạm sai lầm khi không giữ được hòa khí với vợ khiến gia đình tan vỡ. Mất hậu thuẫn của vợ, cô ruột của Chủ tịch Kim Jong-un, ông đã phải trả giá đắt.
Có lẽ không chính khách châu Á nào không biết câu “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” trong tư tưởng Nho giáo. Đó là những bước đi cần thiết để gầy dựng một sự nghiệp vững vàng, nhất là đối với người có tham vọng chính trị lớn như ông Jang Song-thaek. Vậy nhưng, ông đã quên một bước đặc biệt quan trọng là “tề gia”. Tề gia không phải thể hiện quyền uy gia trưởng mà là xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, vợ chồng hòa thuận, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Hơn nữa, vợ ông, bà Kim Kyong-hui, đâu phải tầm thường!
Bi kịch gia đình
Một số người thân của Jang Song-thaek chạy sang Trung Quốc hay Hàn Quốc cho biết ông và bà Kim Kyong-hui đã ly thân từ giữa những năm 1990. Cuộc tình của họ từng là tấm gương về sức mạnh của tình yêu chân chính. Họ yêu nhau lúc còn mài đũng quần trên ghế giảng đường Đại học Kim Il-sung. Ông Jang xuất thân từ một gia đình ở tỉnh lẻ, trong khi bà Kim là con gái duy nhất của Chủ tịch Kim Il-sung.
Sự chênh lệch giai cấp khiến ông Kim Il-sung phật lòng, ngăn cấm quyết liệt. Theo nhật báo Asahi Shimbun (Nhật Bản), ông Kim đã có ý định gả bà Kim cho một sĩ quan xuất sắc, lý lịch hoàn hảo. Tuy nhiên, bà Kim là một phụ nữ kiên cường. Khi ông Jang bị chuyển trường từ Đại học Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng đến Đại học Kinh tế ở TP Wonsan, theo lệnh của Chủ tịch Kim Il-sung, thì mỗi cuối tuần, bà tự lái xe đi gặp người yêu. Trước quyết tâm của con gái, cộng với sự van nài của con trai Kim Jong-il, ông Kim đành nhượng bộ.
Bà Kim Kyong-hui trong một cuộc họp đảng vào tháng 9/2013 (Ảnh: AP)
Từng được báo chí nước ngoài xếp vào danh sách “Những phụ nữ quyền lực nhất châu Á” nhưng bà Kim Kyong-hui không có cuộc sống phú quý và hạnh phúc như nhiều người tưởng. Tham gia Hội Phụ nữ Dân chủ Triều Tiên từ năm 1971, bà từng giữ nhiều chức vụ cao cấp trong hội. Năm 1975, bà được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm Ủy ban Liên lạc với nước ngoài của Đảng Lao động Triều Tiên.
Video đang HOT
Vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1988, bà Kyong-hui phụ trách ngành công nghiệp nhẹ. Năm 2010, bà được phong tướng cùng một lúc với cháu trai Kim Jong-un và trở thành Ủy viên Bộ Chính trị từ năm 2011.
Quyền cao chức trọng như vậy nhưng bà Kim Kyong-hui lại bất hạnh trong chuyện gia đình. Đầu tiên, bà mất con gái duy nhất là Jang Kum-song, SN 1977, khi cô du học ở Paris hồi năm 2006. Vì Triều Tiên hoàn toàn im lặng nên có nhiều giả thuyết xung quanh tấn bi kịch này.
Theo báo chí Hàn Quốc, giả thuyết sau đây được cho là xác thực nhất: Jang Kum-song bị cha mẹ buộc trở về Triều Tiên vì không chấp nhận bạn trai của cô, người “có lý lịch không tốt”. Không như mối tình trắc trở của cha mẹ lúc ban đầu, cuộc tình của cô sinh viên họ Jang không được người có thế lực “chống lưng”. Cô đơn và chung thủy với người yêu, cô quyết định kháng lệnh trở về Bình Nhưỡng. Sau đó, trong nỗi tuyệt vọng, cô đã tự tử.
Bi kịch thứ hai là cái chết của người anh trai, Chủ tịch Kim Jong-il, vào tháng 12/2011. Biến cố này đã làm tinh thần bà Kim Kyong-hui suy sụp, chứng nghiện rượu và bệnh trầm cảm có từ lúc ly thân với chồng càng thêm nghiêm trọng – theo nguồn tin của tờ Korea Times. Cuối cùng là cái chết bi thảm của chồng, ông Jang Song-thaek, theo lệnh của người cháu ruột.
Số phận hẩm hiu
Vì bà Kim Kyong-hui vắng mặt trong 2 sự kiện quan trọng gần đây: Lễ tưởng niệm cố Chủ tịch Kim Jong-il và đám tang ông Kim Kuk-tae, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra đảng, dù có tên trong ban tổ chức, có nhiều đồn đoán khác nhau về số phận của vợ kẻ “phản đảng, phản quốc” Jang Song-thaek.
Một số nhà phân tích Hàn Quốc cho rằng bà đã bị thất sủng song có lẽ bà đang đau nặng nên không thể xuất hiện trước đám đông.
Bà Kim, ông Jang và vợ chồng Chủ tịch Kim Jong-il (giữa) trong một chuyến thị sát tháng 12/2009 (Ảnh: TAKUNGPAO)
Theo tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc), bà Kim Kyong-hui vừa mới xuất viện sau khi chữa trị 40 ngày ở Moscow – Nga. Bà hiện có mặt ở Bình Nhưỡng nhưng quá yếu để tiếp xúc với bất cứ ai. Bình Nhưỡng im lặng về sức khỏe của Kim Kyong-hui nhưng theo nguồn tin đáng tin cậy, bà mắc bệnh tim, sa sút trí tuệ và ung thư.
Bệnh tim là di truyền bởi cha và anh của bà, Chủ tịch Kim Il-sung và Chủ tịch Kim Jong-il, đều qua đời vì bệnh tim. Một loạt hình ảnh của Kim Kyong-hui trên các phương tiện truyền thông Triều Tiên hồi đầu năm nay cho thấy thần sắc của bà rất kém.
Tố cáo chồng? Đằng sau cái chết của ông Jang Song-thaek, bà Kim Kyong-hui đóng vai trò gì? Câu hỏi này đã được đặt ra ngay sau khi ông Jang bị bắt. Dựa vào mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” của vợ chồng họ, một số nhà phân tích tin rằng khi Bộ Chính trị hài tội ông Jang “ăn chơi sa đọa, quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ, say xỉn trong các nhà hàng sang trọng ở nước ngoài”, chắc chắn là với sự đồng ý của bà cô ruột ông Kim Jong-un. Ông Lee Yun-keol – một cán bộ Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc, hiện làm Chủ tịch Trung tâm Thông tin chiến lược Triều Tiên – cho biết: “Chính bà Kim Kyong-hui đã nói với Bộ Chính trị rằng quyền lực của ông Jang có thể là mối đe dọa cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Đó là lý do bà quyết định tố cáo chồng mình”.
Theo Nguyễn Cao
Kim Jong-un "say xỉn" khi ra lệnh xử tử trợ lý?
Tờ Yomiuri cho rằng ông Kim đã "say xỉn" và "tức giận" khi ra lệnh xử tử 2 trợ lý thân cận của người chú Jang Song-taek.
Ngày 23/12, tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản dựa trên các thông tin tình báo cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã "say xỉn" khi ra lệnh cho binh sĩ xử bắn hai trợ lý thân cận của người chú đầy quyền lực Jang Song-taek hồi tháng 11.
Theo tờ báo này, hai trợ lý của ông Jang đã tỏ ra chống đối và chất vấn mệnh lệnh của Kim Jong-un yêu cầu họ bàn giao quyền kiểm soát công việc kinh doanh của quân đội. Các nguồn tin của tờ báo này cho biết Kim Jong-un đã rất "tức giận" khi hai trợ lý này đòi kiểm tra lại với "Thủ trưởng Jang" trước khi thực thi mệnh lệnh.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Trong thời điểm đó, Jang Song-taek vẫn là người đứng đầu cơ quan quản lý đảng Lao động Triều Tiên kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên, trong khi Ri Ryong-ha và Jang Su-gil là hai cấp phó thân cận phụ trách lĩnh vực tài chính của ông này.
Ri Yong-ha và Jang Su-gil là hai nhân vật đầu tiên bị xử tử hồi cuối tháng 11, mở đầu cho chiến dịch thanh trừng đẫm máu của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un.
Yomiuri cho biết ông Kim đã "say xỉn" khi ra lệnh xử tử hai người này.
Tờ báo này cho biết thông tin tình báo về vụ xử tử hai trợ lý này đã giúp chính phủ Hàn Quốc đoán được rằng việc ông Jang bị thanh trừng là "không tránh khỏi". Tờ báo viết: "Những người thân cận với 2 vị trợ lý này đều rất ngạc nhiên khi họ bị xử tử nên đã gọi điện cho bạn bè ở nước ngoài, và tình báo Hàn Quốc đã nghe trộm được các cuộc đàm thoại này."
Tổng cộng có ít nhất 8 người thân cận với Jang Song-taek đã bị xử tử trong cuộc thanh trừng này. Còn bản thân ông Jang cũng bị hành hình sau một phiên tòa ngắn ngủi kết tội ông âm mưu đảo chính lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Trong khi đó, tờ NKNews chuyên đưa tin về tình hình Triều Tiên cho biết hàng trăm họ hàng thân thích của Jang Song-taek đã bị các binh sĩ Triều Tiên bao vây và bắt giữ, đưa đến các trại cải tạo lao động ở khu vực xa xôi hẻo lánh.
Hồi tuần trước, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng nói rằng tình hình ở Triều Tiên là "nghiêm trọng và khó lường" sau khi nhân vật số 2 của nước này bị xử tử.
Theo Telegraph
Chú Kim Jong-un bị xử tử vì mâu thuẫn kinh tế? Tình báo Hàn Quốc cho rằng chính tranh chấp trong làm ăn đã khiến ông Jang Song-taek mất mạng chứ không phải âm mưu chính trị. Jang Song-taek trước khi bị xử tử Ngày 23/12, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc cho biết người chú đầy quyền lực Jang Song-taek của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không phải bị...