Đằng sau chiếc áo blue trắng của người “thầy thuốc”
Không trực tiếp khám chữa bệnh, nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng khi chiếm tới 60-70% quyết định lâm sàng, từ đó giúp thầy thuốc đưa ra quyết định chính xác, kịp thời để chữa trị cho người bệnh. Đó chính là vai trò của xét nghiệm trong y học.
Trong câu chuyện đằng sau chiếc áo blue trắng của người thầy thuốc, chúng tôi muốn chia sẻ là chuyện nghề, chuyện đời của một thầy thuốc hy sinh thầm lặng – người luôn dõi theo mỗi ống xét nghiệm để có kết quả chính nhất phục vụ người dân. Đó chính là ThS. BS Trịnh Thị Quế – Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, với thương hiệu xét nghiệm số 1 ở phía Bắc qua nội dung trò chuyện sau.
Xét nghiệm ngày càng có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh, tại Hà Nội, xét nghiệm MEDLATEC đang ở vị trí số 1, bác sĩ chia sẻ một số kinh nghiệm quản lý để chất lượng xét nghiệm tại bệnh viện và các hệ thống các chi nhánh có chất lượng chính xác đồng đều.
Xét nghiệm MEDLATEC đang ở vị trí số 1 tại phía Bắc.
ThS.BS Trịnh Thị Quế: Hiện nay, tại Mỹ cũng như các quốc gia tiên tiến khác, 60-70% các quyết định lâm sàng dựa trên kết quả xét nghiệm. Từ đó, cho thấy kết quả xét nghiệm chính xác vô cùng quan trọng đối với chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh.
Tại Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC, slogan của chúng tôi là: Chất lượng khẳng định thương hiệu. Theo đó, để có chất lượng xét nghiệm như cam kết với cộng đồng, chúng tôi bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt quá trình trước, trong và sau phân tích.
Đối với công tác quản lý chất lượng toàn hệ thống, thì tất cả các chi nhánh đều hoạt động đồng bộ về nhân sự, trang thiết bị và quy trình. Hàng ngày có giám sát qua phần mềm, hàng tháng có giám sát trực tiếp tại chi nhánh và hàng năm có đánh giá tay nghề nhân viên toàn hệ thống. Bên cạnh đó có luân chuyển đào tạo giữa các chi nhánh để bảo đảm nhân viên có trình độ tốt, đồng đều và hoạt động hiệu quả.
Là bác sĩ thường xuyên trực đêm thì việc chăm sóc gia đình đã khó, nhưng với bà còn tham gia quản lý, đào tạo . Vậy bà có gặp áp lực nào từ phía gia đình, chồng con ?
Đặc thù của ngành y tế là trực đêm, nên đây cũng là sự thiệt thòi với gia đình và con cái. Tuy nhiên, với tôi để khắc phục khó khăn đó, tôi đã cố gắng biến nó thành thuận lợi, tôi luôn giải thích cho con rằng công việc của ngành y tế phải vì người bệnh, nếu chậm một chút có thể ảnh hưởng đến tính mạng của rất nhiều người.
Và những lúc ở nhà, tôi thường làm việc, trò chuyện cùng con. Cũng may các con tôi đều hiểu sự vất vả nên rất thông cảm cho mẹ. Hiện nay, con gái lớn của tôi cũng mơ ước trở thành bác sỹ như bố mẹ.
Ngoài ra, để hoàn thành công việc quản lý cũng như chăm sóc con, tôi được sự hẫu thuẫn rất lớn từ bạn đời của mình. Chồng tôi cũng là bác sỹ. Anh ấy hiểu, thông cảm và luôn chia sẻ tất cả cùng tôi.
Giữ cương vị là giám đốc Trung tâm Xét nghiệm có thương hiệu số 1 tại Hà Nội, bà còn gặp những áp lực hay khó khăn nào trong quản lý để duy trì và giữ vững thương hiệu này không?
Giám đốc Trịnh Thị Quế (bên phải) tiếp đoàn đối tác tham quan Trung tâm Xét nghiệm.
Video đang HOT
Khó khăn lớn nhất là tạo được đội ngũ nhân viên yêu nghề, hiểu được giá trị công việc của mình có ích cho cộng đồng như thế nào, từ đó mỗi nhân viên tự cố gắng, trau dồi kiến thức, hoàn thiện bản thân và làm việc hăng say mỗi ngày.
Trên toàn hệ thống MEDLATEC hiện có hơn 1.000 cán bộ nhân viên, trong đó, hơn 100 nhân viên làm trong phòng Labo đều rất yêu thích công việc này. Họ làm việc say mê, tuân thủ quy trình chung và có tinh thần ham học hỏi.
Cùng với sự yêu nghề, đào tạo để nâng cao trình độ cũng được Trung tâm đặc biệt coi trọng. Hàng năm có 2-3 cán bộ tham gia học sau đại học như làm nghiên cứu sinh, học thạc sỹ, bác sĩ chuyên khoa tại trường ĐH Y Hà Nội…
Được biết bên cạnh điều hành Trung tâm Xét nghiệm và chịu trách nhiệm về chất lượng toàn hệ thống, bà còn trực tiếp hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học. Xin bà cho biết ý nghĩa của những đề tài này? Số lượng đề tài đang được Trung tâm thực hiện?
Giám đốc Trịnh Thị Quế chủ trì giao ban chuyên môn đầu giờ sáng.
Để nâng cao kiến thức chuyên môn thì nghiên cứu khoa học là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất. Khi làm nghiên cứu, các cán bộ phải tìm hiểu sâu sắc về ý nghĩa từng loại xét nghiệm, giá trị trên lâm sàng như thế nào, các phương pháp phân tích xét nghiệm, các yếu tố ảnh hưởng trên từng đối tượng. Từ đó mới đưa ra các khuyến cáo, hỗ trợ cho các bác sỹ lâm sàng trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh.
Tại Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC, mỗi năm có 6-7 đề tài nghiên cứu. Trong năm 2019, chúng tôi sẽ xin một đề tài cấp Bộ để làm cơ sở cho các nghiên cứu tại MEDLATEC được công nhận có hiệu quả cao trong ngành y tế.
Bận rộn với công việc tại bệnh viện và gia đình như vậy, trong thời gian tới, bà có những dự định riêng nào cho bản thân?
Dự định thì rất nhiều, với cá nhân, tôi đang gấp rút hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh để có kiến thức vững vàng hơn cho chuyên môn và quản lý.
Về phía Trung tâm Xét nghiệm, ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tiếng Anh cũng là một vấn đề quan trọng, bởi vì khi có tiếng Anh tốt chúng ta mới có cơ hội hội nhập và phát triển. Tại Trung tâm Xét nghiệm, chúng tôi đã tổ chức được 2 lớp học cho nhân viên với hy vọng thời gian tới có bước đột phá mới trong hội nhập quốc tế.
Để được “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, xin bà chia sẻ bí quyết cân bằng giữa công việc bộn bề, trách nhiệm cao và giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Giám đốc Trịnh Thị Quế bên đội ngũ nhân viên năng động và nhiệt huyết.
Bí quyết duy nhất của tôi là sự chia sẻ. Ở nơi làm việc tôi được sự chia sẻ từ Ban quản lý của MEDLATEC Group, đồng nghiệp và nhân viên về tinh thần làm việc, sự quyết tâm cho công việc để tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng.
Về phía gia đình, tôi có được sự chia sẻ từ bố mẹ hai bên, chồng và con cái. Tất cả họ giúp tôi rất nhiều để tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Trò chuyện với Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Trịnh Thị Quế, chúng tôi vô cùng ấn tượng về chị, người phụ nữ có lối sống giản dị, nhưng vô cùng năng động, có phương pháp làm việc khoa học, nghiêm túc và quyết liệt. Chúc chị luôn nhiều sức khỏe để tiếp tục là tấm gương sáng cho nhân viên noi theo, cũng như thực hiện những dự định trong sứ mệnh phục vụ cộng đồng.
Minh Thu
Theo Dân trí
Công thức tinh chế cao lá đầu tiên ở làng nghề thuốc nam giúp cả vạn người khỏi bệnh xương khớp
Vốn là con nhà "nòi" nên từ năm 10 tuổi, lương y Triệu Thị Thanh (Bản Hợp Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) đã có thể tự tay bốc thuốc cho người bệnh. Đến nay khi đã tuổi cao, bà không thể nhớ nổi mình đã chữa khỏi bệnh xương khớp cho bao nhiêu người.
Chỉ biết rằng mỗi dịp tết đến xuân về, rất nhiều bệnh nhân ở trong và ngoài tỉnh đã tìm đến để cảm ơn, tri ân người thầy thuốc tài giỏi nhất làng nghề thuốc Nam người Dao này...
Những bệnh nhân khỏi bệnh tri ân "đệ nhất lão y"
Trong nhiều năm chữa bệnh cứu người có rất nhiều nguời đã được lương y Triệu Thị Thành chữa khỏi. Tôi đã gặp vợ chồng bà Nguyễn Thị Hằng (63 tuổi, trú tại phố Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, Hà Nội), là trường hợp được lương y Thanh chữa trị khỏi.
Bà Hằng cho biết, năm 2013 hai vợ chồng bà đều mắc chứng đau vai gáy, ông bà đi khám và kết quả là bị thoái hóa đốt sống cổ lên dẫn đến tình trạng vậy. Chồng bà Hằng thì đau ít hơn, nhưng bà Hằng bị đau cấp dẫn đến tình trạng lưng và cột sống cử động khó khăn, gáy cứng, chân tay tê dại. Mỗi khi bị cơn đau dày vò bà thường xuyên dùng Acetaminiphen để giảm những cơn đau. Thế nhưng dùng được một thời gian thì bà bị xuất huyết dạ dày, gan cũng bị ảnh hưởng. Sau đó, bà quyết định chuyển sang châm cứu nhưng bệnh tình cũng không tiến triển, những cơn đau tiếp tục kéo dài và dày vò bà khiến cuộc sống của bà gặp nhiều khó khăn.
Bà Hằng được một người quen giới thiệu tới lương y Thanh để chữa trị. Mới đầu bà cũng chưa tin lắm, vì khi dùng thuốc được 1 tuần bà cảm thấy đau hơn, chồng bà thì thấy dễ chịu ngay vì không bị công thuốc. Thế nên bà kiên trì uống, sau 3 tuần thì cảm thấy dễ chịu hẳn. Trong vòng hơn 1 tháng thì chồng bà Hằng thấy không còn thấy đau nữa nên bỏ thuốc, còn bà dùng đến tháng thứ 3 thì khỏi hẳn. Từ đó đến nay vợ chồng bà không hề bị tái phát lại.
Anh Nguyễn Minh Hân (49 tuổi, trú tại Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) cũng là một trường hợp bị thoái hóa xương khớp cổ rất nặng. Anh Hân còn không xoay được cả người, để cử động phải toàn bộ phần cơ thể trên mới có thể di chuyển được. Anh Hân, phải dùng thuốc tới tháng thứ 4 mới khỏi bệnh.
Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp bị bệnh nặng như Đại tá Trần Hữu Công (61 tuổi, đã về hưu, công tác tại Quân Đoàn 2, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) đau vai gáy và gai cột sống, từng chữa trị tại Bệnh viện Quân Y nhưng lại tái phát. Cũng nhờ bài thuốc này mà đã khỏi bệnh.
Cao lá cây chữa xương khớp hiệu quả
Theo lương y Triệu Thị Thanh, thì đau nhức vai gáy có nhiều nguyên nhân như: Xuất phát từ lao động cồng việc, cơ địa của từng người. Nhưng phổ biến nhất, vẫn là tình trạng đau mỏi vai gáy do thoái hóa xương khớp. Bệnh đau mỏi vai gáy, nếu để càng lâu thì bệnh càng nặng, khó điều trị và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần lưu ý phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây ra bệnh và điều trị dứt điểm bằng phương pháp phù hợp.
Công thức tinh chế cao lá đập tan bệnh xương khớp
Cũng theo lương y Triệu Thị Thanh, thì trong các công đoạn làm thuốc thì việc hái thuốc vất vả nhất chiếm phần lớn thời gian công sức làm thuốc. Nhiều khi đi rừng tới vài ngày, có những khi hàng tuần để tìm những dược liệu trong bài thuốc. Lương y Thanh tiết lộ là không phải ai cũng biết đầy đủ các cây thuốc như nhau, chỉ có những người có kinh nghiệm đi rừng mới biết đủ mặt thuốc. Nghề thuốc gia truyền của người Dao luôn có bí quyết riêng trong từng nhà một và từng vùng một. Cũng theo lời lương y Triệu Thị Thanh thì bài thuốc này khá cầu kỳ, phải dùng hàng chục vị khác nhau, chủ yếu lấy từ trên rừng về. Sau đó đem phơi khô và cất cẩn thận tránh ẩm mốc. Một số vị được đem nấu thành cao trong vòng một tháng trời để lấy được tinh chất của nó. Đa số những vị thuốc đều được lấy từ những loại cây cổ thụgọi theo tiếng người Dao như cây Dào ghím, Dào pèng... Những loại cây này đều là dạng thân gỗ, cây cao lớn. Hoặc như loại Lòm tỏi, một vị thuốc chống viêm cực kỳ hiệu quả. Loại này dạng thân nhỏ, có lá đôi. Để lấy được những vị này phải leo trèo rất vất vả mới lấy được.
Lương y Triệu Thị Thanh - Người giữ lửa cho làng nghề thuốc Nam Ba Vì
Bài thuốc trên chuyên đặc trị các bệnh về xương khớp như viêm khớp, vôi hóa, gai đôi, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm... Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị gout tìm đến và cũng đã được lương y Sơn điều trị thành công. Chữa trị theo phương pháp của bà chẳng mấy kỳ công giống như một số loại thuốc Nam khác, tuy tác dụng không nhanh chóng như Tây y nhưng khi đã khỏi thì rất ít tái phát trở lại. Đặc biệt, lại không hề có tác dụng phụ vì thảo dược được hái từ tự nhiên. Người bệnh nhẹ thì uống thuốc trong vòng 2 đến 3 tháng là khỏi. Người nặng thì phải điều trị tới vài tháng, cũng có trường hợp phải dùng thêm hình thức đắp, chườm thuốc thì mới khỏi dứt điểm được.
"Trước kia công việc hái thuốc đơn giản lắm, vì những vị thuốc này trên rừng còn nhiều vô kể. Để lấy đủ vị thuốc trong bài thì chỉ cần đi vài cánh rừng, vài dãy núi gần nhà là cũng có thể kiếm đủ vị thuốc. Nhưng bây giờ người ta phá hết rừng, làm nương mía, nương ngô nên một số cây hiếm đi dần. Có khi đi cả mấy ngày mới được đủ gùi thuốc cần dùng. Tôi cũng phải tự mình đi lấy thảo dược, có nhiều vị chỉ mình tôi biết cách lấy và lấy ở chỗ nào. Người Dao có một quan niệm tâm linh khi lấy thuốc là có những vị thuốc phải được lấy theo ngày, theo giờ". Lương y Thanh chia sẻ.
Ngày xưa các vị thuốc chủ yếu dùng là thuốc tươi, còn thuốc khô là để người Dao mang đi các nơi chữa trị và bán cho người bệnh. Nhưng mấy thập kỷ gần đây, người Dao đã bào chế thêm ra cao thảo dược để kết hợp uống kèm các loại vị thuốc được đã được cắt, phơi, rồi cắt thành thang dùng để sắc uống để hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến xương khớp. Cao thảo dược được đưa vào chưng cất theo cách thủ công để lấy tinh chất. Những vị thuốc này được cho vào loại chảo gang rất dày để đun lên để lấy nước tinh túy từ cây, sau hàng tuần thì tiếp tục vớt bã ra để nấu thành cao. Công việc này rất công phu, phải mất ròng rã hàng tháng trời mới thành cao được.
Theo lương y Thanh thì từ nhiều năm nay, nghề thuốc của người Dao chỉ được biết đến ít vì người Dao chỉ có thể chữa cho những người biết tới. Bây giờ, nghề thuốc phát triển được là do giao thông đi lại thuận tiện và nhiều người biết tới hơn nên nghề thuốc cũng được chú trọng hơn. Và cô cùng những thày lang đang mang đến sức sống mới cho những vùng cao nơi đây.
Tuy nhiên, để bảo tồn những cây thuốc luôn là niềm trăn trở, đau đáu của không ít những lương y. Bên cạnh đó, lương y Thanh bảo tồn được những cây thuốc quý đang hiếm dần theo cách riêng của mình, để đóng góp vào y lý của người Dao ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhận xét về bài thuốc xương khớp nổi tiếng của lương y Triệu Thị Thanh, ông Lý Văn Vượng - Phó chủ tịch xã Ba Vì cho biết: "Bà Thanh chữa bệnh theo bài thuốc gia truyền từ đời xưa, là người có nhiều kinh nghiệm trong chữa trị bệnh. Trong các bài thuốc của bà có bài thuốc chữa xương khớp đã cứu nhiều người khỏi bệnh, rất nhiều người ở xa cũng tới đây chữa trị. Bà Thanh cũng được biết đến là hội viên nhiệt tình, tiêu biểu và rất tích cực của Hội đông y xã nhà".
Thời gian qua, có nhiều độc giả quan tâm tới chữa các bệnh về xương khớp mãn tính của lương y Triệu Thị Thanh , để tiện cho độc giả liên hệ tư vấn, lấy thuốc, chúng tôi xin cung cấp điện thoại của lương y Thanh: 0984 882 130
Còn tiếp...
Phát Thiên
Theo doisongphapluat
Những căn bệnh gây chết người nhiều nhất ở Việt Nam Theo PGS.TS Đoàn Hữu Nghị, chuyên gia Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: Bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và bệnh thận mãn tính gây chết người nhiều nhất ở Việt Nam. 1. Bệnh tim mạch Tử vong do tim mạch cao gấp 20 lần tử vong do ung thư. (Ảnh minh họa) Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),...