Đăng ký xét tuyển đại học thế nào để tăng tỷ lệ đỗ?
Các chuyên gia cho rằng, thí sinh cần cân nhắc chọn ngành rồi mới chọn trường. Với mỗi ngành cần chú ý đến phương thức tuyển sinh, lựa chọn những phương thức phù hợp để tối đa hóa cơ hội trúng tuyển.
Thời gian đăng ký xét tuyển đại học đang đến gần, thời điểm này, bài toán chọn ngành, chọn trường cũng như các phương thức tuyển sinh khiến không ít thí sinh và phụ huynh lúng túng.
Từ thực tế tư vấn tuyển sinh, TS Lê Đình Nam, Phó trưởng phòng Tuyển sinh ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện nay có rất nhiều ngành nghề và các trường đào tạo khác nhau, nhưng không phải thí sinh nào cũng có hiểu biết đầy đủ về ngành nghề đó trước khi đăng ký xét tuyển.
Nhìn chung, phần lớn các thí sinh chưa có đủ thông tin về các ngành nghề trước khi đăng ký xét tuyển. Nhiều em khi tìm đến các thầy cô để tư vấn chưa hề có bất cứ một thông tin hay định hướng ngành nghề nào. Câu hỏi đặt ra thường chỉ dừng lại ở mức chung chung. Một số em đã có sự tìm hiểu trước, nhưng còn nhiều vướng mắc cần giải đáp, các em sẽ đặt ra những câu hỏi tư vấn cụ thể hơn để biết được chương trình học và cơ hội sau khi ra trường ra sao.
TS Lê Đình Nam khuyên thí sinh nên chọn ngành rồi mới chọn trường.
TS Lê Đình Nam cũng khuyên thí sinh nên chọn ngành rồi mới chọn trường. Trong các khối ngành, nên chia nhỏ thành các khối ngành chính, trong các khối ngành chính chọn ra ngành mà mình yêu thích, có năng thiếu…
Sau khi chọn ngành, thí sinh cần tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành này để chọn ra các trường phù hợp về năng lực bản thân, điều kiện tài chính, chất lượng đào tạo…
Bên cạnh đó, một số thí sinh chưa xác định được ngành nghề muốn theo đuổi, TS Lê Đình Nam đưa ra lời khuyên các em nên tìm các trường muốn học trước.
“Nhiều em còn lưỡng lự chưa phát hiện ra năng lực của bản thân để đưa ra quyết định về các ngành nghề. Lúc này các em có thể đến các trường đại học để được tư vấn xem ngành, nghề nào phù hợp với bản thân. Hiện nay hầu hết các trường đều đào tạo đa ngành. Đơn cử như ĐH Bách khoa Hà Nội cũng có tất cả các ngành nghề kỹ thuật, kinh tế, giáo dục”, thầy Nam đưa lời khuyên.
Bên cạnh đó, thầy Lê Đình Nam cũng lưu ý thí sinh, theo quy định của Bộ GD-ĐT, điểm chuẩn các ngành không đổi theo thứ tự nguyện vọng, cơ hội của các thí sinh 1 ngành ở nguyện vọng 1 và một thí sinh đăng ký ở nguyện vọng thứ 10 là như nhau. Do đó, khi đăng ký nguyện vọng thí sinh cần cân nhắc sắp xếp những nguyện vọng thích hơn ở phía trên, những nguyện vọng ít thích hơn ở phía dưới.
“Khi các em thi xong, đạt kết quả tốt, cần tiếp tục theo dõi dự báo điểm chuẩn của các trường. Nếu ngành đó trường dự báo 26 điểm, các em được 25 điểm có thể vẫn có cơ hội, nhưng nếu chỉ được 21, 22 điểm, thì các em nên thay đổi nguyện vọng để tăng khả năng đỗ”, thầy Nam lưu ý.
Video đang HOT
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH hiện nay được quyền tự chủ trong tuyển sinh, đa dạng các hình thức xét tuyển, thí cần cần tối ưu hóa các phương thức, tránh tình trạng 1 ngành xét tuyển bằng nhiều phương thức, nhưng thí sinh lại chỉ tham gia theo 1 phương thức sẽ làm giảm cơ hội trúng tuyển.
TS Nguyễn Diệu Cúc, Trưởng Bộ môn Quản trị văn phòng, Học viện Quản lý giáo dục cho biết, hiện nay hầu hết các trường đại học đều đã công bố đề án tuyển sinh. Nhìn chung, các trường đều đa dạng hình thức xét tuyển để có được sinh viên chất lượng nhất, như xét tuyển thẳng, xét tuyển dựa vào học bạ, xét tuyển hỗn hợp và xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT năm 2021.
“Với nhiều phương thức xét tuyển như vậy, đó đã là cơ hội để thí sinh có thể bước chân vào trường đại học với ngành nghề mình yêu thích. Tuy nhiên, các em thí sinh cũng cần lưu ý là theo quy chế, các trường phải công bố chỉ tiêu cho từng phương thức xét tuyển, nên các em cũng cần chú ý cân nhắc khi sử dụng phương thức đăng ký xét tuyển. Cần tính toán và dự đoán được với năng lực điểm số của mình hiện tại thì phương thức nào là phù hợp và khả thi nhất đối với mình. Muốn vậy, các em phải chú ý tới thông tin tuyển sinh được công bố rộng rãi của các trường đại học.
Điều đặc biệt cần lưu ý là khác với năm 2021, năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến cho phép thí sinh được 3 lần điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sau khi có kết quả thi THPT. Các em có thể và nên sử dụng nhiều hình thức đăng ký xét tuyển để đảm bảo hơn về cơ hội trúng tuyển vào ngành học, trường đại học mình yêu thích và phù hợp với nguyện vọng”, cô Nguyễn Diệu Cúc đưa ra lời khuyên.
Để đưa ra những lựa chọn đúng đắn khi chọn ngành, chọn nghề, TS Nguyễn Diệu Cúc cho rằng, các thí sinh cần chủ động tiếp cận thông tin về xu hướng ngành nghề qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các em cũng có thể trao đổi với các thầy cô trực tiếp giảng dạy mình về thế giới nghề nghiệp. Tham gia vào các diễn đàn về hướng nghiệp, xác định được rõ động cơ học tập, nguyện vọng nhu cầu nghề nghiệp của mình.
Thí sinh cũng cần định vị được năng lực, sở trường của bản thân trong sự phù hợp nghề trong tương lai, tức xác định được năng lực và đam mê lĩnh vực công việc.
Bên cạnh đó, các nhà quản lý xã hội, các nhà giáo dục, các trường đại học cần có chính sách quản lý, phát triển nghề nghiệp rõ ràng, định hướng sớm phân luồng học sinh, cung cấp đầy đủ các thông tin về nghề nghiệp và tuyển sinh rộng rãi. Có như vậy, học sinh mới có nguồn dữ liệu và kênh thông tin để nắm bắt, tham khảo./.
Những lưu ý quan trọng khi chọn ngành đăng ký dự thi
Làm sao để chọn ngành đăng ký đúng và hiệu quả nhất? Các chuyên gia đã giải đáp điều này trong chương trình tư vấn trực tuyến "Chọn ngành học cho tương lai: Những điều cần lưu ý khi chọn ngành đăng ký dự thi" vào ngày 1.4.
Các chuyên gia giúp thí sinh lựa chọn ngành học phù hợp khi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học - ĐÀO NGỌC THẠCH
Chương trình đồng thời diễn ra ở các kênh thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên.
Chọn ngành thế nào khi không biết thích gì?
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, nguyên tắc bất biến để chọn ngành là trước khi chọn ngành nghề, thí sinh (TS) cần tìm hiểu ngành nghề đó đào tạo thế nào, ra trường làm gì, tìm hiểu nhu cầu nguồn lực, điều kiện gia đình có phù hợp để theo học hay không... Thông tin càng nhiều thì việc lựa chọn càng chính xác.
Thầy Ngô Trí Dũng, Phó trưởng phòng Tuyển sinh - Truyền thông, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, khuyên: "Nếu bản thân ước mơ làm công việc gì thì hãy quay ngược lại các trường ĐH đào tạo ngành đúng mong muốn công việc của mình trong tương lai. Như vậy, sẽ có hướng mở hơn, thấy được bức tranh ngành nghề dễ hơn".
Tuy nhiên, nếu như không xác định được mình thích ngành gì thì phải làm sao? Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, chia sẻ: "Nếu chọn sai ngành, cơ hội các em đi tiếp là rất thấp ở trường ĐH. Các em phải đam mê ngành nghề, cụ thể là thích môn học nào ở THPT. Đó là sự bắt đầu cho ngành nghề trong tương lai. Hai là có đủ năng lực theo đuổi đam mê hay không? Ba là mục tiêu học ĐH của các em là gì? Điều này rất quan trọng. Nếu quyết tâm chọn lựa nghề nghiệp trong tương lai thì dù học ngành nào, gặp khó khăn cũng sẽ vượt qua".
Theo tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, chọn ngành nghề theo sở thích của từng người là một trong những nguyên tắc đầu tiên bởi mục tiêu sau cùng là sống và cống hiến với ngành nghề. Chọn ngành nghề theo sở thích thì chúng ta sẽ phát huy được năng lực, sau dễ thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mình thích điều gì.
Mặc dù vậy, theo tiến sĩ Lưu, dù đã bắt đầu đi làm, nhiều người vẫn không dám tự nhận bản thân đã chọn ngành nghề đúng nên nếu còn lăn tăn trong chọn ngành thì cũng không phải lo lắng. Hiện có nhiều bộ câu hỏi, phần mềm lựa chọn ngành nghề, TS có thể tham khảo tìm hiểu thông tin nhiều hơn để chọn được ngành mình phù hợp nhất.
Nếu chọn sai ngành thì phải làm sao?
Theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, nhiều TS khi đã trúng tuyển, vào học nhưng lại bị sốc với ngành nghề đó vì thấy mình không phù hợp như khi tìm hiểu trước kia. Nhưng điều này vẫn có thể giải quyết. Hiện nay, các trường cho phép sinh viên đăng ký học 2 ngành. Hoặc sau năm thứ nhất, nhiều trường cho phép sinh viên được phép chuyển ngành với điều kiện điểm trúng tuyển của ngành đã đang học phải bằng hoặc lớn hơn điểm trúng tuyển ngành sẽ chuyển qua.
"Ngoài ra, ở giảng đường ĐH luôn có thầy cô giáo, cố vấn học tập, trung tâm hướng nghiệp định hướng, hỗ trợ cho sinh viên, giúp các em vượt qua khó khăn trong học tập, theo đuổi ngành nghề ", tiến sĩ Hải tư vấn thêm.
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh - Truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho rằng hiện nay học sinh còn phụ thuộc vào bố mẹ trong việc chọn ngành. Phụ huynh cần tôn trọng sở thích, sở trường, năng lực của các em, vì nếu vào học ngành các em không thích thì sau này sẽ trở thành gánh nặng. Tại trường, trong tuần sinh hoạt đầu khóa, các em sẽ được tư vấn, trải nghiệm để hiểu rõ ngành nghề, xem mình có vượt qua được những khó khăn của nghề hay không, có phù hợp hay không. Nếu không, sẽ được chuyển ngành nếu đáp ứng được mức điểm đầu vào.
Thầy Ngô Trí Dũng cho rằng TS càng chọn lựa đúng ngành học từ khi xét tuyển thì càng đỡ tốn công sức, tiền bạc... trong quá trình học tập.
Theo tiến sĩ Mai Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh - truyền thông, Trường ĐH Gia Định, hiện nay TS tiếp cận với nhiều thông tin nên rất dễ bị dao động khi lựa chọn ngành nghề. TS cần lưu ý để chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Nếu thích ngành gì, nên chia sẻ với cha mẹ, thuyết phục cha mẹ bằng những thông tin thật rõ ràng về sở thích của mình.
Ngành học mới
Trường ĐH Duy Tân: Khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật điện, du lịch, ngôn ngữ Nhật, quản lý bệnh viện... cũng như nhiều chuyên ngành mới.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM: Robot và trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, quản trị nhân sự, quan hệ công chúng, quan hệ quốc tế. Dự kiến tuyển sinh thêm 2 ngành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe là kỹ thuật xét nghiệm y học và điều dưỡng.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Kinh doanh quốc tế, quan hệ quốc tế...
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng: Y học cổ truyền, kỹ thuật hình ảnh y học, sức khỏe răng miệng, hộ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc bệnh trẻ em, hoạt động trị liệu, quản lý bệnh viện, bất động sản...
Trường ĐH Gia Định: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kinh doanh quốc tế, thương mại điện tử, truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng (truyền thông kỹ thuật số).
Trường ĐH Văn Hiến: Truyền thông đa phương tiện, thương mại điện tử, kinh tế, luật, điều dưỡng.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải : Ở giảng đường luôn có thầy cô giáo, trung tâm hướng nghiệp định hướng... giúp các em học tập, theo đuổi ngành nghề.
Tiến sĩ Mai Đức Toàn: Nếu thích ngành gì, nên chia sẻ với cha mẹ, thuyết phục cha mẹ bằng những thông tin thật rõ ràng về sở thích của mình.
Thầy Ngô Trí Dũng: Thí sinh càng chọn lựa đúng ngành học từ khi xét tuyển thì càng đỡ tốn công sức, tiền bạc... trong quá trình học tập.
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái: Phụ huynh cần tôn trọng sở thích, sở trường, năng lực của các em vì nếu vào học ngành không thích thì sau này sẽ trở thành gánh nặng.
Thí sinh đừng đổi số điện thoại khi xét tuyển đại học Theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, những việc thay đổi rất nhỏ như địa chỉ email và số điện thoại có thể ảnh hưởng lớn với việc đăng ký xét tuyển đại học của thí sinh. Tiến sĩ Võ Thanh Hải trong chương trình trực tuyến của Báo Thanh Niên - ĐÀO NGỌC THẠCH Trên là chia sẻ của tiến sĩ Võ Thanh...