Đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2021: Thuận lợi cho thí sinh và nhà trường
Kỳ thi THPT 2021, thí sinh có thê đăng ký trưc tuyên qua mạng internet giúp người dự thi tiết kiệm thời gian, có thể chỉnh sửa ngay những sai sót trong hồ sơ
Thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 và đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng từ ngày 27/4 đến 11/5. Điêm mơi năm nay là bên cạnh đăng ký trưc tiêp băng phiêu thì thí sinh có thê đăng ký trưc tuyên qua mạng internet. Dù năm đâu triên khai nhưng khá nhiêu em lưa chọn phương thưc này bởi tiết kiệm được thời gian, có thể chỉnh sửa ngay những sai sót trong hồ sơ. Các trường cũng thuận lợi hơn trong việc nhập và kiểm tra dữ liệu đăng ký của thí sinh.
Thí sinh có thể đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT qua mạng.
Trong những ngày đầu tiên thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 và đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng, hơn 40 học sinh lớp 12N3 của Trường trung học phổ thông Trí Đức, thành phố Hà Nội đang tập trung để làm hồ sơ.
Sau khi viết sai bộ hồ sơ thứ 2 thì Trịnh Anh Tuấn và nhiều bạn học khác trong lớp đã chuyển sang hình thức đăng ký trực tuyến tại phòng máy tính của trường. Không phải cặm cụi viết hồ sơ, các em chỉ cần truy cập vào website về thi và tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ: http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để đăng ký.
Không mất nhiều thời gian, lại sửa lỗi dễ dàng là những thuận tiện mà Trịnh Anh Tuấn nhận thấy với phương thức đăng ký trực tuyến này: “Em đăng ký hồ sơ với nguyện vọng đấy em có rất nhiều sai sót. Khi khai trực tuyến thì em cảm thấy nó dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian hơn và nó sẽ tránh những sai sót”.
“Khi thi viết hồ sơ giấy thì sẽ không tránh được những sai sót. Khi làm hồ sơ trực tuyến thì không hạn chế lần chỉnh sửa trong khi đăng ký nguyện vọng. Hôm nay, em vừa hoàn thành việc đăng ký xét nguyện vọng trực tuyến và cảm thấy rất tiết kiệm thời gian, công sức”- em Trần Phương Thảo nói.
Video đang HOT
Với ưu điểm về thời gian, giảm chi phí, lại có thể sửa lỗi dễ dàng, điền nguyện vọng nhanh chóng, nên việc đăng ký thi và xét tuyển trực tuyến ở nhiều trường tại thành phố Hà Nội đạt tỷ lệ trên 50-60%. Để hỗ trợ tốt cho học sinh, bên cạnh bố trí máy móc với đường truyền internet tốt, các trường đã tổ chức hướng dẫn kỹ cho các học sinh về cách thức đăng ký mới này.
Cô Bùi Thị Hồng Vân, giáo viên Trường THPT Trí Đức, Hà Nội cho biết: “Nhà trường đã tập huấn cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và kết hợp với các cô để hướng dẫn đến từng các nhóm học sinh. Đối với mỗi lớp học nhà trường sẽ chia nhỏ một nhóm khoảng 5 đến 10 học sinh và sẽ cho các em lên phòng máy để các em sẽ trực tiếp thao tác và rèn các kỹ năng về đăng ký trực tuyến”.
Năm nay, thí sinh sẽ được đổi nguyện vọng 3 lần sau khi biết điểm thi, nên không phải cân nhắc quá nhiều. Vì thế, ngay trong những ngày đầu tiên đã có khá nhiều học sinh nộp hồ sơ. Đây là điều thuận lợi, giúp các trường có nhiều thời gian để nhập và kiểm tra dữ liệu vào hệ thống tuyển sinh chung.
Ông Nguyễn Quý Xuân, Hiệu trưởng Trường THPT Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội nhận định: “Khi đăng ký đã được hoàn thành và cho một biểu mẫu trả kết quả in ra, thì khi và in ra như vậy thì biểu mẫu đó sẽ chuẩn, đúng và nhà trường chỉ phải ký tên, đóng dấu vào đấy thì nó nhanh gọn hơn rất nhiều cho các em học sinh”.
Bên cạnh những thí sinh mạnh dạn lựa chọn đăng ký trực tuyến vẫn còn nhiều thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng theo phương thức trực tiếp trên hồ sơ giấy bởi lo ngại lỗi mạng sẽ làm gián đoạn quá trình đăng ký. Vì vậy, dù phải viết lại bộ hồ sơ thứ 5 Đào Xuân Thăng, học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội vẫn kiên trì với phương thức truyền thống này: “Em thấy em viết sai khá nhiều và đến bộ thứ 5 em mới có thể viết đúng. Trong quá trình nhập online em lo sợ rằng trong quá trình điền sẽ xảy ra mạng lỗi dẫn tới không điền được nguyện vọng em mong muốn, nên là em đã quyết định chọn điền trực tiếp bằng giấy”.
Để tạo thuận lợi cho thí sinh trong quá trình đăng ký dự thi và xét tuyển đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ đạo các địa phương hướng dẫn các trường, các điểm tiếp nhận hồ sơ hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh trong việc đăng ký trực tiếp và trực tuyến. Dù thí sinh sử dụng phương thức trực tiếp trên giấy hay trực tuyến thì đều phải kiểm tra kỹ hơn thông tin của thí sinh để giảm sai sót./.
Đăng ký xét tuyển ĐH: Nên chọn bao nhiêu nguyện vọng là vừa?
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021, đồng thời đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đại học - cao đẳng từ ngày 27/4 đến 11/5 (trực tiếp) và đến 16/5 (trực tuyến).
Thí sinh tỉnh Đắk Nông tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh: C. Chương
Vậy, thí sinh cần đăng ký bao nhiêu nguyện vọng (NV) là vừa?
Ngành nào yêu thích nhất thì chọn ở NV1
Theo TS Nguyễn Tuấn Khanh - Hiệu trưởng Trường ĐH Kiên Giang, khi ĐKXT vào ĐH, thí sinh cần quan tâm xem xét các yếu tố: Chọn ngành nghề mình yêu thích, đam mê; nhu cầu xã hội cần, cơ hội việc làm tốt sau 3 - 4 năm tới; chọn trường đăng ký thuận tiện cho việc học, khả năng tài chính của gia đình. Để chọn tổ hợp môn xét tuyển phù hợp mà thí sinh tự tin về tổng số điểm cao hơn điểm sàn xét tuyển dự kiến của các trường, các em nên tham khảo điểm xét tuyển 2 - 3 năm trước của ngành mình muốn học.
"Sau cùng là chọn NV vào trường nào, ngành hoặc ngành gần nào phù hợp với sở thích, đam mê theo thứ tự ưu tiên từ cao tới thấp. Thí sinh nên đăng ký cả 2 phương án xét tuyển: Xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT nếu nhà trường dùng phương thức này, như vậy cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn. Về số lượng NV, thí sinh không nên đăng ký quá nhiều, nên đăng ký tối đa 4 NV là phù hợp" - Hiệu trưởng Trường ĐH Kiên Giang chia sẻ.
Từ kinh nghiệm tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM, ThS Trần Nam - Trưởng phòng Truyền thông và tổ chức sự kiện của trường, cho rằng thí sinh cần tìm hiểu thật kỹ quy chế tuyển sinh của các trường mình quan tâm để đăng ký cho đúng về cách thức, thời gian đăng ký ở một số phương thức, mỗi trường đại học sẽ có quy chế riêng. Trong đó, thí sinh cần xác định được công việc mong muốn làm và ngành học có thể giúp làm tốt công việc đó. Đồng thời, thí sinh cần tham khảo kỹ mức học phí của các trường để đăng ký cho phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
"Thí sinh có thể đăng ký nhiều NV, tuy nhiên, mức 5 - 7 NV là hợp lý nhất. Ngành nào yêu thích nhất, thí sinh hãy đăng ký ở NV 1" - ThS Trần Nam chia sẻ.
Theo ThS Nguyễn Thị Xuân Dung - Phó Trưởng phòng Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH), việc lựa chọn NV để ĐKXT là một việc làm cần hết sức cẩn thận, vì "sai một ly sẽ đi một dặm".
"Để bảo đảm cơ hội của bản thân, sau khi nhắm được trường đại học có đào tạo ngành yêu thích, thí sinh nên đăng ký theo 3 nhóm. Nhóm đầu tiên gồm ngành và trường mà thí sinh yêu thích nhất. Nhóm thứ hai gồm các trường có điểm xét tuyển tương đương (hoặc chênh lệch không nhiều) điểm so với điểm của bản thân. Cuối cùng, nhóm thứ ba gồm các trường có điểm xét tuyển thấp hơn điểm số của bản thân để tạo "khoảng an toàn" và bảo đảm khả năng trúng tuyển", ThS Nguyễn Thị Xuân Dung chia sẻ.
Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tại Hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, tỉnh Long An. Ảnh: C. Chương
Nên chọn "n" nguyện vọng
Để có nhiều cơ hội trúng tuyển vào đại học năm nay, TS Trần Thanh Thưởng (Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM - HCMUTE) cho rằng thí sinh nên chọn "n" NV.
Đồng thời, TS Trần Thanh Thưởng lưu ý thí sinh, hiện tại phần mềm xét tuyển theo nguyên tắc "lọt sàng xuống nia" (không phân biệt NV1 hay NV n) do đó sau khi cân đối học lực thì thí sinh có thể chọn trường tốt nhất làm NV1 và những trường tiếp theo vào NV2, 3... Ông Thưởng nêu ví dụ: Thí sinh A (NV5) và thí sinh B (NV1) được 24 điểm đều chọn ngành Kế toán cùng một trường, thí sinh B trúng tuyển thì đương nhiên thí sinh A cũng trúng tuyển, nếu NV1 - 4 thí sinh A bị trượt.
"Hiện nay theo quy chế, thí sinh được chọn "n" NV, do đó để tăng khả năng trúng tuyển thì thí sinh nên chọn nhiều NV. Trong đó, những NV nào ưu tiên thì đặt lên đầu. Tuy nhiên cần lưu ý, khi đã trúng tuyển NV1 thì những NV sau sẽ không được xét" - TS Trần Thanh Thưởng chia sẻ.
Bên cạnh đó, lưu ý thí sinh trong việc điều chỉnh NV tại Kỳ tuyển sinh ĐH 2021, TS Trần Thanh Thưởng cho rằng năm nay quy chế cho phép thí sinh được điều chỉnh NV 3 lần. Khi điều chỉnh NV thì nên xem xét tổ hợp nào có điểm cao thì chọn tổ hợp đó làm điểm xét tuyển. Đồng thời, có thể điều chỉnh số lượng và thứ tự các NV cho phù hợp với điểm thi...
Trong khi đó, ThS Nguyễn Thị Xuân Dung (HUTECH) lưu ý, vào mỗi mùa tuyển sinh, luôn có những thí sinh chấp nhận chọn những ngành lấy điểm không cao của những trường đại học tốp đầu, trường "hot" vì theo bạn bè hoặc có khi vì... sĩ diện. Tuy nhiên, việc cố gắng theo học một ngành mà bản thân không yêu thích, chỉ khiến các em mệt mỏi, chán nản và áp lực. Trong khi đó, nếu học ngành yêu thích, chắc chắn sinh viên sẽ có cảm giác thoải mái, học tập chủ động và tất nhiên là kết quả cao hơn. Chính vì vậy, điều đầu tiên khi chọn thứ tự cho NV của mình thí sinh cần giữ vững lập trường với ngành học yêu thích - nền tảng đầu tiên để phát triển tối đa bản thân.
"Để chọn một ngành học đúng và trúng, việc đầu tiên nên chọn ngành phù hợp với năng lực và sở thích, đồng thời phải xem xét đến yếu tố ngành học đó có nhu cầu về cơ hội việc làm trong tương lai. Tiếp đến là chọn những trường có đào tạo ngành học đó và chọn nhiều NV tương ứng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý chọn thêm một số NV về một số ngành có nhu cầu việc làm cao trong tương lai nhưng ít trường đào tạo". - TS Trần Thanh Thưởng (HCMUTE)
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH: Tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ từ 27/4. Học sinh cuối cấp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tìm hiểu thông tin thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH năm 2021. Ảnh: CT Từ sở GD&ĐT đến các nhà trường, công việc đã...