Đắng cay vị gỏi sầu đâu miền trung
Ở miền Bắc và miền Trung, cây xoan lá màu xanh, hoa màu tím, đặc biệt lá độc không ăn được.
Còn cây sầu đâu mọc ở miền Tây có hoa màu trắng, lá màu xanh, vị đắng nhưng chứa nhiều vị thuốc như giúp thông tiểu, thanh nhiệt, ngủ ngon, đau nhức khớp, cao huyết áp, kể cả bệnh da liễu. Món này ăn thử lần đầu sẽ có vị đắng , qua lần thứ hai là ghiền luôn. Hai loại lá nhìn giống nhau, nhưng có màu hoa khác.
Cây sầu đâu còn được gọi cây xoan nhưng khác với cây xoan ngoài Bắc.
Cây sầu đâu được trồng nhiều ở Tri Tôn, Châu Giang. Theo người sành ăn, lá sầu đâu của vùng Châu Giang có hương vị đắng ngọt đậm đà hơn lá sầu đâu hơn hẳn các vùng khác. Lá sầu đâu sau khi lặt lấy những lá non, rửa sạch thì chần với nước sôi cho bớt vị đắng, ngon hơn nếu chần với nước cơm sôi. Nếu thích vị đắng của sầu đâu thì không cần trụng qua nước sôi mà chỉ ướp nước đá cho lá sầu đâu tươi giòn.
Sau đó trộn lá với các nguyên liệu: thịt ba chỉ luộc chín thái nhỏ, tôm đất luộc chín bóc vỏ, khô cá sặt hoặc khô cá dứa nướng chín xé nhỏ, xoài xanh thái sợi nhỏ, dưa leo thái mỏng và cuối cùng không thể thiếu một ít rau thơm, đậu phộng.
Video đang HOT
Lá sầu đâu bán trong chợ.
Một thành phần quan trọng làm nên cái ngon của món này là nước mắm me chua ngọt. Không dùng chanh hoặc giấm vì vị sẽ làm hỏng món ăn này. Cho ít nước vào hỗn hợp tỏi ớt giã nhuyễn và đun đến khi vừa ấm thì cho mắm me vào dầm cho đến khi me tan đều, bỏ hạt, nêm thêm đường và nước mắm sao cho hài hòa các vị chua, cay, mặn, ngọt. Tiếp tục khuấy đều tay và đun sôi hỗn hợp cho đến khi nước chấm kẹo lại là được.
Gỏi sầu đâu hoặc lá sầu đâu có thể dùng kèm với cơm nóng hoặc ăn kèm với bún cá lóc, mắm thái, cá linh. Gắp một miếng gỏi sầu đâu, ta sẽ nếm trải đầy đủ hương vị trên đời, vị béo của thịt ba rọi, ngọt mát của tôm tươi, vị mặn của cá rô, vị chua của xoài, vị đắng của sầu đâu. Khi ăn mới đầu có cảm giác đăng đắng ở đầu lưỡi nhưng khi nuốt vào thì lại có cảm giác ngọt thanh trong cuống họng, càng ăn càng nghiện.
Món gỏi dễ làm, dễ ăn.
Càng thú vị hơn nữa nếu có thêm một ly rượu cay bên cạnh đĩa gỏi sầu đâu, để món ăn đủ hương vị “cay, đắng”.
Gỏi sầu đâu mùa nước nổi
Lá sầu đâu nhỏ, dài và mọc đối xứng qua cuống. Đọt non có màu tim tím, còn gọi là cây xoan ăn gỏi, trồng khá phổ biến ở Long Xuyên, Châu Đốc và vùng Bảy Núi, An Giang.
Mùa nước nổi, lá sầu đâu mơn mởn, non tơ, chấm mắm kho, cá kho, ăn với cá linh non kho mẳn hoặc ăn kèm với mắm thái, mắm chưng... mới nghe vị đăng đắng mà ngọt của lá sầu đâu, càng ăn càng cảm thấy khoái khẩu...
Món gỏi sầu đâu càng tuyệt chiêu hơn, tôm, thịt, cá... thứ nào trộn gỏi cũng tuyệt. Gỏi sầu đâu mới ăn thường cảm thấy đắng, nhưng đã biết là phát ghiền, nhất là trộn chung với khô cá lóc, cá sặt rằn; hoặc trộn với khô cá tra phồng, cá dứa cũng ngon đáo để...!
Làm gỏi, chọn những tược non đang đơm bông, lặt lá, bông để trộn với khô nướng xé từng miếng nhỏ để nguội. Trộn thêm dưa leo và cà chua xắt mỏng để... làm duyên.
Bí quyết món gỏi này là trộn với nước me chua thêm chút đường, nước mắm nhỉ và ớt sao cho hội đủ các vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng, bùi mới... đạt đạo. Nước chấm phải là nước mắm me đậm đặc, cay, chua nhưng vừa ăn để làm đậm thêm vị...
Dùng nước chanh hoặc giấm sẽ làm hỏng món dân dã này. Ngon lành hơn có thể trộn với tôm sú và thịt ba rọi xắt mỏng, kèm thêm dưa leo hoặc xoài chua bằm...
Không những có được món gỏi ngon mà tài liệu y dược cho biết, đọt sầu đâu có chất khổ vị tố (chất đắng) trị lãi. Còn theo kinh nghiệm dân gian thì đọt sầu đâu làm mát gan, chống lãi và trị nhức mỏi!
Vị đắng lá sầu đâu Ai đó bảo, Nam Bộ có nhiều món gỏi lắm, món nào cũng đủ vị: Mặn, ngọt, chua, cay, nên người ăn dễ thích mà cũng dễ quên. Nhưng họ sẽ không dễ thích và khi thích rồi thì chẳng thể nào quên món gỏi có hòa lẫn vị cay đắng này. Trên bước đường bôn tẩu xa quê, dẫu có thưởng thức...