Dân TQ rầm rộ đòi tẩy chay Mỹ trước cửa hàng Apple nhái
Điều trớ trêu ở chỗ hàng ngàn người tập trung kêu gọi “tẩy chay hàng hóa Mỹ” trước một cửa hàng Apple nhái mới khai trương.
3.000 người tập trung trước cửa hàng Apple nhái.
Những người “yêu nước” không phân biệt phải trái ở Trung Quốc lại gia tăng thêm cấp độ mù quáng của mình khi tập trung tới 3.000 người trên một con phố ở tỉnh Giang Tô và biểu tình trước một cửa hàng Apple mới mở.
Theo những người tới biểu tình, họ muốn tẩy chay hàng hóa xuất xứ Mỹ và Apple là đối tượng phải bị diệt trừ đầu tiên, bên cạnh các hãng ăn nhanh như KFC, Pizza Hut.
Tuy nhiên, điều đáng nói là cửa hàng Apple này là một thương hiệu nhái chứ không được Apple ủy quyền.
Video đang HOT
3.000 người xuất hiện trước cửa hàng nhái, rầm rộ hét lớn “Tẩy chay hàng hóa Mỹ! Tống cổ Apple khỏi Trung Quốc”. Trên tay họ là những băng rôn có nội dung tương tự.
Nhiều người Trung Quốc đang kêu gọi tẩy chay hàng hóa Mỹ.
Có vẻ như lời kêu gọi “tuần hành hòa bình” của chính quyền Bắc Kinh đã không được những người yêu nước mù quáng ở Trung Quốc chấp thuận.
Hiện tại Apple có 36 cửa hàng trên toàn Trung Quốc, so với con số 4.000 cửa hàng bán đồ ăn nhanh của KFC. Cửa hàng Apple nhái ở huyện Tuy Ninh, Thiệu Dương, Giang Tô không phải là 1 trong 36 cửa hàng ủy quyền dù họ có thể bán đồ thật.
Chủ cửa hàng tên Châu cho biết hàng chục người đã tràn vào nhưng 10 phút sau rời đi. Họ “không làm gì quá đáng”, Châu nói. Chủ cửa hàng nghĩ rằng những người yêu nước không sai nhưng cách làm của họ thì không đúng.
Theo Danviet
Trung Quốc tung luận điệu tòa án quốc tế "bị mua chuộc"
Động thái mới nhất của Trung Quốc sau phán quyết lịch sử vụ kiện Biển Đông là bày tỏ nghi ngờ "thẩm phán của phiên tòa bị nước khác mua chuộc".
Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân.
Một quan chức cấp cao Trung Quốc cho rằng tòa án Trọng Tài Thường trực đã bị mua chuộc. Đây là luận điệu mới nhất của phía Trung Quốc sau khi nước này bị xử thua trong vụ kiện lịch sử tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Philippines.
Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân đăng tải một bài viết vào ngày 13.7 trong đó nói cái gọi là "chủ quyền lịch sử và pháp lý với những đảo tranh chấp" là không thể chối cãi và phớt lờ phán quyết của tòa án quốc tế.
Ông Lưu nói 5 người trong hội đồng tòa án đều tới từ châu Âu và nghi ngờ họ bị mua chuộc bằng tiền. Ông Lưu dựng chuyện: "Những người này đã bị mua chuộc, vậy thật sự ai là kẻ giật dây? Ai đã trả tiền cho họ? Philippines hay quốc gia nào khác?"
Ông Lưu nói một trong những quốc gia được chọn thẩm phán cho phiên tòa là Nhật Bản, nước cựu thù với Trung Quốc. Thứ trưởng Ngoại giao nói ông Shunji Yanai "thao túng phiên tòa" và gây sức ép lên kết quả cuối cùng.
Lính Trung Quốc tuần tra trái phép ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam.
Khi được hỏi Trung Quốc phản ứng thế nào trước phán quyết đưa ra, ông Lưu nói sẽ thiết lập vùng nhận diện phòng không "tùy vào mức độ đe dọa mà Trung Quốc đối mặt". Động thái trên nếu thực hiện sẽ là một bước leo thang căng thẳng khu vực.
Thứ trưởng Lưu nói tàu quân sự Trung Quốc sẽ tiếp tục tuần tra (trái phép) ở Biển Đông.
Phán quyết của tòa trọng tài viết: "Không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc từng khai thác hoặc kiểm soát Biển Đông trong quá khứ". Tòa án cũng bác bỏ cái gọi là "quyền lịch sử" mà Bắc Kinh rao giảng cũng như dập tắt tham vọng về "đường lưỡi bò 9 đoạn" của Trung Quốc.
Theo Danviet
TQ "chặn" dân xem chi tiết phán quyết vụ kiện Biển Đông Người Trung Quốc không thể xem được biên bản phán quyết vụ kiện Biển Đông do Internet đã bị ngăn chặn mọi ngả. Người dân Trung Quốc không thể xem kết quả chi tiết vụ kiện Biển Đông. Sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế, internet ở Trung Quốc bị kiểm soát ngặt nghèo. Những nhà hành pháp ở...