Dân Thủ đô dậy từ 5 giờ sáng, bắt tàu hỏa đi Hải Phòng mua bánh trung thu
Để thưởng thức vị bánh truyền thống, nhiều người dân Hà Nội không quản ngại đường sá xa xôi, dậy từ 5 giờ sáng để bắt tàu hỏa đi Hải Phòng, xếp hàng chờ mua bánh trung thu.
Đến hẹn lại lên, cô Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội) lại thức giấc từ 5 giờ sáng, chuẩn bị đồ đoàn, hành lý ra ga đi Hải Phòng mua bánh trung thu. Năm nay, cô mua được 6 hộp, 2 hộp để nhà, 4 hộp gửi cho các con.
“Thông thường, tôi sẽ đi chuyến tàu 6 giờ từ Hà Nội tới Hải Phòng, khoảng 8h30 là cập bến. Sau đó, tôi sẽ xếp hàng 3 tiếng tại cửa hàng chờ mua bánh trung thu” – cô cho biết.
Theo cô Hiền, tiệm bánh ở Hải Phòng lúc nào cũng đông khách nên xếp hàng là chuyện thường tình. Đặc biệt, trước ngày rằm tháng 8, lượng người đứng chờ trước cửa tiệm có thể lên tới vài trăm người.
“Có người đứng đợi cả ngày vẫn ra về tay không vì hết bánh. Bởi khách đến đây thường mua với số lượng lớn, ai nấy cũng xách cả chục hộp mỗi lần. Nên đôi khi chỉ nhanh chậm vài phút là đã chẳng có hàng” – cô kể.
Trước cửa tiệm bánh trung thu nức tiếng ở Hải Phòng lúc nào cũng đông nghẹt khách
Tương tự, nhóm bạn 5 người của chị Thủy An (Hà Nội) cũng lên chuyến tàu sớm để đi mua bánh. Nhóm của chị dự định ở lại Hải Phòng 2 ngày, 1 ngày chơi quanh thành phố, ngày còn lại đi xếp hàng mua bánh trung thu.
“Thực ra là chúng tôi cũng muốn thử cảm giác đứng xếp hàng chờ đợi, mong ngóng chiếc bánh ra lò xem sao. Vì tiệm này thường chỉ bán ở một nơi duy nhất và không có đại lý phân phối hay ủy quyền”.
Chị An cho biết, năm nay, nhóm chị mua 20 bánh nướng thập cẩm với giá 50.000 đồng/chiếc, 10 bánh dẻo sen giá 70.000 đồng/chiếc, 15 thập cẩm gà quay giá 80.000 đồng/chiếc và 5 hộp rồng tròn loại 3kg với giá 1,8 triệu đồng/hộp.
Ngoài ra, nếu khách không muốn xếp hàng lâu hay chờ đợi có thể mua qua đường “xách tay” từ dân buôn với giá chênh lệch từ 30.000 – 40.000 đồng/bánh.
Nhiều người sẵn sàng xếp hàng, đứng đợi 2 – 3 tiếng đồng hồ để mua bánh trung thu
Đơn cử như nhà chị Ngân Hà (Hà Nội) mỗi ngày nhập hơn 500 chiếc bánh trung thu ở Hải Phòng về bán cho khách, hôm nào nhiều có thể lên tới 800 chiếc.
Chị cho biết, nhà chị đã làm nghề “xách tay” bánh trung thu tròn 3 năm. Đều đặn, cứ trước rằm tháng tám từ 15 – 20 ngày, vợ chồng chị lại cắt cử, luân phiên nhau đi lấy hàng. Công việc khá đơn giản là xếp hàng tại tiệm, mua bánh và về bán lại cho khách.
Video đang HOT
“Tuy là công việc thời vụ nhưng nguồn thu mang lại khá tốt, thường mỗi chuyến hàng, chúng tôi lãi khoảng 1 – 1,2 triệu đồng. Do đa phần là bánh truyền thống, thời gian sử dụng ngắn nên nhà tôi thường lấy và giao trong ngày” – chị kể.
Dịch vụ “xách tay” bánh trung thu sôi động trên chợ mạng
Theo chị Hà, dù trên thị trường hiện có khá nhiều dòng bánh hiện đại nhưng khách hàng vẫn có xu hướng tìm về bánh truyền thống. Đơn cử như 2 cửa hàng bán bánh trung thu ở Hà Nội và Hải Phòng lúc nào cũng đông nghẹt, khách muốn mua đa phần đều phải xếp hàng chờ.
“Nhờ thế mà dân buôn như bọn tôi mới có cơ hội ăn lên làm ra. Bởi nhiều người ngại xếp hàng, ngại chờ đợi mà muốn ăn ngon nên sẽ tìm đến các tiểu thương. Một phần là các cửa hàng này không có đại lý nhượng quyền, chỉ có 1 cơ sở nên khách ở các tỉnh chỉ có cách mua xách tay” – chị tiết lộ.
Chiếc bánh nướng thập cẩm Hải Phòng khiến người tiêu dùng phát sốt
Như nhà chị Hà, ngoài phục vụ khách lẻ ở Hà Nội còn bán buôn cho các đầu mối ở các tỉnh như Thái Nguyên, Hưng Yên, Tuyên Quang, Bắc Kạn. Bánh sẽ được đóng theo thùng từ 50 chiếc và vận chuyển theo đường xe khách.
“Nếu lấy bánh từ Hải Phòng thì chiều tối tôi gửi xe khách, còn ở Hà Nội thì có hàng lúc nào tôi sẽ chuyển luôn. Do đi lại, vận chuyển khá tốn công nên khách phải lấy từ 50 chiếc trở lên tôi mới gửi” – chị nói.
Đến hẹn lại lên: Người Hà Nội kiên nhẫn xếp hàng dài đợi mua bánh Trung thu Bảo Phương
Từ sáng sớm đến tận tối, người Hà Nội kiên nhẫn xếp hàng dài đợi mua bánh Trung thu truyền thống Bảo Phương. Để chủ động phòng chống dịch bệnh, đa phần đều tuân thủ các biện pháp như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn.
Sát Tết Trung thu, những ngày này trên phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội, từ sáng sớm, rất đông người xếp hàng dài chờ mua bánh Trung thu truyền thống Bảo Phương. Ghi nhận của chúng tôi ngày 26/9 (tức 10 tháng 8 Âm lịch), dòng người lại nối đuôi nhau để mua được những chiếc bánh của tiệm bánh nổi tiếng này.
Để chủ động phòng chống dịch Covid-19, chủ cửa hàng bánh Bảo Phương cơ sở 2 đã dựng vách ngăn, đảm bảo khoảng cách an toàn cho người đến mua. Trước cửa hàng đặt biển thông báo khách xếp hàng theo thứ tự, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách.
Người mua hàng nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp như đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Do lượng khách đông nên trung bình mỗi người phải chờ từ 10-20 phút mới tới lượt mua bánh.
Năm nay, bánh thập cẩm vẫn ở mức dao động từ 50.000 đồng/chiếc, bánh đậu xanh hạt dưa từ 40.000 đồng/chiếc. Đối với bánh nướng, hạn sử dụng từ 7-10 ngày, bánh dẻo từ 5-7 ngày.
Cửa hàng bố trí nơi gửi cho khách mua bánh Trung thu, hạn chế ùn tắc giao thông.
Người dân hầu như đều mua bánh với số lượng khá lớn. Do đơn hàng nhiều, hiện tại, cửa hàng Bảo Phương cơ sở 2 đang tạm dừng nhận các đơn ship hàng từ 1/8 đến hết 15/8 Âm lịch.
Từ trẻ nhỏ đến người lớn cùng xếp hàng đợi mua bánh.
Một gia đình mua hẳn 1 thùng bánh Trung thu.
Cách đó không xa, tại cơ sở 1, hàng người kiên nhẫn đợi đến lượt mua bánh. Cửa hàng cũng đã tạm dừng nhận đơn ship các tỉnh và nội thành từ ngày 6/8 Âm lịch đến hết Trung thu.
Dù cửa hàng treo biển "hết bánh", nhưng các thực khách vẫn đợi mẻ bánh mới, cố gắng "đặt gạch" không để mất chỗ. Một người cho biết đã phải đợi hơn 30 phút để mua bánh Trung thu Bảo Phương.
Khách đông, nhân viên cửa hàng phục vụ không xuể. Năm nay do ảnh hưởng của Covid-19 nên lượng bán ra không nhiều bằng những năm trước.
Chị Linh (quận Cầu Giấy) cho biết, trong lúc xếp hàng đợi mua bánh, chị tranh thủ kiểm tra công việc qua điện thoại. Mọi năm, gia đình chị đều quen ăn bánh Trung thu Bảo Phương, nên dù đông đúc, chị vẫn kiên trì.
Người phụ nữ mua được lượng lớn bánh, mong muốn làm quà biếu và gia đình thưởng thức.
Hoạt động mua bán diễn ra tấp nập đến tận tối trong những ngày cận kề Tết Trung thu.
Giao thông qua đường Thụy Khuê đôi lúc bị ùn tắc cục bộ.
10 kiot bánh Trung thu 'chen chân' đoạn phố 100m, chung cảnh đìu hiu Chưa đầy 1 tháng nữa là tới Rằm tháng 8, các kiot bán bánh Trung thu dựng lên nhan nhản khắp vỉa hè Thủ đô, cùng trên một phố có tới hàng chục thương hiệu khác nhau nhưng phần lớn đều chung cảnh đìu hiu, vắng khách. Đoạn đầu phố Lê Trọng Tấn (Hà Nội), chỉ khoảng 100m đã có tới 10 hàng...