Đàn ông đi kéo dài chân: 1 mét 7 chịu đau để cao hơn vợ Pháp 1 mét 8
Nhiều người nghĩ phẫu thuật kéo dài chân chỉ có ở phái nữ. Nhưng phái mạnh cũng có nhu cầu “nâng cấp” đôi chân. Họ tìm đến những bác sĩ “mát tay” để thực hiện ước muốn chân dài hơn hoặc khỏe hơn sau biến cố tai nạn.
Đeo khung là một thử thách của những người kéo dài chân – ẢNH: QUANG VIÊN
Để tiếp cận được những chàng kéo dài chân, tôi phải nhờ bác sĩ (BS) Đinh Văn Thủy, nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân Gia Định. BS Thủy từng kéo dài chân hàng trăm người, trong đó có nhiều nam giới.
Khi nghỉ hưu, ông vẫn được Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng mời về làm việc tại Khoa Chấn thương chỉnh hình. Đến bệnh viện, tôi được BS Thủy đưa vào gặp các những chàng trai kéo dài chân. Họ bảo “vì nể” bác Thủy nên mới đồng ý chia sẻ.
Chàng trai kéo dài chân để… lấy vợ Tây và tìm việc ở châu Âu
Cao 1m7 cũng kéo dài chân
P.C (sinh năm 1995, ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM) quyết định kéo dài chân vì có vợ sắp cưới người Pháp cao đến 1m8. Hơn nữa, P.C muốn sau khi đưa nàng về dinh thì sang quê vợ “ở rể” để làm việc.
“Nếu chiều cao của em tăng thêm 8 – 10cm sẽ dễ tìm việc ở châu Âu, nơi hầu hết mọi người có chiều cao vượt trội so với người Đông Nam Á”, P.C bày tỏ.
Lúc đầu P.C đem ý định kéo dài chân bàn với hôn thê, cô nàng tròn xoe đôi mắt nói gọn lỏn: “Không cần thiết”. Nhưng khi chàng tỏ rõ quyết tâm không chịu thua nàng… cho xứng đôi vừa lứa, lại hướng tới tìm việc dễ hơn, nàng cũng xiêu lòng.
“Để đi đến quyết định kéo dài chân, em tìm hiểu rất kỹ, cuối cùng “chọn mặt gửi chân” cho BS Đinh Văn Thủy. Vì em biết bác Thủy từng kéo dài chân cho nhiều người rồi”, P.C tâm sự.
G.M trong thời gian phải đeo khung
Tháng 10.2019, P.C tìm đến BS Đinh Văn Thủy. Vị bác sĩ “mát tay” trong việc kéo dài chân nhìn P.C rồi khuyên: “Cậu cao 1m7 rồi kéo dài chân làm gì nữa”. Nhưng khi nghe P.C dốc bầu tâm sự, BS Thủy đồng ý phẫu thuật cho P.C.
“Mặc dù tin tưởng bác sĩ, nhưng em vẫn thấy rất lo lắng. Em nghe nói hành trình kéo chân dài như cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”. Nó cũng phải trải qua các chặng khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc và về đích. Dĩ nhiên, đây là một thách thức có phần đau đớn”, P.C trải lòng.
Nằm cùng phòng với P.C là G.M, sinh năm 1991, quê Vũng Tàu. Đã cao 1m6, G.M vẫn muốn cao thêm 6 – 7cm nữa. Lý do G.M muốn tăng chiều cao đơn giản là “để tự tin hơn”.
Video đang HOT
Đầu tháng 5.2020, M. lên bàn mổ “khởi động” hành trình kéo dài chân. G.M được đặt một hệ thống dụng cụ ở xung quanh chi với một số cây đinh xuyên qua xương nhằm cố định các đoạn xương kéo dài.
Lúc chúng tôi gặp G.M, phần xương cần kéo dài đã được cắt rời ra và đang trong giai đoạn làm lành vết mổ. Đây là giai đoạn được xem như đang “vượt chướng ngại vật”.
“Mức độ đau có thể chịu được. Nhưng khó chịu nhất là cảm giác mỏi và tê vì chỉ được nằm ngửa, giấc ngủ chập chờn, chân đeo khung sinh hoạt bất tiện”, G.M tiết lộ.
Với P.C, nhờ gần nhà nên gia đình thường xuyên đến trợ giúp chăm sóc, còn G.M phải nỗ lực nhiều hơn. “Lúc đầu thật sự thấy nản, nhưng dần dần cũng quen”, G.M tâm sự.
Một chàng kéo thêm một chân bị ngắn cho cân xứng
Kỹ thuật kéo dài chân giai đoạn “tăng tốc” tiến hành căng giãn kéo chi hết sức quan trọng. Mỗi ngày bác sĩ chỉ kéo tối đa 1mm, chia làm 4 lần trong ngày, mỗi lần chỉ được phép kéo 1/4mm. Thời gian để 1cm xương kéo dài lành phải mất khoảng 2 tháng. Trong thời gian này, người đi kéo cần mang khung cố định.
Ngoài ra, người kéo chân có thể tự thao tác kéo dài xương tại nhà và luyện tập theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để có thể nhanh chóng tháo khung, trở lại hoạt động bình thường. “Sướng nhất chắc chắn là khi được tháo khung”, G.M nói.
Phim chụp hình ảnh kéo chi dưới gần 10cm cho một bệnh nhân bị tai nạn giao thông – ẢNH BS THỦY CUNG CẤP
Đừng “nhắm mắt” đưa chân
Theo tìm hiểu công trình nghiên cứu của tiến sĩ Ilizarov, có thể kéo dài chi tới 200% chi hiện có. Nhưng tại Việt Nam, phần lớn các kỹ thuật kéo dài chân không thực hiện các ca kéo hết cỡ 200% như vậy. Lý do, độ kéo dài thêm của đôi chân cần sự cân xứng với cơ thể và cần thực hiện trong phạm vi an toàn nhất để hạn chế các biến chứng không như mong muốn sau khi phẫu thuật kéo dài chân.
Theo tiết lộ của bác sĩ Thủy, ông đã kéo chân dài nhất là 12cm cho một phụ nữ chỉ cao 1,45m. Một số ca nam giới, BS này cũng kéo dài gần 10cm. Từ trước đến nay ông đã thực hiện kéo dài chân khoảng hơn 200 ca (gồm kéo dài chân thẩm mỹ và kéo dài chân do những người bị tai nạn mất đoạn xương).
Điều bất ngờ, tỷ lệ nam kéo dài chân thẩm mỹ cũng ngang với nữ. Tuy nhiên, ông thẳng thắn khuyến cáo phẫu thuật kéo chân phải được thực hiện tại những nơi có trang thiết bị kỹ thuật tốt, bác sĩ chuyên khoa lành nghề.
“Trang thiết bị không tốt, bác sĩ không lành nghề mà thực hiện kỹ thuật kéo dài chi có thể gây những biến chứng không lường được. Nặng nhất là tổn thương mạch máu thần kinh khi phẫu thuật. Tuy nhiên biến chứng này rất ít gặp với những bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm”, BS Thủy nói.
BS Đinh Văn Thủy
Theo tìm hiểu, việc nhiễm trùng chân đinh cũng hay gặp nhưng xử trí lại đơn giản và có thể phòng tránh được nếu thực hiện đúng quy trình săn sóc theo dõi sau mổ.
Biến chứng nguy hiểm nữa là bệnh nhân tự ý kéo dài tốc độ nhanh hơn mức cho phép khiến thần kinh, mạch máu không phát triển theo kịp hoặc căng giãn quá mức cơ thể không chịu đựng được gây đau nhức, có thể gây liệt bàn chân, co rút cơ gây trật khớp…
“Kỹ thuật kéo dài chân có thể được áp dụng ở 2 đùi và 2 cẳng chân. Độ tuổi thích hợp để thực hiện phẫu thuật kéo dài chân là từ 20 – 30 tuổi, vì lúc đó chiều cao cơ thể đã hoàn thiện. Sau 35 tuổi, xương bắt đầu lão hóa nên không thuận lợi để phẫu thuật kéo dài”, BS Thủy nói thêm.
Vì vậy, những ai muốn kéo dài đôi chân của mình để có thể “hớp hồn” thiên hạ thì hãy cân nhắc thật kỹ và biết “chọn mặt gởi chân” chứ đừng nhắm mắt đưa… chân.
Phương pháp kéo dài chi của tiến sĩ Gravrill A. Ilizarov được thực hiện bằng hệ thống khung gắn vào phần chi cần kéo dài gọi là khung cố định ngoài (CĐN). Nhưng, gần đây việc kéo dài chi theo nguyên lý và kỹ thuật Ilizarov đã có cải tiến bằng cách: Vẫn dùng khung CĐN để kéo dài xương nhưng khi mổ cắt xương và đặt CĐN thì đóng vào nội tủy của xương sẽ kéo cây đinh có tên đinh nội tủy có chốt. Mục đích sau thời kéo chi đủ dài sẽ tháo CĐN và dùng ốc vít chốt vào 2 đầu của đinh nội tủy để cố định xương cho tới lúc xương lành thay cho bộ CĐN cồng kềnh.
10 hoạt động khám, chữa bệnh ấn tượng nhất 2019 của TP.HCM
Sáng 1-1, Sở Y tế TP.HCM chính thức công bố 10 hoạt động khám, chữa bệnh ấn tượng trong năm 2019.
Kích hoạt báo động đỏ tại Bệnh viện Nhân dân 115, cứu sống thanh niên bị dập tim do tấm bêtông đè - Ảnh: Tư liệu
10 hoạt động khám, chữa bệnh nổi bật trong năm 2019 của ngành Y tế TP.HCM:
1. Bác sĩ trạm y tế kết nối từ xa với bác sĩ chuyên khoa của các bệnh viện thành phố nhằm tạo niềm tin và thu hút người dân đến khám, chữa bệnh ban đầu tại 24 trạm y tế điểm.
Mỗi trạm y tế điểm được ưu tiên cấp ngân sách để cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị thiết yếu theo quy chuẩn của Bộ Y tế.
Các trạm này đều có hai bác sĩ và được kết nối từ xa với bác sĩ chuyên khoa của các bệnh viện thành phố. Ngoài ra còn được trung tâm y tế và bệnh viện quận, huyện hỗ trợ cung ứng thuốc, luân phiên bác sĩ, hỗ trợ cấp cứu người bệnh theo quy trình báo động đỏ.
2. Bệnh viện thành phố hỗ trợ toàn diện cho các bệnh viện quận, huyện còn gặp khó khăn
Cụ thể, Bệnh viện Nhân dân Gia Định hỗ trợ Bệnh viện quận 9 (năm thứ hai); Bệnh viện Nhân dân 115 hỗ trợ Bệnh viện huyện Bình Chánh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hỗ trợ Bệnh viện huyện Cần Giờ, Bệnh viện quận Thủ Đức hỗ trợ Bệnh viện quận 7 và Bệnh viện quận 2 hỗ trợ Bệnh viện huyện Nhà Bè.
3. Đào tạo cấp cứu ngoại viện và ban hành khuyến cáo nâng cao năng lực cấp cứu tại các bệnh viện
Năm 2019, Sở Y tế TP.HCM lần đầu xây dựng chương trình đào tạo cấp cứu ban đầu ngoài bệnh viện dựa theo tài liệu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
Sở cũng đã tổ chức khóa đào tạo cho 40 học viên là các bác sĩ đang trực tiếp tham gia mạng lưới cấp cứu tại 31 trạm vệ tinh. Ban hành khuyến cáo nâng cao năng lực cấp cứu của các bệnh viện và những cơ sở khám, chữa bệnh.
4. Phát triển kỹ thuật điều trị chuyên khoa sâu kết hợp quy trình báo động đỏ đã cứu sống nhiều trường hợp nguy kịch.
5. Cung cấp thêm tiện ích cho người dân khi cần tra cứu nơi khám, chữa bệnh phù hợp.
Với ứng dụng "Tra cứu nơi khám bệnh", người dân hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một cơ sở khám, chữa bệnh phù hợp.
Ứng dụng này sẽ cho người dân biết khoảng cách từ nhà, phòng khám hay bệnh viện được đánh giá chất lượng tốt, khám trong giờ hay ngoài giờ... Thậm chí có thể tham khảo giá khám dịch vụ, thời gian chờ khám.
6. Triển khai khảo sát trải nghiệm của người bệnh sau thời gian nằm điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM.
Từ năm 2019, Sở Y tế TP.HCM chính thức triển khai khảo sát trải nghiệm của người bệnh sau thời gian nằm điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Từ đó sẽ có các hoạt động cải tiến chất lượng nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân.
Kết quả khảo sát trải nghiệm người bệnh năm 2019 của các bệnh viện: 8 vấn đề cần được lãnh đạo các bệnh viện quan tâm đầu tư và cải tiến đối với khu vực điều trị nội trú.
7. Nhiều sản phẩm y tế thông minh đưa vào sử dụng hướng tới phục vụ người bệnh, nhân viên y tế và nhà quản lý.
Năm 2019 có 94 sản phẩm tham dự bình chọn và 37 sản phẩm được Sở Y tế giới thiệu nhân rộng. Trong đó 20 sản phẩm xuất sắc đã được trao giải.
8. Đánh giá và công khai kết quả chất lượng phòng khám đa khoa và bệnh viện.
Từ tháng 6 đến tháng 10-2019, Sở Y tế TP.HCM đánh giá chất lượng 202 phòng khám đa khoa theo bộ "Tiêu chí chất lượng áp dụng cho phòng khám đa khoa trên địa bàn TP.HCM phiên bản 3.0".
Từ tháng 11 đến tháng 12-2019, Sở Y tế TP.HCM đáng giá chất lượng 110 bệnh viện trực thuộc theo "Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0" do Bộ Y tế ban hành.
9. Kết nối 99,61% nhà thuốc công lập và tư nhân trên địa bàn TP.HCM vào cổng dữ liệu dược quốc gia. Sau một năm triển khai đã có 6.984/7.011 nhà thuốc (99,61%) thực hiện kết nối dữ liệu với cơ sở dữ liệu dược quốc gia.
Có 91 đơn vị cung cấp phần mềm kết nối.
10. Triển khai hiệu quả cổng dịch vụ công trực tuyến của ngành y tế TP.HCM, nâng tỉ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4 đạt trên 90%.
Theo tuoitre
Bệnh viện Chợ Rẫy áp dụng kỹ thuật mới trong phẫu thuật tim ít xâm lấn Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy vừa áp dụng thành công kỹ thuật mới trong phẫu thuật tim ít xâm lấn cho bệnh nhân từng phẫu thuật thay van tim một lần. Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thái An, Trưởng Khoa Hồi sức phẫu thuật tim - Bệnh viện Chợ Rẫy tái khám cho bệnh nhân sau khi áp dung phương pháp...