Đàn ông dễ vô sinh vì bệnh tiểu đường
Khi Neil chẩn đoán mắc tiểu đường, anh biết căn bệnh có thể gây nguy hiểm cho tim, đột quỵ và suy thận. Nhưng anh không ngờ nó cũng có nghĩa là anh có thể không bao giờ có con.
Neil James-Poole cùng vợ và con. Sau những tác hại mà bệnh tiểu đường gây ra, giờ đây anh hiểu rõ mình phải tuân thủ việc kiểm soát bệnh như thế nào. Ảnh: DailyMail.
Khi Neil bị chẩn đoán mắc tiểu đường, anh biết căn bệnh này có thể gây nguy hiểm cho tim, đột quỵ và suy thận. Nhưng anh không ngờ nó cũng có nghĩa là anh có thể không bao giờ có con.
Neil James-Poole bị chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1 năm anh 21 tuổi. Đây là dạng tiểu đường nguy hiểm nhất, khi mà cơ thể tự tấn công mình và ngừng sản xuất insulin – hoóc môn cần để phân hủy đường trong máu. Kể từ đó, anh phải tiêm insulin 4 lần mỗi ngày.
Tiểu đường tuýp 1 có thể do virus hoặc một bệnh tự miễn gây ra. Nó cũng có tính di truyền. Nếu không chữa trị có thể khiến người bệnh bị hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
Ở nam giới, bệnh tuy không làm mất cảm giác cực khoái, song có thể dẫn đến vô sinh. Đó là bởi nó đã phá hủy các mạch máu vốn nuôi các sợi thần kinh nối đến dương vật, DailyMail cho biết.
Khoảng 35% đàn ông mắc bệnh tiểu đường bị rối loạn cương, và 5% trong số họ bị xuất tinh ngược. Các chuyên gia cho biết kiểm soát bệnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rối loạn này.
Với Neil, 39 tuổi, một kỹ sư công nghệ thông tin ở Warrington (Anh), bệnh này đã kéo dài vài năm, khiến anh mắc chứng xuất tinh ngược, nghĩa là tinh trùng khi xuất ra lại chảy ngược vào dương vật, và vào bàng quang.
“Tôi từ chỗ sản xuất rất ít tinh trùng đến độ không sản ra cái gì cả”, anh kể lại.
Video đang HOT
Vào thời điểm gặp Sarah, vợ của anh hiện nay, anh đã biết mình có vấn đề. Họ đến gặp bác sĩ, giải thích tình trạng, và thử xét nghiệm. Kết quả thật bất ngờ khi các bác sĩ không tìm thấy một con tinh trùng nào trong bàng quang của Neil, dù chỉ cần một con là đủ để có thai.
“Tôi thực sự như rơi xuống vực – cảm giác như mình không phải là đàn ông thực sự. Tôi cũng biết mình và Sarah muốn có con như thế nào”. Cặp đôi thậm chí đã nghĩ đến việc nhận con nuôi hoặc dùng tinh trùng hiến.
Tuy nhiên, Neil vẫn còn may mắn. Sau 6 lần xét nghiệm, các bác sĩ tin tưởng anh còn đủ tinh trùng tốt để có con. Điều đó thành sự thật sau khi bác sĩ lấy tinh trùng từ tinh hoàn của anh, và thực hiện thụ tinh ống nghiệm. Tháng 9 vừa qua, con gái anh đã chào đời.
Neil đã học được nhiều điều từ bài học này – bệnh tiểu đường của anh giờ đây được kiểm soát tốt. Thay vì đều đặn tiêm insulin 4 lần một ngày, anh tự tiêm cho mình bất cứ khi nào cần thiết, phụ thuộc loại thức ăn đưa vào cơ thể.
Tổn thương với “cậu bé” của anh là không thể phục hồi, nhưng với hai phôi đông lạnh còn lại, cặp vợ chồng này biết rằng họ vẫn còn có cơ hội nếu muốn sinh thêm con.
“Xuất tinh ngược là bất thường, nhưng nó có thể xảy ra với tôi do bệnh tiểu đường, hoặc xảy ra với bất cứ ai khác. Tin tốt lành là tôi tin rằng tôi có thể kiểm soát nó”.
Theo VNE
Những điều cần biết về bệnh thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.
Nhận biết bệnh thiếu máu
Nếu thường xuyên mệt mỏi dù đã ngủ nhiều hay cảm giác thiếu năng lượng để làm các việc hàng ngày, bạn có nguy cơ bị thiếu máu. Đây cũng có thể là thủ phạm giấu mặt cho triệu chứng trí nhớ kém và tâm trạng thoắt vui thoắt buồn.
Triệu chứng của bệnh rất đa dạng. Có thể khó nhận biết vì trường hợp thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng. Một số triệu chứng có thể đe dọa mạng sống như yếu mệt, chóng mặt, da xanh tái, đau đầu, tay chân tê dại hoặc lạnh, nhiệt độ cơ thể thấp. Người bị thiếu máu có ít oxi trong máu. Vì thế, tim của họ phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ oxi cho các cơ quan trong cơ thể. Triệu chứng thể hiện ra ngoài là rối loạn nhịp tim, hụt hơi và đau ở ngực.
Các dạng khác nhau của thiếu máu
Thiếu máu do thiếu sắt: Đây là thể thông thường nhất của thiếu máu do không đủ lượng sắt trong máu. Sắt là thành phần chính của hemoglobin. Thiếu máu có thể do chế độ ăn thiếu sắt hoặc do mất máu. Một nguyên nhân khác của thiếu máu là xuất huyết trong dạ dày (vết loét) hoặc trong ruột (ung thư đại tràng).
Thiếu máu tan huyết: Loại thiếu máu này xảy ra khi hồng cầu bị phá hủy hoặc thương tổn do nhiễm trùng, do thuốc hoặc di truyền.
Thiếu máu do thiếu vitamin B12: Loại thiếu máu này xảy ra khi dạ dày và ruột kém hấp thu vitamin B12. Ví dụ như khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn (thiếu máu ác tính) ngăn cản sự hấp thu vitamin bình thường của hệ tiêu hóa. Dạ dày và ruột bị yếu, một số thuốc và sự di truyền có thể gây thiếu vitamin B12.
Thiếu máu do thiếu axit folic: Tình trạng này tương tự như thiếu máu do thiếu vitamin B12, nhưng không gây thương tổn đặc biệt cho hệ thần kinh. Tuy nhiên, nó có thể gây trầm cảm. Loại thiếu máu này thường gặp ở thai phụ, người có hệ tiêu hóa kém hấp thu chất dinh dưỡng, người phải sử dụng thuốc như phenytoin, sulfasalazine và có thể là thuốc ngừa thai hàng ngày, người uống rượu, người thường xuyên thiếu dinh dưỡng.
Thiếu máu gây ra do sự bất thường của hồng cầu do di truyền: thường là hồng cầu hình liềm và thalassemia.
Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một bệnh làm cho hồng cầu có hình liềm. Những hồng cầu bất thường bị thương tổn và phá hủy khi di chuyển trong hệ tuần hoàn. Thiếu máu có thể gây tình trạng gọi là cơn bột phát hồng cầu hình liềm. Cơn bột phát này có thể xảy ra dưới điều kiện như độ cao, thay đổi áp suất và thiếu oxi. Trong cơn bột phát, hồng cầu dễ biến dạng và làm tắc nghẽn mạch máu nhỏ, gây đau nghiêm trọng, kéo dài và những biến chứng khác.
Thalassemia là một nhóm của thiếu máu gây nên bởi sự bất thường cùa hemoglobin. Các thể của thalassemia thường nhẹ, nhưng có một số trường hợp có thể đe dọa tính mạng ở trẻ em.
Đối tượng dễ thiếu máu
Khi mang thai, hầu hết phụ nữ thường không có đủ lượng sắt dự trữ, nhất là ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ đẻ non, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở cả mẹ và con. Vì vậy, ngoài chế độ dinh dưỡng tốt trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung thêm sắt, vitamin B12, axit folic để giúp tăng cường quá trình tạo máu.
Phụ nữ và những người mắc bệnh kinh niên như như bệnh thận cũng có nguy cơ này. Nguyên nhân do phụ nữ có chu kỳ "đèn đỏ" nên sẽ mất nhiều máu. Người mắc bệnh kinh niên có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất hồng cầu.
Trẻ em thiếu cân và sinh non, trẻ dưới 5 tuổi cũng có nguy cơ bị thiếu máu rất cao. Theo các chuyên gia, trong những năm đầu đời trẻ cần nhiều sắt cho quá trình tăng trưởng và tạo máu. Tuy nhiên do chế độ ăn hàng ngày của trẻ không cung cấp đầy đủ hay mất cân bằng các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, khi mang thai, nguy cơ người mẹ thiếu máu khá cao nên sinh ra các thế hệ trẻ thiếu máu.
Đối với trẻ vị thành niên, đặc biệt là vào giai đoạn dậy thì, cơ thể các em đang phát triển rất nhanh nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn, đặc biệt là chất sắt để tạo máu. Các em gái tuổi dậy thì dễ bị thiếu máu thiếu sắt nếu sợ mập và ăn kiêng hoặc bị mất máu qua kinh nguyệt. bên cạnh đó nhiều nghiên cứu cho thấy lượng sắt từ bữa ăn của người Việt Nam chỉ thỏa mãn 30-50% nhu cầu về chất này.
Chế độ ăn uống thiếu hụt, thừa chất này, thiếu chất kia trong các bữa ăn hàng ngày, lứa tuổi vị thành niên cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều của chứng bệnh thiếu máu, đặc biệt là nữ giới thường bị mất một lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt.
Ngăn ngừa và điều trị
Bạn có thể ngăn ngừa một số loại thiếu máu bằng chế độ ăn uống khỏe mạnh. Thực phẩm chứa sắt bao gồm thịt nạc đỏ, gan, cá, các loại đậu, rau lá xanh đậm. Đồng thời bạn ăn các thực phẩm có vitamin B12 và axit folic như trứng, các sản phẩm từ sữa, rau bó xôi và chuối.
Thuốc bổ sung: nếu cung cấp bằng thực phẩm không đủ, bạn có thể uống viên thuốc sắtt. Nên uống thuốc trong và sau khi ăn, kèm với thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt) để giúp hấp thu sắt. Không uống viên sắt chung với viên canxi, cà phê, trà vì chúng ngăn cản hấp thu sắt. Nên uống theo dướng dẫn của bác sĩ vì uống quá liều có thể gây hại gan, tim và tuyến tụy.
Khi thiếu máu nặng, cần truyền máu cùng nhóm. Nếu cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu, có thể chữa bằng cấy ghép tủy xương hay máu từ cuống rốn. Tế bào máu bị phá hủy quá nhanh, cần điều trị huyết tương hay loại bỏ lá lách.
Theo VNE
Uống bia điều độ giúp phái mạnh tránh bệnh ung thư Không chỉ là đồ uống khoái khẩu, bia còn giúp các quý ông giảm nguy cơ ung thư tuyền tiền liệt, theo một nghiên cứu mới ở Đức. Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu ung thư Đức đã chỉ ra rằng, thành phần xanthohumol trong bia có khả năng ức chế quá trình hình thành các tế bào gây ung thư...