Dân làng ở độ cao 4.500 mét hỗ trợ binh sĩ Ấn Độ đối đầu lính Trung Quốc
Trên độ cao 4.500 mét, cư dân làng Chushul vẫn sinh hoạt bình thường ở vùng Ladakh, vùng lãnh thổ tranh chấp giáp biên giới Trung Quốc.
Trực thăng Ấn Độ tuần tra ở vùng tranh chấp ngày 17.9.
Với những chiếc túi vải thô, bao tải gạo, chai nhiên liệu và gậy tre buộc sau lưng, họ lê bước lên đỉnh núi Himalaya, nơi có hàng trăm lều bạt do quân đội Ấn Độ dựng nên, theo Guardian.
100 người đàn ông, thanh niên và phụ nữ thường xuyên đem đồ tiếp tế đến cho binh sĩ Ấn Độ đóng quân ở tiền tuyến. Hành trình này vào mùa đông sẽ là không hề dễ dàng, vì nhiệt độ ở đây có thể xuống tới âm 40 độ C.
Nhưng dân làng cảm thấy họ cần phải góp sức giúp quân đội bảo vệ biên giới, giữ vững vị trí ở vùng tranh chấp với Trung Quốc. Bởi quân đội thất bại, một ngày kia ngôi làng của họ có thể thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc.
“Chúng tôi muốn giúp quân đội giữ vững vị trí”, Tsering, tình nguyện viên 28 tuổi đến từ làng Chushul, nói. “Chúng tôi mang đồ tiếp tế đến cho họ, có ngày phải đi nhiều lần, đảm bảo rằng quân đội không phải đối mặt với quá nhiều vấn đề”.
Ngôi làng với khoảng 150 hộ gia đình, là một trong những khu dân cư nằm ngay sát vùng biên giới tranh chấp Trung-Ấn.
Hôm 29.8, chỉ cách Chushul vài km, một cuộc đụng độ khác xảy ra giữa binh sĩ Ấn Độ và lính Trung Quốc. Đó cũng là nơi lần tiếng súng lần đầu tiên nổ ra sau 45 năm.
Làng Chusul nằm ngay sát đường ranh giới phân chia lãnh thổ Trung-Ấn.
Video đang HOT
Sau sự kiện trên, hai nước đã thể hiện sự đồng thuận về việc rút quân, khôi phục nguyên hiện trạng. Nhưng dân làng Chushul nói tình hình trên thực địa vẫn không có gì thay đổi.
Quân đội vẫn tăng cường lực lượng đến các điểm nóng. Các công nhân xây dựng được bổ sung để xây đường sá và nhà ở, củng cố vị trí của quân đội dọc biên giới.
“Rõ ràng là cả Trung Quốc và Ấn Độ đều sẽ giữ binh sĩ ở lại trong mùa đông này”, Manoj Joshi, chuyên gia an ninh tại Tổ chức Nghiên cứu Người quan sát, nói với Guardian.
“Trung Quốc không muốn dàn xếp mâu thuẫn vì như vậy sẽ phải nhượng bộ Ấn Độ”, ông Joshi nói.
Tuần qua, dân làng Chushul hàng ngày tham gia tiếp tế cho các binh sĩ trên dãy Himalaya. Không có đường nhựa lên núi, người dân chỉ có thể di chuyển bằng cách đi bộ.
Tsering bày tỏ lo ngại: “Không biết quân đội đã sẵn sàng cho mùa đông chưa. Khu vực tranh chấp này có điều kiện rất khắc nghiệt. Hi vọng họ kịp xây cơ sở hạ tầng, đường sá trước khi mùa đông đến”.
Ở thời điểm hiện tại, Ấn Độ duy trì 4 sư đoàn ở vùng tranh chấp với Trung Quốc, ước tính quân số vào khoảng 40.000 người. Những binh sĩ này sẽ ở lại đối đầu Trung Quốc trong mùa đông.
Tashi Chhepal, 60 tuổi, một cựu binh Ấn Độ, người từng tham gia bảo vệ biên giới trong 30 năm, nói “mùa đông rất khắc nghiệt, sẽ có lúc các binh sĩ bị cô lập với thời gian bên ngoài, thậm chí hàng tháng trời”.
Pravin Sawhney, một cựu sĩ quan Ấn Độ, nói Trung Quốc đang có sự chuẩn bị tốt hơn. “Họ đã sẵn sàng cho xung đột kéo dài, thậm chí còn kéo cáp quang, phát internet ra tận tiền tuyến”.
Amrit Pal Singh, cựu tư lệnh phụ trách hậu cần ở Leh, thủ phủ vùng Ladakh cũng bày tỏ lo ngại: “Duy trì hậu cần trong mùa đông là thách thức lớn nhất với quân đội Ấn Độ. Đây là chiến trường cô lập nhất trên thế giới.
Đội đặc nhiệm tiền phương bảo vệ biên giới Ấn Độ
Đội đặc nhiệm SSF tham gia nhiều chiến dịch quan trọng ở biên giới Ấn - Trung, nhưng hoạt động của họ không được công khai rộng rãi.
Khi Tenzin Thardoe, cựu thành viên Lực lượng Đặc nhiệm Tiền phương (SFF) của Ấn Độ, bắt đầu công việc thường ngày của mình hồi tuần trước thì nghe tin về cuộc đụng đội giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc gần hồ Pangong Tso ở vùng Ladakh. Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn tin cảnh sát giấu tên cho biết cuộc ẩu đả kéo dài ba tiếng đêm 29/8, nhưng không tiết lộ thương vong của hai bên.
Đến ngày 2/9, ba quan chức Ấn Độ xác nhận binh sĩ đặc nhiệm Tenzin Nyima, 53 tuổi, thiệt mạng gần hồ Pangong Tso, một đặc nhiệm SSF khác bị thương vì trúng mìn, song nguyên nhân và diễn biến chi tiết chưa được công bố.
Thardoe ở khu định cư Norgyeling thuộc bang Maharashtra, miền trung Ấn Độ, cách Pangong Tso hơn 2.000 km. Tin tức về vụ đụng độ ở gần hồ Pangong Tso khiến cựu binh SFF 33 tuổi nhớ lại thời gian phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm bí ẩn này của Ấn Độ.
SFF, còn gọi là Tiểu đoàn Vikas, được cho đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch do Ấn Độ triển khai đêm 29/8 nhằm "ngăn cản ý đồ thay đổi hiện trạng của Trung Quốc". Lục quân Ấn Độ cáo buộc khoảng 500 lính Trung Quốc khi đó định vượt biên tìm cách tiến vào thung lũng hẹp Spanggur, gần làng Chushul ở đông Ladakh, song phía Trung Quốc bác thông tin này.
Binh sĩ Ấn Độ canh gác trên một điểm cao gần thị trấn Leh, vùng Ladakh, giáp biên giới với Trung Quốc, ngày 17/6. Ảnh: AFP.
Trong 4 tháng qua, Ấn Độ và Trung Quốc triển khai hàng nghìn binh sĩ quanh Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa được phân định giữa hai nước. Các nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết nước này gấp rút điều quân tăng viện tới trấn giữ các điểm cao và vị trí quan trọng ở đông Ladakh khi phát hiện binh sĩ cùng pháo binh Trung Quốc tập kết gần LAC.
Các nhà phân tích Ấn Độ cho rằng chiến dịch này giúp quân đội Ấn Độ chiếm thế thượng phong trong nỗ lực bảo vệ lãnh thổ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố lục quân Ấn Độ mới là lực lượng đang chiếm đóng lãnh thổ của họ.
Thardoe bày tỏ phấn khích khi nghe tin SFF đã được triển khai ở khu vực biên giới. "Tôi nổi da gà khi nghe những gì SFF đã làm", Thardoe nói và cho biết đã nhanh chóng gọi cho em trai đang phục vụ trong một đơn vị SFF ở đông bắc Ấn Độ. "Em trai tôi nói rằng mọi người đều trong trạng thái phấn khích".
Quân đội Ấn Độ trong nhiều thập kỷ qua không tiết lộ về SFF. Giới chuyên gia cho biết các chiến dịch của SFF thường không được công bố nhằm giữ bí mật, song vụ đụng độ đêm 30/8 khiến lực lượng này trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
SFF nhiều khả năng được thành lập sau Chiến tranh Ấn - Trung 1962, cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Lực lượng này được cho là chủ yếu tuyển mộ nhân sự từ hàng trăm nghìn người Tây Tạng định cư ở Ấn Độ, số còn lại là công dân Ấn Độ.
Một chuyên gia thuộc đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi cho biết Ấn Độ thành lập SFF vì nhiều mục đích. "Thất bại nặng nề trong cuộc chiến năm 1962 khiến chính phủ Ấn Độ nhận ra rằng họ thiếu kiến thức chuyên sâu về địa hình đồi núi ở các khu vực dọc theo vùng Tây Tạng của Trung Quốc, đồng thời thiếu lực lượng dày dặn kinh nghiệm trong tác chiến sơn cước", học giả này cho biết.
Phần lớn khu vực Ladakh đều nằm ở độ cao 4.500 m trở lên. Khu vực này là chiến trường chính trong Chiến tranh Ấn - Trung 1962 và cũng là nơi diễn ra nhiều vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước những năm gần đây.
Vị trí xảy ra đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc hồi tháng 6. Đồ họa: Telegraph.
Gần 80.000 người Tây Tạng đã đi bộ hàng nghìn km và vượt dãy Himalaya sang Ấn Độ định cư vào cuối những năm 1950, nhiều người trong số họ sau này gia nhập SFF. Các cựu binh SFF nói rằng quy mô đội đặc nhiệm này đã tăng từ một lên 7 tiểu đoàn với gần 5.000 binh sĩ. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, họ gần như không được triển khai hoạt động dọc LAC.
Thay vào đó, SFF tham gia các chiến dịch khác như Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1971, sau khi Ấn Độ ủng hộ việc thành lập Cộng hòa Nhân dân Bangladesh tách khỏi Pakistan. Cuộc chiến kết thúc sau 13 ngày, với sự ra đời của Bangladesh. Trong vụ đụng độ năm 1999 giữa hai quốc gia Nam Á tại khu vực Kashmir, lực lượng đặc nhiệm này cũng đóng vai trò đáng kể.
SFF còn tham gia các hoạt động đảm bảo an ninh nội địa của Ấn Độ như chiến dịch chống phiến quân Sikh tại bang Punjab năm 1981-1995.
"51 binh sĩ gốc Tây Tạng thiệt mạng trong Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1971, song không ai được truy tặng huân chương và thân nhân họ chỉ nhận được tiền mặt", Kalsang Rinchen, đạo diễn phim tài liệu về SFF năm 2008, cho biết. "Huân chương cao nhất mà binh sĩ gốc Tây Tạng từng nhận được là Shaurya Chakra".
Huân chương Shaurya Chakra được trao cho các binh sĩ và công dân Ấn Độ vì hành động dũng cảm hoặc hy sinh bản thân trong các tình huống không chiến đấu trực tiếp với kẻ thù. Khoảng 627 người đã được Ấn Độ trao huân chương Shaurya Chakra kể từ năm 1952.
Với nhiều người Tây Tạng định cư ở Ấn Độ, SFF là cơ hội có công ăn việc làm ổn định duy nhất vì họ không đủ điều kiện làm việc trong các cơ quan chính phủ. Thardoe, mất cha năm 15 tuổi, cho biết SFF giúp gia đình anh thoát khỏi cảnh nghèo đói và đảm bảo cho các em được học hành. "Là anh cả trong gia đình với 4 người em, tôi phải làm gì đó để đảm bảo bữa ăn cho các em", Thardoe nói.
Số lượng người Tây Tạng tham gia SFF giảm dần theo thời gian, nhiều người tới các nước phương Tây hoặc xin nhập tịch Ấn Độ để có cuộc sống đảm bảo hơn. Tuy nhiên, vụ đụng độ đêm 29/8 và căng thẳng Ấn - Trung leo thang có thể thay đổi tất cả.
"Có những người nói giờ là thời điểm thích hợp để gia nhập SFF", Thardoe nói và cho biết luôn nghĩ tới việc tái ngũ, bất chấp chấn thương vai khi ở trong lực lượng. "Tôi ước rằng họ sẽ gọi tôi quay lại. Tôi đã sẵn sàng".
Ấn - Trung có thể lại triển khai khí tài sát biên giới Ấn Độ có thể đã triển khai các khẩu đội tên lửa vác vai đến vùng Ladakh sau khi trực thăng Trung Quốc xuất hiện ở khu vực này. "Binh sĩ Ấn Độ trang bị tên lửa phòng không vác vai Igla do Nga sản xuất đã triển khai ở những điểm cao trọng yếu dọc biên giới để đối phó mọi máy...