Dân Hà thành lùng mua hải sản ‘khuyết tật’
Được các bà nội trợ ở Hà thành ráo riết lùng mua nên các loại hải sản bị thương, “khuyết tật” như cua gạch, ghẹ, thậm chí là cua Alaska còn đắt khách hơn cả hàng tươi sống.
Sau khi thưởng thức được một bữa cua gạch với giá siêu rẻ, những ngày gần đây, chị Hoàng Thị Nguyên ở Trịnh Đình Cửu (Hoàng Mai, Hà Nội) rất chăm chỉ vào những khu “chợ hải sản online” hay những cửa hàng hải sản online để săn mua các loại cua, ghẹ bị thương, “khuyết tật”.
Chị Nguyên chia sẻ, tôm, cua, ghẹ là những loại hải sản mà gia đình chị yêu thích. Song, chị giá những loại hải sản này tương đối đắt đỏ, một tháng chị chỉ mua 2-3 lần về ăn, mua nhiều hơn sợ hụt chi.
Thế nhưng, gần đây chị phát hiện ra nhiều cửa hàng hải sản online bán các loại cua gạch, ghẹ là hàng “khuyết tật”, tức thiếu càng hoặc thiếu chân với giá rẻ chỉ bằng nửa giá, thậm chí rẻ bằng 1/3 hàng nguyên đang bơi.
Như hôm trước, chị săn được lô cua gạch bị thương, “khuyết tật”mất chân loại 350gram/con mà giá chỉ 50.000 đồng/con. Mua 5 con hết 250.000 đồng, bằng một nửa so với giá hàng thường. Còn loại ghẹ “khuyết tật” mất 1 chân hoặc càng giá chỉ khoảng 130.000 đồng/kg, trong khi hàng đầy đủ chân lúc nào cũng phải tầm 250.000-300.000 đồng/kg.
Đợt đầu mua về ăn thử, chị sợ chất lượng kém nhưng gạch cua rất nhiều, ghẹ mua ăn thử cũng rất chắc thịt. Thế nên chị nhập hội những bà nội chợ cuồng mua hải sản “khuyết tật”.
“Hàng thường thì mua lúc nào cũng có, còn hàng này hiếm nên phải săn lùng, may thì gặp mua được chứ các cửa hàng hải sản không có thường xuyên. Mình đặt hàng trước họ cũng không nhận”, chị nói. Để mua được các loại hải sản “khuyết tật”, chị ngày cũng lướt facebook, vào các “chợ online” để lùng mua.
Chị Lê Vũ Ngọc Dung ở Trần Cung (Cầu Giấy, Hà Nội) khoe, cuối tuần trước chị săn mua được một con cua Alaska bị thương giá chỉ 530.000 đồng/kg. Con cua nặng gần 3kg, tính ra hết 1,5 triệu đồng.
Nó vẫn là hàng tươi sống đang bơi, chỉ là bị mất một chân nên cửa hàng bán rẻ. Chứ nếu vẫn còn đầy đủ chân thì giá loại cua này lên tới 1,3-1,7 triệu đồng/kg. “Về tôi làm món hấp bia đơn giản để chấm muối ớt chanh. Cả nhà ăn một bữa thoải mái mà tính ra lại rất rẻ”, chị nói.
Trao đổi với PV. VietNamNet, anh Trần Minh Trung – chủ một cửa hàng hải sản ở Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) – thừa nhận, vì hải sản “khuyết tật” có giá rẻ nên khách tranh nhau đặt mua.
Video đang HOT
So với hải sản nguyên con hàng thường thì hàng “khuyết tật” có giá rẻ chỉ bằng 1/3-1/2 nên các bà nội trợ thường lùng mua về ăn
“Hôm trước tôi đăng bán hơn chục con cua gạch bị thương. Trong vòng 30 phút, có tới mấy chục khách hàng vào hỏi mua. Cộng nhẩm qua khách hỏi mua chắc phải đến gần tạ, nhưng lượng cua có bán thì chỉ có hai khách đặt là hết rồi. Thế nên, các khách khác tôi đành phải từ chối”, anh cho hay.
Theo anh Trung, thật ra thì loại hàng này không nhiều. Bởi, cua, ghẹ trong quá trình vận chuyển không cẩn thận bị gãy chân, càng mới bị loại ra bán giá rẻ. Một ngày cũng chỉ có vài cân. Khách nào nhanh tay thì mua được, còn không đành chờ tới hôm sau.
Song, cũng có dịp anh nhận tiêu thụ hộ nhà thuyền lô ghẹ “khuyết tật”. Những lần như vậy cũng chỉ vài chục cân chứ không nhiều. Giá thì tùy thuộc vào hàng bị thương nặng hay nhẹ, chân gãy càng nhiều thì giá càng rẻ. Nhưng đa phần đã là hàng loại này thì giá chỉ bằng 1/3-1/2 so với hàng thương đầy đủ chân càng.
Chị Bùi Thị Kim Phượng, chủ một cửa hàng hải sản ở Đường Láng (Đống Đa, Hà Nội), nhận xét, dù là hàng “khuyết tật” nhưng các loại cua, ghẹ, đặc biệt là cua Alaska hay tôm Alaska lại là hàng cực kỳ đắt khách. Rao bán trên fanpage của cửa hàng mà khách tranh nhau hỏi mua, hàng hết veo trong vòng một nốt nhạc.
Theo chị Phượng, vì có giá rất rẻ so với hàng nguyên con tươi sống nên các bà nội trợ rất chuộng mua. Tuy nhiên, mặt hàng này thì cửa hàng không thể nhận đặt hàng trước vì không biết lúc nào mới có hàng loại, số lượng loại ra mỗi ngày cũng khác nhau.
Thêm nữa, thời gian cũng không cố định, thấy con cua, ghẹ nào bị thương thì rao bán luôn để hàng đảm bảo tươi ngon. Do đó, nhiều bà nội trợ quen mua ăn mặt hàng này gần như này nào cũng vào hỏi nhân viên, lướt fanpage của cửa hàng để săn lùng.
Lý giải nguyên nhân chị em Hà thành lùng mua thứ na "thất sủng" với giá cao ngất ngưởng
Sau thời gian dài bị "ghẻ lạnh" bởi cho rằng là loại na có giá trị kinh tế thấp, dễ dập nát và không ngon như na dai, gần đây, na bở bỗng trở thành hàng hiếm được nhiều người lùng sục tìm mua khắp các chợ.
Nếu như na dai hiện tại đang được bán với giá chỉ 30-50.000 đồng/kg thì na bở có giá cao gấp nhiều lần, từ 150-200.000 đồng/kg.
Dù bỏ ra số tiền gấp 5 lần na dai để mua 1kg na bở nhưng chị Lê Thị Tân (trú tại Mỹ Đình, Hà Nội) vẫn không giấu nổi vẻ vui mừng.
"Đi chợ thấy nhiều người bán na nhưng tôi hỏi hàng nào cũng không có loại na bở quen thuộc ngày xưa tôi vẫn được ăn. May quá lên chợ mạng tìm thử thì thấy có người bán với giá 190.000 đồng/kg loại 3 quả/kg, cả tiền ship nữa là 220.000 đồng/kg", chị Tân chia sẻ.
Loại na bở được nhiều người tìm mua dù đắt gấp 5 lần na dai.
Theo chị Tân, quê chị ở Vĩnh Phúc, trước đây nhà nào cũng trồng 1-2 cây na bở ở góc vườn nhưng dần dần người dân chặt bỏ hết để thay thế bằng loại na dai có vị ngọt đậm, múi dai và ít hạt. Đến nay, loại na bở này dần dần trở nên khan hiếm, muốn ăn phải tìm mua với giá cao.
"Tôi nhớ cứ đầu tháng 8, khi những quả na bắt đầu già và nở to mắt sẽ được mẹ hái xuống rồi vùi trong hòm lúa 1-2 ngày là chín. Bởi na bở chín rất nhanh, vừa hôm trước trên cây còn xanh, hôm sau đã bị chim hoặc dơi ăn mất 1 góc, lấy xuống thì quả na mềm oặt, nát hết nên phải hái xanh", chị Tân cho hay.
Rất khó để mua na bở tại các chợ dân sinh bởi số lượng na bở được trồng không nhiều.
Được một người bạn từ Hải Phòng mua cho 3 quả na bở, chị Nguyễn Minh Huệ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã "phải lòng" loại quả này ngay khi nếm thử. Vì muốn ăn nhưng lại khó tìm mua tại Hà Nội nên chị đã lùng mua na bở tại vườn rồi bán online để nhiều người được thưởng thức loại quả đặc biệt này.
"Khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8 tôi lại lấy na bở về bán với giá 200.000 đồng/kg. Na bở nhanh chín, khó vận chuyển lại hiếm nhưng rất nhiều người lùng mua bằng được dù phải bỏ ra số tiền không nhỏ, thậm chí đắt hơn cả hoa quả nhập khẩu", chị Huệ nói.
Chia sẻ sở thích đặc biệt này, chị Huệ cho rằng na bở có hương vị rất đặc biệt nên ăn 1 lần là nhớ mãi. "Loại Na này có vị ngọt thanh chứ không ngọt đậm như na dai nên khi ăn không có cảm giác ngán mà như từng múi na tan ra trong miệng, hơn nữa còn có mùi thơm rất đặc trưng".
Na bở nhanh chín, dễ nát nhưng có vị ngọt tự nhiên, thơm ngon đặc trưng.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc HTX nông nghiệp Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng), trước đây na bở được các hộ dân trồng xen trong vườn tạp, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây người dân tiến hành trồng chuyên canh 1 loại là na bở.
Ông Hùng cho hay, trước năm 2017 khách ở Hà Nội ít ăn na bở. Na được thu hoạch chỉ phục vụ khách hàng ở trong tỉnh và một số địa phương như Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh. Giá thương lái thu mua cũng rẻ hơn cả na dai vì thương lái mang lên Hà Nội bán nhiều khi phải mang về vì không ai mua lại nhanh chín.
Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, nhờ áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc theo phương thức VietGap chuẩn an toàn từ khâu trồng, bón phân, tỉa cành, thụ phấn, chăm sóc... kết hợp với kế hoạch giới thiệu, quảng bá sản phẩm nên cây na bở cho năng suất cao, chất lượng tốt và được người tiêu dùng yêu thích.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cùng với khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt nên na bở Liên Khê có năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
"Loại na bở sáng mã, có trọng lượng từ 4 quả/kg trở lên là đạt kích cỡ sẽ được dán tem truy xuất nguồn gốc, bán buôn với giá 120.000 đồng/kg cho một số hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch. Còn lại những quả na không đạt kích cỡ sẽ không được dán tem, thương lái chỉ thu mua với giá 70-80.000 đồng/kg rồi bán online hoặc bán lẻ tại một số chợ", ông Hùng cho hay.
Cũng theo ông Hùng, tại Liên Khê hiện có khoảng 1/3 hộ dân tham gia trồng na bở với diện tích trên 100ha, 100% na bở được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Hiện tại, những gốc na từ 5-6 năm tuổi trở lên sẽ cho năng suất khoảng 9 tấn quả/ha, cho lợi nhuận trên 500 triệu đồng.
Loại cua "siêu hiếm" được nhà giàu săn lùng, giá cả triệu đồng/kg: Có gì đặc biệt mà đắt đến thế? Không chỉ hiếm, đây còn là loại cua có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều gạch, thịt chắc hơn nhiều so với cua thường. Cua thịt hay cua gạch không còn xa lạ với những người yêu thích hải sản nhưng loại cua cốm hay còn gọi là cua hai da không phải ai cũng biết. Loại cua này không được bán nhiều...