Dân buôn hàng Nhật than lỗ trăm triệu mỗi chuyến, chờ từng ngày để được bay
Với dân buôn hàng xách tay Nhật, nếu không trực tiếp sang mua hàng thì lợi nhuận sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.
Mua hàng xách tay không còn xa lạ với người Việt. Nhưng gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên các đường bay quốc tế đều phải tạm dừng, chỉ có hàng hoá được phép thông quan.
Điều này khiến dân kinh doanh hàng xách tay thiệt hại đáng kể. Bởi theo chị Tr. ( Gia Lâm, Hà Nội), nếu cầm hộ chiếu du lịch sang Nhật mua đồ, tôi sẽ được hoàn 10% tiền thuế ngay tại chỗ. Ví dụ một tỷ tiền hàng, thì người mua đã có lợi 100 triệu đồng.
Phần hoàn thuế là lợi nhuận của dân kinh doanh hàng xách tay
“Thế nhưng, do không bay sang được, nên tôi đành nhờ em gái đã định cư bên đó mua hộ. Song, do quy định của Nhật là không miễn thuế cho người Nhật, du học sinh hay lao động nên khoản thuế đó tôi không được hoàn lại”, chị Tr cho hay.
Do trước đây đều bán đúng giá mua bên Nhật và chỉ hưởng lợi phần hoàn thuế, nên đợt này, chị Tr buộc phải tăng giá bán để bù lại.
Cũng theo chị Tr, buôn hàng xách tay phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài tiền hoàn thuế, thì thu nhập cũng đến từ chênh lệch tỷ giá tiền và tiền vận chuyển. Vận chuyển với số lượng càng lớn thì giá sẽ càng rẻ và tỷ giá chênh lệch nhiều thì càng có lợi.
Nhưng thời điểm này theo chị, chi phí vận chuyển đã tăng rất mạnh. Trước đây, nếu giá vận chuyển chỉ rơi vào khoảng 185 – 190 nghìn đồng/kg, thì nay đã tăng lên 210 nghìn đồng, thậm chí 240 nghìn đồng/kg.
Video đang HOT
“Đó là chưa kể, việc đổi tiền hiện rất khó. Trước đây, tôi thường mua lại của các du học sinh hoặc người lao động muốn gửi tiền về cho gia đình. Nhưng hiện nay, họ không có việc làm nên cũng chẳng có tiền để gửi về”, chị Tr cho biết và thông tin thêm, nếu 1 tỷ đồng tiền hàng thì chỉ cần tiền lên 1 giá thôi cũng đã có lời 10 triệu đồng. Nhưng nếu rủi ro tiền của Nhật đang cao mà cần phải đổi để mua hàng thì phải chịu lỗ.
Cũng đang kinh doanh hàng xách tay, chị Vũ Linh (Trần Duy Hưng, Hà Nội) đã sụt giảm doanh thu một nửa so với trước. Khách của chị thay vì mua hàng tốt thì chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng bình dân hơn.
Nhiều người mất hàng trăm triệu một chuyến hàng chỉ vì không sang mua trực tiếp được
“Trước đây, cứ 1 tháng rưỡi tôi lại sang Nhật mua hàng 1 chuyến. Mỗi lần đi như vậy đều mất 15 ngày. Tôi phải hiểu nhu cầu của khách và đi từng cửa hàng như vậy mới chọn được đồ ưng ý. Còn hiện tại, do nhờ người mua hộ nên cũng nhiều hàng không phù hợp, rất khó bán”, chị Linh cho hay.
Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc nới lỏng lệnh cấm nhập cảnh với những người đến từ Việt Nam, Thái Lan, Australia và New Zealand; nhưng theo nhiều người sinh sống ở Nhật, ít nhất phải đến tháng 11 thì mới có thể quay trở lại.
Điều hòa Nhật bãi giá rẻ: Người mua được bảo hành bằng miệng, dân buôn lãi 1 gấp 3
Điều hòa Nhật bãi đều là hàng cũ, đã được sử dụng tại nội địa Nhật từ 5-10 năm, sau đó "tuồn" về Việt Nam tái sử dụng lại. Ngoài việc phải mua đồ cũ với giá cao, các sản phẩm đã qua sử dụng này còn chứa nhiều rủi ro khi chất lượng không dễ dàng được kiểm định.
Với những lời rao bán, quảng cáo hấp dẫn của người bán như mát sâu, không bị khô da, giá rẻ, điều hòa chạy bằng ga thân thiện với môi trường, tiết kiệm 80% điện năng tiêu thụ... những năm gần đây, điều hòa bãi Nhật đang là sản phẩm hot được nhiều người săn lùng, tìm mua vào mùa nóng.
Điều hòa hàng bãi Nhật là sản phẩm "hot" được nhiều người tìm mua vì xu hướng "sính ngoại" ngày càng lớn.
Chị Chu Thị Thủy, trú tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, qua lời giới thiệu của một người bạn, gia đình chị đã mua một máy điều hòa thương hiệu National, công suất 9.000 BTU từ một cửa hàng chuyên bán đồ Nhật bãi với giá 6 triệu đồng.
"Ngoài tiền mua điều hòa, nhà tôi còn phải mua thêm bộ ổn áp với giá 550.000 đồng nên so với điều hòa mới thì điều hòa bãi Nhật có giá tương đương. Sau khi dùng thì tôi thấy điều hòa bãi chạy êm và không ồn như những máy điều hòa của nhà hàng xóm, mát nhanh và cũng tiết kiệm điện thật", chị Thủy chia sẻ.
Dùng thấy ổn nên chị Thủy mua thêm 1 bộ điều hòa bãi Nhật tương tự gửi về quê lắp. "Tuy nhiên, chỉ sau nửa tháng, bộ điều hòa ở quê không mát, gọi thợ ở quê họ không sửa được, gọi lên cửa hàng ở Hà Nội thì họ bảo hàng gửi về quê họ không có trách nhiệm, nếu muốn sửa nhà tôi phải tháo điều hòa mang xuống Hà Nội họ kiểm tra. Xem lại thì tôi mới ngớ người khi nhớ ra lúc mua điều hòa, từ giá tiền đến cam kết bảo hành đều bằng miệng mà không có giấy tờ", chị Thủy nói.
Ngậm quả đắng, chị Thủy đành nhờ người tháo bộ điều hòa ở quê rồi gửi xuống Hà Nội, mang đến trả cho cửa hàng rồi nhận về 50% số tiền mua trước đó.
Những bộ điều hòa bãi Nhật có thời gian sử dụng nhiều năm, giờ được sửa chữa, tân trang mang về Việt Nam để tái sử dụng.
Theo tìm hiểu của PV, Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định, các mặt hàng đồ điện, điện tử, điện máy, điện gia dụng,... đã qua sử dụng nằm trong danh mục hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu.
Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, đây là những mặt hàng có nhu cầu mua bán, sử dụng lớn do có giá rẻ, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng có thu nhập thấp. Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng chuộng các nhãn hiệu nổi tiếng như Panasonic, Misubishi, Daikin, Toshiba... và nhất là sản phẩm có xuất xứ Nhật Bản, nhiều tổ chức, cá nhân đã ồ ạt nhập khẩu các mặt hàng này, sau đó tân trang lại bán ra thị trường với giá cao gần bằng giá hàng mới chính hãng.
Anh Nguyễn Văn Trung, một người chuyên sửa chữa điều hòa tại An Khánh (Hà Nội) cho rằng, điều hòa bãi Nhật vì là đồ cũ đã qua sử dụng nhiều năm, sau khi chuyển về Việt Nam, chúng đều được mông má, sang sửa, sơn mới để phục vụ tín đồ hàng Nhật. Chính vì vậy, việc mua đồ nội địa Nhật cũ nó giống như việc may rủi, hên xui ai may thì mua được hàng tốt.
"Dân họ phát triển nhưng rất tiết kiệm mà tiết kiệm thông minh, không phải cứ dùng vài năm là họ vứt đi mua mới như một số người nói đâu. Nếu cũ quá họ thay mới, còn đã thải thì hầu hết là hỏng, nếu chưa hỏng thì hàng bãi về Việt Nam chủ yếu đi qua đường biển. Mỗi lần về là hàng nghìn chiếc, lênh đênh cả tháng trời trên biển mới về đến Việt Nam. Thời gian lâu như vậy hơi nước mặn bốc lên ngấm vào bo mạch, dễ hỏng lắm", anh Trung phân tích.
Mua điều hòa bãi Nhật may ít rủi nhiều.
Cũng theo anh Trung, điều hòa Nhật bãi là hàng được nhập theo cả lô, đủ chủng loại, đủ công suất, cả con sống, cả con chết trực tiếp từ Nhật về với giá cực rẻ rồi được họ "mông má" lại bán ra siêu lợi nhuận gấp 2-3 lần.
"Nếu đơn giản chỉ là đánh bóng, làm sạch, làm mới hay hàn các lãy nhựa gãy, chải nhẹ vài lá tản nhiệt bị cong do vận chuyển thì hầu như không ảnh hưởng gì đến máy. Tuy nhiên, nếu đã động đến dàn nóng, dàn lạnh hay chắp vá linh kiện thì kiểu gì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng điều hòa nên tốt nhất người tiêu dùng nên mua hàng mới, được bảo hành chính hãng 2 năm", anh Trung cho biết.
Về mẫu mã, những chiếc điều hòa cũ đã có màu sơn ố vàng, sau một vài công đoạn làm mới bên ngoài của thợ điều hòa, nhìn những chiếc điều hòa đã sáng như mới. Đáng chú ý, một số người bán hàng cho biết, điều hòa Nhật bãi được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt, nhiều kho hàng không xuất được hóa đơn sản phẩm.
Chính vì vậy khi có ý định mua điều hòa, người dùng cần cân nhắc thật kỹ càng nên quyết định mua điều hòa cũ hay mua điều hòa mới. Bởi khi bỏ tiền ra sắm một chiếc điều hòa cũ cũng chưa hẳn bạn đã có được một sản phẩm chất lượng mà lại còn mất tiền oan. Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu kỹ thị trường và chọn những cơ sở bán điều hòa cũ uy tín, có tâm để không bị "ôm con bỏ chợ".
Tôm hùm giảm giá chưa từng thấy, dân buôn "khóc dở" vì ôm cả tấn hàng tồn Chưa khi nào giá tôm hùm giảm mạnh như hiện tại. Đặc biệt là tôm hùm ngộp, mỗi kg giảm xuống còn 150.000 - 160.000 đồng/kg, rẻ hơn cả thịt lợn. Thị trường thủy, hải sản đang chứng kiến cảnh giá sụt giảm mạnh. Các nhà hàng tạm ngừng hoạt động trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội khiến cho sức...