Đàm phán ngừng bắ.n ở Gaza khó đạt đột phá trước ngày 20/1
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông – Bắc Phi, Cố vấn An ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan ngày 12/1 thừa nhận các cuộc đàm phán đang diễn ra về lệnh ngừng bắ.n ở Dải Gaza khó có thể đạt được bước đột phá trước khi Tổng thống Joe Biden rời nhiệm sở vào ngày 20/1.
Cảnh đổ nát sau các cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza. Ảnh: IRNA/TTXVN
Cố vấn An ninh Quốc gia của Mỹ đán.h giá: “Chúng tôi hiện rất gần một thỏa thuận. Tuy nhiên, ‘rất gần’ vẫn có nghĩa là chúng tôi đang ở xa”. Ông Sullivan khẳng định rằng chính quyền Tổng thống Biden quyết tâm sử dụng “mỗi ngày mà chúng tôi có” để hoàn thành việc này.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã kêu gọi các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắ.n ở Gaza trước khi ông nhậm chức, đồng thời cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng nếu điều này không diễn ra.
Ngày 11/1, ông Netanyahu đã gặp Đặc phái viên về Trung Đông của Tổng thống đắc cử Mỹ. Ông Netanyahu cũng đã cử một phái đoàn cấp cao đến Qatar để thúc đẩy các cuộc đàm phán về thỏa thuận ngừng bắ.n và trao đổi con tin với Hamas.
Axios: Mỹ thảo luận các phương án tấ.n côn.g cơ sở hạt nhân của Iran
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan đã đề xuất với Tổng thống Joe Biden về các phương án cho cuộc tấ.n côn.g tiềm tàng của Mỹ vào cơ sở hạt nhân của Iran.
Tổng thống Biden trao đổi với cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan trong một cuộc họp bàn tròn hồi tháng 10/2023. Ảnh: Getty Images
Video đang HOT
Trang tin Axios dẫn ba nguồn tin thân cận về vấn đề này cho biết: "Trong một cuộc họp cách đây vài tuần và vẫn được giữ bí mật cho đến tận bây giờ, Cố vấn an ninh quốc gia Sullivan đã trình bày với Tổng thống Biden các phương án về một cuộc tấ.n côn.g tiềm tàng của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân Iran, nếu Tehran tiến tới sở hữu vũ khí hạt nhân trước ngày nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1 tới".
Các nguồn tin nói thêm rằng một số cố vấn của ông Biden - bao gồm cả ông Sullivan - tin rằng tình hình hiện tại ở Trung Đông, với chương trình hạt nhân của Iran và sự suy yếu của các đồng minh của nước này trong cuộc chiến chống lại Israel, mang đến cho Mỹ một lý do chính đáng để tấ.n côn.g ngay lúc này khi họ vẫn còn lợi thế.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói với Axios rằng ông Sullivan chỉ đưa ra ý tưởng chứ không phải là một kế hoạch chiến lược thực sự.
Theo các nguồn tin, cuộc họp đã diễn ra cách đây một tháng, nhưng trong khi Tổng thống Biden và đội ngũ của ông thảo luận về nhiều lựa chọn và kịch bản, vẫn không có quyết định nào được đưa ra.
Một quan chức Mỹ giải thích cuộc họp không phải được tổ chức do có thông tin tình báo mới, và cũng không nhằm để ông Biden quyết định "đồng ý hay không đồng ý". Thay vào đó, đây là một phần của cuộc thảo luận về việc lên kế hoạch cho kịch bản thận trọng liên quan đến cách thức Mỹ phản ứng, nếu Iran thực hiện các bước như làm giàu urani với độ tinh khiết tới 90% trước ngày 20/1.
Kể từ đó, không có thêm cuộc thảo luận nào về khả năng Mỹ có hành động quân sự đối với các cơ sở hạt nhân của Iran.
Hồi tháng 10/2024, Tổng thống Biden tuyên bố ông không ủng hộ cuộc tấ.n côn.g trả đũa của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng đã nỗ lực xây dựng sự đồng thuận rộng rãi trên toàn thế giới về phản ứng trước việc Iran phóng hơn một trăm tên lửa đạn đạo vào Israel.
"Iran đã đi quá xa. Sẽ có một số lệnh trừng phạt được áp dụng đối với Iran", ông nhấn mạnh. Tuy nhiên, khi được hỏi liệu ông có ủng hộ cuộc tấ.n côn.g của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran hay không, ông Biden trả lời: "Không".
Về phần mình, Iran tuyên bố sẵn sàng đàm phán về chương trình hạt nhân với phương Tây trong bối cảnh có lo ngại về việc Tehran ngày càng đẩy mạnh hoạt động làm giàu urani.
Một nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Tasnim hôm 2/1, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi cho biết Iran không phản đối các cuộc đàm phán mới về chương trình hạt nhân nhưng không muốn chúng trở thành một nỗ lực vô ích.
Ông Araghchi khẳng định chương trình hạt nhân của Iran hoàn toàn vì mục đích hòa bình và Tehran sẵn sàng giải quyết bất kỳ mối quan ngại nào từ các quốc gia khác mà không áp đặt giới hạn lên bản thân, miễn là các hành động của họ nằm trong khuôn khổ phát triển một cách hòa bình.
"Chúng tôi hoạt động trong phạm vi đó. Những ai có mối quan ngại hãy đến để chúng ta có thể thảo luận và đàm phán nhằm giải quyết những lo lắng của họ", ông tuyên bố.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Iran cũng cảnh báo chiến thuật sử dụng các biện pháp trừng phạt sẽ không hiệu quả đối với Iran, đặc biệt đề cập đến chính sách "áp lực tối đa" mà Mỹ áp dụng trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống đắc cử Trump.
"Càng áp đặt trừng phạt và gây áp lực lên Iran, Tehran sẽ càng thể hiện sự kháng cự", ông Araghchi cảnh báo. Ông kêu gọi các quốc gia phương Tây đối xử với đất nước ông bằng sự tôn trọng. "Nếu họ chọn con đường đàm phán công bằng, chính đáng và tôn trọng, chúng tôi cũng sẽ nói chuyện bằng ngôn ngữ đó", ông nói thêm.
Một nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông cho rằng Mỹ và các đồng minh chỉ hiểu ngôn ngữ của sức mạnh. Ông tin rằng năng lực tên lửa của Iran là lý do khiến phương Tây muốn đàm phán thay vì sử dụng vũ lực.
"Tôi đã nhiều lần nói và tin tưởng rằng nếu không có năng lực tên lửa của chúng tôi, sẽ không ai đàm phán với chúng tôi. Nếu họ có thể phá hủy các cơ sở hạt nhân của chúng tôi bằng một cuộc tấ.n côn.g quân sự, tại sao họ lại phải ngồi xuống đàm phán với chúng tôi trong hơn 2 năm? Lý do là họ không có khả năng loại bỏ các cơ sở của chúng tôi bằng vũ lực quân sự", ông nhấn mạnh.
Hoạt động làm giàu urani của Iran từ lâu đã bị phương Tây nghi ngờ là một nỗ lực bí mật để phát triển vũ khí hạt nhân, điều mà Tehran đã nhiều lần phủ nhận.
Năm 2015, Iran đã đạt được một thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới, được gọi là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), giới hạn chương trình hạt nhân của Tehran để đổi lấy việc giảm bớt một phần các biện pháp trừng phạt.
Tuy nhiên, vào năm 2018, Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận này dưới thời ông Trump. Kể từ đó, Iran đã tăng cường khả năng làm giàu urani, trong khi các nỗ lực khôi phục thỏa thuận vẫn chưa thành công.
Tháng trước, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi, cho biết Iran đang "tăng tốc một cách đáng kể" việc làm giàu urani lên đến mức tinh khiết 60%, gọi đây là diễn biến "rất đáng lo ngại".
Lý do khiến Tổng thống đắc cử Trump phấn khích với thỏa thuận AUKUS Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Viện Lowy của Australia, được công bố ngày 17/12, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông Sullivan bày tỏ tin tưởng rằng AUKUS sẽ tiếp tục được duy trì dưới chính quyền ông Trump. Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan phát biểu trong một cuộc họp báo. Ảnh: Kyodo/TXTVN Cố vấn An...