Đắk Nông: Điều dưỡng hiến máu cứu bệnh nhân thoát nguy kịch
Bi tru bê tông đe vao ngưc, môt bênh nhân nhâp viên trong tinh trang thâp tư nhât sinh. Tuy nhiên, nhơ can bô điêu dương cua Trung tâm Y tế huyện Đắk R’lấp hiên mau đê phâu thuât kip thơi, nên đa thoat khoi nguy hiêm.
Ngày 21/2, ông Phạm Khánh Tùng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắk R’lấp cho biết, đơn vị vừa biểu dương anh Vương Khả Lợi, điều dưỡng tại Khoa Hồi sức cấp cứu vi đã kịp thời hiến máu, giúp cháu nhỏ kịp phẫu thuật, vượt qua cơn nguy kịch.
Trươc đo, vào lúc 16h30 ngày 17/2/2020, Trung tâm Y tế huyên Đăk R’lâp đã tiếp nhận bệnh nhân Trương Đình Thế Hiên (sinh năm 2008, trú tại xã Nghĩa Thắng, huyên Đăk R’lấp) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, da tái nhợt, mạch nhanh nhỏ, huyết áp không đo được. Nguyên nhân do cột trụ bê tông đè vào phần ngực, bụng.
Chẩn đoán ban đầu, bệnh nhân có dấu hiệu mất máu, vỡ gan độ IV, chấn thương ngực kín,….Đên 17h cung ngay, bênh nhân đươc chuyên lên phong mô, chi đinh phâu thuât: Khâu gan, lưu dân mang phôi.
Bênh nhân Hiên được chỉ định truyền nhóm máu B để phẫu thuật. Tuy nhiên, cơ số nhóm máu B tại Trung tâm Y tế huyện Đắk R’lấp không đủ để đáp ứng quá trình phẫu thuật. Trước tình hình đó, lãnh đạo trung tâm đã vận động các y bác sĩ, điều dưỡng tại đây hiến máu, phục vụ quá trình phẫu thuật, cứu cháu Hiên khỏi cơn nguy kịch.
Sau phâu thuât, sưc khoe cua bênh nhân đa tiên triên tôt.
Khi biết có bệnh nhân cần nhóm máu B, điều dưỡng Vương Khả Lợi đã hiến 1 đơn vị máu để kịp thời phẫu thuật cứu cháu H. Sau khi được phẫu thuật, cháu đã thoát khỏi nguy hiểm, vết mổ ổn định, khô và đang được theo dõi tại khoa Ngoại tổng hợp, Trung tâm Y tế huyện Đắk R’lấp.
“Cháu H. mất gần 1 lít máu nên rất nguy hiểm đến tính mạng. Rất may, anh Lợi có cung nhóm máu B và kịp thời hiến tặng. Bên canh đo, Ban giam đôc Trung tâm cung ghi nhân nô lưc cua toan bô ekip phâu thuât đa lam chu đươc chuyên môn, câp cưu kip thơi giup bênh nhân thoat khoi nguy hiêm”, ông Pham Khanh Tung, Giam đôc Trung tâm Y tê huyên Đăk R’lâp noi.
Trần Luật
Video đang HOT
Theo kinhtenongthon
Bác sĩ BV Nhi TW cứu sống ngoạn mục bệnh nhi vỡ gan do va chạm giao thông
Khó khăn của ca phẫu thuật này là gan của bệnh nhi vỡ dập nát không như bình thường, bác sĩ cân nhắc nâng lên đặt xuống, sử dụng các trang thiết bị hiện đại vừa phẫu thuật vừa hồi sức đảm bảo tính mạng cho cháu...
Cho đến giờ tôi vẫn không tin mình được đón cháu nội về khoẻ mạnh, đã có lúc gia đình tôi tuyệt vọng vì tưởng cháu không còn cơ hội... Vậy mà các bác sĩ BV Nhi TW đã hồi sinh cháu, mang lại niềm vui mà cả Tết Canh Tý gia đình tôi không có...
Đó là chia sẻ của bà Bùi Thị Bình ở Đan Phượng - Hà Nội trước giờ đón cháu nội - bệnh nhi Phùng Việt Anh ra viện. Cả bà Bình và gia đình đã đón Tết Canh Tý trong BV Nhi TW từ đêm ngày 28 cho tới hôm nay. Với bà những ngày 29, 30 và mùng 1 Tết Canh Tý là những ngày căng thẳng, lo lắng nhất vì sức khoẻ của cháu nội sau ca cắt gan do bị tai nạn giao thông.
Ca phẫu thuật cấp cứu cắt gan cho trẻ 7 tuổi rạng sáng 29 Tết
TS Phạm Duy Hiền cùng các cộng sự tiến hành ca phẫu thuật cắt gan tổn thương nghiêm trọng cho bệnh nhi Việt Anh tại phòng mổ ngày 29 Tết Canh Tý
Theo lời kể của gia đình, chiều muộn ngày 28 Tết, Việt Anh cùng hai chị gái lên đang lưu thông trên đường thì bị một người đi xe máy đâm vào nhưng bỏ chạy. Người đi đường thấy vậy liền đưa cả 3 chị em vào BVĐK huyện Đan Phượng.
Trong đó chị cả bị gãy tay phải bó bột, chị thứ 2 bị xây xát, riêng Việt Anh bị chấn thương nặng vùng bụng, được chuyển cấp cứu đến BV Nhi TW.
Tuy nhiên đang đi trên đường thì cậu bé rơi vào tình trạng nặng, xe cấp cứu phải chuyển hướng rẽ vào Bệnh viện 198.
"Tôi ngồi trên xe đưa con đi cấp cứu mà như ngồi trên đống lửa, thấy con cứ yếu dần đi, tôi liên tục gọi con nhưng bé cứ lịm đi, đang đi trên đường thì thấy con nguy quá, các bác sĩ cùng gia đình quyết định chuyển hướng vào BV 198 để sơ cấp cứu... Sau đó bé được chuyển đến BV Nhi TW như lịch trình ban đầu"-anh Phùng Văn Hùng, bố bệnh nhi kể lại.
Khi Việt Anh được đưa đến BV Nhi TW đã trong tình trạng da xanh nhợt do mất máu, mạch nhanh, huyết áp tụt, bụng chướng căng, ấn đau khắp bụng, siêu âm có nhiều dịch máu ổ bụng. Xét nghiệm cho thấy trẻ đang trong tình trạng thiếu máu nặng. tình trạng sốc mất máu do chấn thương nặng gây mất máu
Ngay lập tức trẻ được tiến hành hồi sức tích cực, truyền máu số lượng lớn, bồi phụ nước điện giải, tình trạng ổn định mới chuyển đi mổ. Đồng thời các bác sĩ hội chẩn chuyên khoa ngoại chuẩn bị cho ca mổ cho trẻ.
Kíp mổ gồm TS Phạm Duy Hiền, Phó giám đốc BV Nhi TW, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, BSCK 2 Vũ Mạnh Hoàn, Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp.
"Toàn bộ gan phải của trẻ bị chấn thương, đường vỡ gan lớn, tổ chức gan dập nát, đường vỡ làm tổn thương các mạch máu lớn của gan gây ra máu ồ ạt. Các bác sĩ đã phải cắt gan phải"- TS Phạm Duy Hiền kể lại.
Ca mổ kéo dài đến rạng sáng ngày 29 Tết. Bệnh nhi được truyền 33 đơn vị máu và các chế phẩm từ máu.
Thử thách của khó khăn trong phòng mổ làm nên quả ngọt
Theo TS Phạm Duy Hiền, phẫu thuật cắt gan bị tổn thương nghiêm trọng cho trẻ là một phẫu thuật rất lớn, yêu cầu phẫu thuật viên có kinh nghiệm, phải sử dụng các phương tiện hiện đại như: dao siêu âm, dao mổ cắt gan CUSA, clip cầm máu titan, vật liệu cầm máu...
Khó khăn của ca phẫu thuật này là trẻ nhỏ, cắt gan ở trẻ ít gặp và tổn thương gan ở trẻ ít trường hợp nào nặng như thế. "Gan của bệnh nhi vỡ dập nát không như bình thường, bác sĩ cân nhắc nâng lên đặt xuống, sử dụng các trang thiết bị hiện đại vừa phẫu thuật vừa hồi sức đảm bảo tính mạng cho cháu"- TS Hiền cho biết.
"Thêm nữa điều khó khăn trong ca mỏ này là bác sĩ phải mổ cắt gan lớn trong tình trạng cấp cứu, nên không thể đánh giá hết được. Bình thường trước mỗi ca mổ cắt gan sẽ chuẩn bị rất kỹ tất cả các tình huống, mạch máu đi như thế nào, đường mật đi như thế nào, cắt bao nhiêu phần gan... bởi mổ cắt gan vốn là một trong những kỹ thuật mổ phức tạp nhất trong phẫu thuật ngoại khoa nhi và phẫu ghuật nói chung.
Ngoài ra, bệnh nhân còn nhỏ, lượng máu ít hơn người lớn, trẻ đã mất nhiều máu do chấn thương gan nếu trong quá trình mổ để máu chảy nhiều thì rất nguy hiểm. Gan là tạng đặc chứa rất nhiều máu, vì thế với các phẫu thuật viên thực hiện cắt gan điều đáng sợ chính là nguy cơ xuất huyết"- TS Phạm Duy Hiền cho biết.
Niềm vui của anh Hùng và gia đình khi được đón con trai Việt Anh về nhà khoẻ mạnh
"Mổ xong cho bệnh nhân, chúng tôi vẫn lo"- TS Hiền kể và cho biết nỗi lo đó là nguy cơ sau mổ cũng có thể xảy ra "trùng điệp" như dò mật, rối loạn đông máu do mất máu, truyền máu quá nhiều, sốc giảm thể tích không hồi phục, suy gan do cắt gan quá lớn, phần gan còn lại không đảm nhận được chức năng thay thế, tràn dịch màng phổi.... Chính vì vậy những ngày Tết Canh Tý các bác sĩ luôn "quan tâm đặc biệt" đến bệnh nhi.
Quá trình hồi sức sau mổ của bệnh nhi cũng rất vất vả bởi có lúc tình trạng nặng đến mức không rút được ống thở, đặc biệt đêm sau ca mổ rất bấp bênh cho tính mạng của trẻ (đêm 29 Tết). Do đó, sau mổ các bác sĩ chuyên khoa Hồi sức cũng phải theo dõi rất sát vì lo các nguy cơ biến chứng...
Tuy nhiên, may mắn sức khỏe của trẻ đã ổn định. Sau mổ một tuần, bác sĩ mới thở phào, yên tâm, khi thấy trẻ ăn được. Và sau hơn 2 tuần điều trị tại BV Nhi TW, bệnh nhi đã khoẻ mạnh, ăn tốt, tự đi lại và được xuất viện.
Trong câu chuyện với chúng tôi khi đang làm thủ tục xuất viện cho con, anh Phùng Văn Hùng đã không dấu được xúc động khi nhìn thấy con khoẻ mạnh và được về nhà. Anh kể khi bác sĩ trao đổi với gia đình về tình trạng sức khoẻ của con nguy kịch do vỡ gan, mất máu quá nhiều anh đã hoảng loạn và sợ hãi điều không may sẽ đến. Lo lắng đến mức khi con được đẩy vào phòng mổ thì bên ngoài anh ngất luôn. "Mãi đến khi bác sĩ thông báo ca phẫu thuật đã kết thúc và gia đình có thể yên tâm thì tôi mới đỡ hoảng sợ vì lo cho con"- anh Hùng kể lại.
Anh kể, do vợ đi làm xa nên những ngày con nằm viện lại đúng dịp Tết Canh Tý khiến gia đình càng thêm ảm đạm vì lo và thương con. Gia đình hai bên nội ngoại cùng anh thay nhau trông Việt Anh, đặc biệt "đón giao thừa tại Bệnh viện- một cảm giác khó tả của tôi".
"Đến giờ con ra viện tôi và gia đình vẫn còn chưa biết mặt các bác sĩ đã mổ cho con tôi, nhưng gia đình tôi mang ơn họ
nhiều lắm. Họ cùng các bác sĩ khác và các nhân viên y tế đã chắm sóc, quan tâm đến con tôi suốt những ngày Tết để hôm nay con tôi khoẻ mạnh về với gia đình. Tôi xin cảm ơn tất cả"- anh Hùng nói trong xúc động
Thái Bình
Theo SK&ĐS
Bé trai bị xương cá đâm thủng ruột, gây viêm đe dọa tính mạng Một miếng xương cá dài khoảng 2 cm lọt vào ruột của một bệnh nhi 10 tuổi, và đã đâm thủng ruột, gây viêm, đe dọa tính mạng. Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhi L.Q.D - Ảnh: Lê Lâm Sáng 21.2, Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ (Đồng Nai) cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật cấp cứu một trường hợp...