Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Đái tháo đường thai kỳ là một bệnh lý thuộc về rối loạn chuyển hóa của cơ thể, khiến cho nồng độ đường trong má.u tăng cao trong thời kỳ mang thai.
Khoảng 10% thai phụ gặp phải tình trạng này. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các kết cục xấu cho mẹ và thai.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và con.
Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc đái tháo đường thai kỳ?
Đái tháo đường thai kỳ khi có thai đang ngày càng gia tăng, nhất là ở những thai phụ có những yếu tố nguy cơ như: Cha mẹ, anh em có người bị tiểu đường, thai kỳ lần trước bị thai lưu, thai dị tật, con to hoặc ở những người có lối sống ít vận động, béo phì, cao huyết áp.
Đái tháo đường thai kỳ được chia làm 2 loại:
Đái tháo đường thai kỳ A1: Đường huyết được kiểm soát bằng các phương pháp không dùng thuố.c.
Đái tháo đường thai kỳ A2: Phải sử dụng thuố.c kiểm soát đường huyết.
Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có triệu chứng. Hầu hết phát hiện bệnh nhờ đán.h giá yếu tố nguy cơ và khám thai định kỳ. Có thể nghi ngờ mắc đái tháo đường nếu xuất hiện một số dấu hiệu như: Thường xuyên cảm thấy khát nước, tiểu nhiều hơn và ăn nhiều hơn bình thường.
Bình thường khi ăn thì tuyến tụy sẽ tiết ra insulin, một hormone giúp vận chuyển glucose vào trong tế bào và sử dụng nó để tạo năng lượng cho cơ thể. Khi đó chỉ số đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn được điều hòa ổn định, không tăng quá cao và không giảm quá thấp.
Trong thời kỳ mang thai thì bánh nhau sản xuất ra một số hormone gây tăng lượng đường trong má.u. Thông thường tuyến tụy của bạn có thể tiết ra đủ insulin để xử lý nó. Nhưng nếu tuyến tụy không thể tạo đủ insulin hoặc cơ thể bạn có sự đề kháng với insulin, lượng đường trong má.u sẽ tăng lên. Tình trạng đó được gọi là đái tháo đường thai kỳ.
Đái tháo đường trong thai kỳ ảnh hưởng như thế nào?
Thông thường thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh nếu tình trạng đái tháo đường thai kỳ được điều trị và đường huyết được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt đường huyết, thai kỳ có nguy cơ gặp phải một số kết cục xấu như sảy thai, sinh non, thai dị tật bẩm sinh, thai chế.t lưu, đa ối, thai to hoặc thai chậm tăng trưởng. Mẹ bầu cũng tăng nguy cơ mắc phải tiề.n sản giật, mổ lấy thai…
Sau khi sinh thì trẻ có nguy cơ bị hạ đường huyết, vàng da. Nguy cơ suy hô hấp sau sinh cũng tăng lên ở những trẻ có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ. Trong tương lai cả mẹ và trẻ đều tăng khả năng mắc phải đái tháo đường type 2.
Đái tháo đường thai kỳ là một bệnh lý thuộc về rối loạn chuyển hóa của cơ thể.
Làm thế nào để biết bị đái tháo đường thai kỳ?
Muốn biết mình có bị đái tháo đường khi mang thai hay không, nhất là ở các thai phụ có nguy cơ cao, thì nên tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ.
Nếu xác định bị mắc đái tháo đường thai kỳ thì thai phụ cần được điều trị sớm. Mục tiêu của việc điều trị là giúp đường huyết ổn định, từ đó giảm tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng xấu cho thai kỳ như sảy thai, sinh non, thai chế.t lưu, thai dị tật bẩm sinh, đa ối, thai to hoặc thai chậm tăng trưởng…
Video đang HOT
Thai phụ cần áp dụng chế độ ăn giảm carbohydrate, tập các bài thể dục vận động phù hợp và tự kiểm tra đường huyết mỗi ngày. Nếu đường huyết vẫn cao sau khi đã áp dụng một chế độ ăn và vận động phù hợp, thai phụ sẽ được điều trị tiếp tục bằng thuố.c tiêm insulin như một biện pháp điều trị phối hợp.
Thai phụ cần chú ý đến chế độ ăn khỏe mạnh và ít đường, cụ thể là chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày thành 3 bữa ăn chính nhỏ cùng với 2 – 3 bữa ăn nhẹ vào cùng một thời điểm trong ngày.
Chế độ ăn tăng cường các thực phẩm như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, gạo lứt, yến mạch, các loại rau, củ quả và trái cây. Bạn cần hấp thu khoảng 20 – 35 gam chất xơ mỗi ngày. Thay vì các bữa ăn nhẹ có đường như bánh quy, bánh ngọt và kem, bạn hãy thay đổi bằng các loại trái cây, thêm rau và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời lưu ý khối lượng ở mỗi khẩu phần ăn.
Hạn chế hấp thu chất béo xuống dưới 40% lượng calo mỗi ngày. Chất béo bão hòa nên ít hơn 10% tổng số chất béo bạn ăn. Nên ăn đa dạng thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết.
Thuố.c và các phương pháp điều trị liệt mặt
Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh liệt mặt là tăng tốc độ phục hồi và phục hồi hoàn toàn, ngăn ngừa các biến chứng giác mạc và các di chứng khác...
Liệt mặt hay liệt dây thần kinh mặt (dây thần kinh sọ số 7) thường là vô căn (trước đây gọi là liệt Bell). Liệt dây thần kinh mặt vô căn là liệt dây thần kinh mặt ngoại biên một cách đột ngột. Đây là tình trạng một bên cơ mặt trở nên yếu hoặc chảy xệ xuống do dây thần kinh điều khiển cho cơ mặt bị tổn thương hoặc mất chức năng.
Trước đây, liệt Bell được cho là liệt dây thần kinh sọ não thứ 7 ngoại biên vô căn. Tuy nhiên, ngày nay liệt dây thần kinh mặt là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây ra và thuật ngữ "liệt Bell" không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với liệt dây thần kinh mặt vô căn. Khoảng một nửa số trường hợp liệt dây thần kinh mặt là vô căn.
Cơ chế của những gì trước đây được cho là liệt dây thần kinh mặt vô căn có lẽ do rối loạn miễn dịch hoặc virus. Bằng chứng hiện tại cho thấy các nguyên nhân phổ biến do virus là:
Virus herpes simplex (phổ biến nhất)
Herpes zoster
Các loại virus khác có thể là nguyên nhân SARS-CoV-2 , coxsackievirus, cytomegalovirus , adenovirus và virus Epstein-Barr, quai bị, rubella và cúm B. Dây thần kinh bị phù nề và bị chèn ép tối đa khi đi qua xương đá, dẫn đến thiếu má.u cục bộ và liệt.
Dây thần kinh mặt không chỉ chi phối các các cơ vận động vùng mặt hàm, mà còn chi phối các cơ hoạt động không tự chủ bên trong của tuyến lệ, tuyến dưới hàm, cảm giác đến một phần của tai và vị giác cho 2/3 phía trước của lưỡi. Vì vậy, khi bị liệt mặt, tất cả các bộ phận liên quan đến các sợi thần kinh này đều bị ảnh hưởng và có thể xuất hiện các dấu hiệu bao gồm:
Khô mắt, tuyến lệ hoạt động kém, sụp mí hoặc không thể nhắm hay nháy mắt
Miệng chảy dãi hoặc không thể khép miệng, khó mỉm cười
Dị cảm vùng trán, vùng khóe miệng
Đau quanh tai, thái dương, xương chũm, góc hàm
Thay đổi vị giác
Nhạy cảm với âm thanh
Rối loạn nhai nuốt hoặc lời nói
Trường hợp liệt mặt do nhiễ.m trùn.g herpes simplex hoặc zoster, người bệnh còn bị đau dữ dội, sau đó có thể xuất hiện mụn nước và tiến triển thành hội chứng Ramsay-Hunt. Hội chứng Ramsay-Hunt đặc trưng bởi các mụn nước ở vòm miệng hoặc lưỡi do rối loạn chức năng tiề.n đình-ốc tai gây ra.
Liệt mặt là tình trạng một bên cơ mặt trở nên yếu hoặc chảy xệ xuống do dây thần kinh điều khiển cho cơ mặt bị tổn thương hoặc mất chức năng.
Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh liệt mặt là tăng tốc độ phục hồi, giúp phục hồi hoàn toàn, ngăn ngừa các biến chứng giác mạc và các di chứng khác, đồng thời ức chế sự nhân lên của virus. Tùy vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân.
1. Điều trị nội khoa liệt mặt
1.1 Thuố.c chống viêm điều trị liệt mặt
Điều trị sớm bằng thuố.c chống viêm corticoid trong 48 giờ đầu, sau khi phát bệnh giúp phục hồi nhanh và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, cần loại trừ những trường hợp chống chỉ định như bệnh lao, đái tháo đường, rối loạn tâm thần, loét dạ dày tá tràng...
1.2 Thuố.c tăng dẫn truyền thần kinh
Thuố.c có tác dụng phục hồi chức năng dẫn truyền thần kinh, giúp cải thiện triệu chứng liệt mặt. Loại thuố.c tăng dẫn truyền thần kinh phổ biến nhất là galantamin, đòi hỏi cần sử dụng với liều cao trong thời gian từ 7-10 ngày. Sử dụng bằng phương pháp điện di nivalin sẽ giúp thuố.c ngấm nhanh và có tác dụng tốt hơn.
1.3 Thuố.c giãn mạch
Thuố.c có tác dụng chống co mạch, rối loạn vận mạch, làm mạch má.u giãn ra và tăng cường nuôi dưỡng cho các vùng thiếu má.u. Thuố.c cũng có khả năng chống viêm (nhưng khá yếu). Cần thận trọng khi dùng thuố.c giãn mạch, chỉ nên chọn các loại thuố.c chẹn canxi có ưu thế trên mạch má.u của hệ thống đầu mặt cổ.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuố.c khác như thuố.c tăng tái tạo bao thần kinh, các chất chống gốc tự do, các vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B1, các thuố.c lợi tiểu nhẹ nếu bệnh nhân có phù rõ, các kháng sinh bổ trợ nếu có nhiễm khuẩn.
2. Y học cổ truyền chữa liệt mặt
2.1 Cấy chỉ
Cấy chỉ, hay còn gọi là nhu châm. Kỹ thuật này bao gồm việc cấy các sợi chỉ tiêu vào các huyệt đạo, giúp duy trì kích thích lâu dài và liên tục tại những vị trí đã được cấy chỉ, từ đó mang lại hiệu quả điều trị bền vững.
2.2 Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp điều trị liệt mặt ngoại biên rất hiệu quả, sử dụng sự khéo léo và lực tay để tác động lên các huyệt đạo, da, cơ và khớp của người bệnh. Kỹ thuật này không chỉ mang lại cảm giác thư giãn, mà còn giúp làm giảm đau nhức ở cơ bắp, khớp và hệ thần kinh, từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
2.3 Điện châm
Điện châm là phương pháp điều trị kết hợp giữa y học cổ truyền (châm cứu) và y học hiện đại thông qua việc sử dụng dòng điện. Kỹ thuật này sử dụng thiết bị điện tử để phát ra dòng điện ở tần số thấp, nhằm kích thích và điều hòa lưu thông khí huyết trong các kinh mạch.
Điện châm không chỉ hỗ trợ trong việc duy trì chức năng bình thường của cơ bắp và dây thần kinh mà còn góp phần tăng cường dinh dưỡng cho các cấu trúc và tổ chức tại vị trí điện châm được áp dụng.
2.4 Điện châm không dùng kim
Điện châm không sử dụng kim mang lại hiệu quả điều trị cao trong quá trình điều trị liệt mặt ngoại biên, tương tự như phương pháp điện châm truyền thống. Thay vì dùng kim, phương pháp này sử dụng các điện cực để kích thích sâu bên trong và ngoại vi, giúp tạo ra cảm giác thoải mái cho người bệnh.
Phương pháp này không chỉ nâng cao hiệu quả điều trị mà còn loại bỏ những lo ngại của người bệnh, đặc biệt là nỗi sợ hãi khi kim châm vào cơ thể.
2.5 Xông hơ ngải cứu
Xông hơ ngải cứu là một phương pháp điều trị sử dụng sức nóng để tác động vào các huyệt vị và đường kinh. Thực chất, "cứu ngải" là quá trình đốt lá ngải cứu khô, tạo ra hơi nóng nhằm kích thích các huyệt đạo.
Phương pháp này không chỉ giúp làm ấm cơ thể mà còn tạo ra phản ứng sinh lý, hỗ trợ trong việc phòng ngừa và điều trị nhiều loại bệnh. Sự tác động của nhiệt độ lên các huyệt vị giúp lưu thông khí huyết, giảm đau và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Y học cổ truyền có thể được ứng dụng để trị liệt mặt.
2.6 Thủy châm
Thủy châm, hay còn gọi là tiêm thuố.c vào huyệt, là một phương pháp điều trị liệt mặt ngoại biên, kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Phương pháp này sử dụng thuố.c tiêm vào các huyệt đạo, nhằm phát huy tác dụng kéo dài của thuố.c tại vị trí điều trị.
Nhờ đó, thủy châm không chỉ nâng cao hiệu quả điều trị mà còn hỗ trợ phục hồi chức năng và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh lý. Sự kết hợp này mang lại những lợi ích đáng kể trong việc điều trị nhiều loại bệnh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến liệt mặt ngoại biên.
3. Tập vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu liệt dây thần kinh số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cho người bệnh. Các bài tập cho khuôn mặt có thể giúp cải thiện chức năng của khuôn mặt, giảm biến chứng khi bị liệt dây thần kinh số 7 cũng như rút ngắn thời gian phục hồi.
Việc tập vật lý trị liệt mặt có tác dụng tăng cường sức mạnh cho một số cơ mặt, đồng thời rèn luyện cho não khả năng nhận diện những xung điện cần thiết để điều khiển các cơ khác nhau trên khuôn mặt. Điều này sẽ giúp người bệnh sử dụng được các cơ mặt như bình thường sau khi đã khỏi bệnh.
4. Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật là các thủ thuật chuyên áp dụng trong ngoại khoa để chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật nội soi hay tiến hành mổ mở trực tiếp.
Đối với việc phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7, bệnh nhân sẽ được bác sĩ can thiệp vào dây thần kinh bằng phẫu thuật gỡ dính, nối lại hoặc ghép dây thần kinh nếu phát bệnh trước 9 tháng. Trường hợp đã tổn thương quá 9 tháng thì phải ghép thần kinh và cơ thay thế. Ngoài ra còn phải áp dụng các phẫu thuật tạo hình để cân đối lại cơ mặt.
Béo phì ở Việt Nam gia tăng nhanh kéo theo nhiều hệ luỵ cảnh báo về sức khoẻ Tỷ lệ béo phì ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong 10 năm qua và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong 10 năm tới. Ước tính đến năm 2030, khoảng 30% dân số trưởng thành và 40% tr.ẻ e.m sẽ sống trong tình trạng thừa cân và béo phì. Béo phì là một căn bệnh mạn tính phức tạp,...