Đài Loan diễn tập bắn đạn thật, đối phó với nguy cơ tấn công từ Bắc Kinh
Theo AFP, cuộc tập trận diễn ra tại quần đảo nhỏ Bành Hồ, ở giữa eo biển ngăn cách Đài Loan và Trung Quốc đại lục và sẽ kéo dài trong 5 ngày, từ 17/4 – 21/4.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu thị sát diễn tập
Hơn 7.000 binh sỹ Hải, lục, không quân Đài Loan đang tham gia vào cuộc diễn tập quân sự bắn đạn thật lớn nhất kể từ năm 2008 đến nay – diễn tập thực binh Hán Quang lần thứ 29, trong đó có mục tiêu giả định là phòng chống đánh trả cuộc tấn công tập kích từ phía Bắc Kinh.
Theo AFP, cuộc tập trận diễn ra tại quần đảo nhỏ Bành Hồ, ở giữa eo biển ngăn cách Đài Loan và Trung Quốc đại lục và sẽ kéo dài trong 5 ngày, từ 17/4 – 21/4.
Giới chức Đài Loan cho biết, lực lượng vũ trang Đài Loan diễn tập nhằm chuẩn bị phòng thủ cho các đảo có tầm quan trọng chiến lược trước một cuộc tấn công bất ngờ, đồng thời, chứng minh khả năng phòng chống, đánh trả trước các đòn tập kích bất ngờ từ phía Bắc Kinh.
Bên cạnh đó còn tiến hành thử nghiệm Ray Ting 2000, một hệ thống phóng đa tên lửa được thiết kế để ngăn chặn đối phương thực hiện tấn công đổ bộ. Ngoài ra, lực lượng không quân huy động máy bay F16, F5E, IDF, máy bay AH-1W, trực thăng OH-58D; lực lượng hải quân huy động 06 tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tra lớp Thành Công, tàu tên lửa lớp Cẩm Giang; lục quân huy động xe tăng M60-A3, 9 xe phóng tên lửa MK-30 với tầm bắn 20 km, 105 pháo M101, 155 pháo M114, 120 pháo truy kích.
Video đang HOT
Theo kịch bản tập trận giả định, lực lượng quân đội của vùng lãnh thổ này tác chiến trong môi trường quấy nhiễu điện tử phức tạp có sự chế áp điện tử của đối phương, với các khoa mục như: Chống quấy nhiễu điện tử và chế áp điện tử; tác chiến trong môi trường sức ép lớn; tác chiến liên hợp phòng không; tác chiến hệ thống chỉ huy số hóa; diễn tập chi viện, tăng viện; diễn tập chống đổ bộ, tác chiến bờ biển; diễn tập chống đổ bộ đường không và đổ bộ đường không tại căn cứ Tân Trúc; diễn tập liên hợp đánh chiến đổ bộ và chống đổ bộ đường biển.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã trực tiếp tham gia chỉ huy. Phát biểu với các binh sĩ trước cuộc tập trận, ông Mã Anh Cửu nói rằng một trong các mục tiêu của cuộc diễn tập là nhắc nhở về mối đe dọa của một nước Trung Quốc đang trỗi dậy.
Ông Mã nói: “Nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng rất đỗi nhanh chóng trong những năm qua và nhờ vậy, họ đã tiến hành một cuộc nâng cấp vũ khí quy mô lớn về cả chất lượng lẫn số lượng. Vì vậy, chúng ta nhất định phải tăng cường các nỗ lực kiến thiết quân đội và nâng cao khả năng ứng chiến nếu muốn duy trì hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan.”
Theo xahoi
Trung Quốc tung "đòn độc" trong tham vọng bá chủ Biển Đông?
Trung Quốc có quân đội lớn nhất Châu Á và ngân sách cho lực lượng hải quân, bảo vệ bờ biển và không quân ở mức lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
Tàu du lịch - "vũ khí mới" mà Trung Quốc vừa tung ra nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông
Tuy nhiên, nước này được cho là đang tung ra "vũ khí mới" nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông - đó là tàu du lịch và các du khách.
Trung Quốc chính thức công bố bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) vào năm 2009. Theo đó, Trung Quốc đòi chủ quyền đến 80% diện tích Biển Đông, xâm lấn vào nhiều vùng lãnh thổ, lãnh hải của một loạt nước khác trong khu vực. Đường lưỡi bò đi ngược lại với Công ước Liên Hợp Quốc và Luật Biển 1982 đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và nó đã gây ra những "cơn sóng to gió lớn" trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong suốt thời gian qua. Bản thân cộng đồng quốc tế cũng không bao giờ chấp nhận một vùng biển lớn nhất nhì thế giới thuộc về quyền tài phán của một nước.
Mỹ - cường quốc quân sự số 1 thế giới nhiều lần khẳng định sẽ duy trì các đường biển quốc tế và bảo đảm giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ bằng con đường hòa bình chứ không phải là vũ lực. Trong một cuộc chiến mà không có những trận đánh, Trung Quốc đang cố gắng giành chiến thắng bằng các chiến thuật như gây chia rẽ trong ASEAN, dùng đòn bẩy kinh tế và tìm cách thay đổi nguyên trạng bằng cách thường xuyên triển khai các tàu cá, tàu nghiên cứu, tuần tra và giờ là cả tàu du lịch.
Trung Quốc đã trình làng tàu sân bay đầu tiên của mình vào năm 2012. Với việc đại tu lại con tàu cũ của Nga, Trung Quốc muốn dùng tàu sân bay để xác lập chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông mặc dù việc đưa con tàu này vào hoạt động thực sự như một chiếc tàu chiến là điều mà nhiều năm nữa Trung Quốc mới có thể làm được.
Đầu tháng này, Trung Quốc đã đưa một hệ thống "vũ khí mới hiệu quả hơn" nhằm tranh giành chủ quyền ở Biển Đông với các nước láng giềng, đó là một tàu du lịch với hàng nghìn du khách trên đó. Việc triển khai một tàu du lịch cùng với vô số các con tàu khác để "khẳng định chủ quyền" ở Biển Đông đã đưa ra một định nghĩa mới về cái gọi là "sự nổi lên hòa bình" của Trung Quốc.
Vì sao Trung Quốc tung "vũ khí mới"?
Sau một loạt những vụ đụng độ căng thẳng giữa tàu thuyền tuần tra và đánh cá của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á, cộng đồng quốc tế bắt đầu chú ý đến các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ cùng nhiều nước kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Tất nhiên là Bắc Kinh sẽ cảm thấy "khó ăn khó nói" khi tiếp tục có những hành động hiếu chiến. Vì thế, nước này đã đáp lại lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế bằng cách củng cố năng lực của các cơ quan dân sự như Cục An toàn Hàn Hải, Bộ Chỉ huy Thực thi Luật Ngư nghiêp, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc... và đưa các cơ quan này ra biển để thực hiện tham vọng của. Việc dùng các cơ quan dân sự để thực hiện các hành động kiểu quân sự ở những vùng biển tranh chấp là "chiêu" của Bắc Kinh nhằm che mắt cộng đồng quốc tế.
Để thực hiện độc chiêu của mình, kể từ năm 2000, Trung Quốc đã bắt tay vào việc đầu tư lực lượng cho các cơ quan dân sự có liên quan đến biển. Quân đội Trung Quốc đã chuyển 11 tàu chiến cũ của mình cho Cơ quan Giám sát Hàng Hải. Cơ quan này đã đóng 13 chiếc tàu cho riêng mình và đang dự định đóng thêm 36 chiếc tàu khác. Bộ Chỉ huy Thực thi Luật Ngư nghiệp gần đây cũng đã tiếp nhận một tàu chiến cũ được trang bị sân bay dành cho máy bay trực thăng. Tất cả những con tàu chuyển đổi trên đều hoạt động bận rộn trong suốt thời gian qua. Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ ước tính, số chuyến tuần tra mà các tàu hàng hải Trung Quốc thực hiện ở Biển Đông đã tăng lên gấp 3 kể từ năm 2008.
Một sĩ quan hải quân của Mỹ nhận xét: "Các tàu giám sát hàng hải của Trung Quốc không thực hiện nhiệm vụ gì khác ngoài việc quấy nhiễu nước khác với mục đích là nhằm để xác lập chủ quyền" phi lý của họ ở Biển Đông. "Họ đã cắt cáp quang của tàu Việt Nam, bắt và dọa dẫm ngư dân của các nước Đông Nam Á, quấy nhiễu tàu hải quân Mỹ và có lúc đã dựng cả một rào chắn nhằm khẳng định độc quyền kiểm soát của họ đối với Biển Đông. Những tàu không phải của hải quân này của Trung Quốc không được trang bị vũ khí nhưng thể hiện sự hiếu chiến bằng việc dùng súng vòi rồng và móc sắt. Hành động của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng bất bình và cảm giác bất lực.
Rõ ràng, bằng cách sử dụng những lực lượng không được vũ trang để tranh giành chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc đã khai thác được "điểm yếu" trong lập trường của Mỹ. Họ đã thực hiện đúng lời kêu gọi của Mỹ là không dùng vũ lực để giải quyết các cuộc tranh chấp.
Hãy xem những gì đã xảy ra ở bãi cạn Scarborough - một đảo san hô đang nằm trong tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines và đây cũng là vùng đất nằm gần Philippines hơn Trung Quốc. Lực lượng hàng hải Trung Quốc đã ngăn không cho Philippines bắt giữ ngư dân của họ đang hoạt động trong vùng này và còn căng dây cáp để các ngư dân Philippines không thể vào được vùng đánh bắt cá truyền thống của mình. Hành động này của Trung Quốc được thực hiện ngay trước "mũi" của Hải quân Mỹ - đồng minh của Philippines. Diễn biến xảy ra ở bãi cạn Scarborough đã làm lộ rõ chiến thuật của Trung Quốc, đó là chiếm một vùng đất, thiết lập sự hiện diện cố định ở đó và bảo vệ nó bằng các lực lượng phi quân sự.
Trung Quốc đã tính toán rất kỹ khi đưa tàu du lịch với hàng ngàn du khách ra Biển Đông để "khẳng định chủ quyền" bởi rõ ràng, các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ không dám bắn vào một tàu đang chở du khách dân thường như vậy. Đây là một thách thức mới với các nước Đông Nam Á.
Tuy nhiên, dù chiến thuật của Trung Quốc là "độc" đấy và có thể nói là khôn ngoan đấy nhưng trên thực tế, những bước đi hiện nay của Bắc Kinh nhằm tháo bỏ bức màn mập mờ về ý định tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông của họ là một sai lầm chiến lược. Nó đã gây ra sự lo ngại khắp khu vực Đông Nam Á, đặc biệt đối với những nước đang có tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và thậm chí là cả Indonesia. Hành động của Trung Quốc cũng khiến Mỹ càng ra sức tăng cường chiến lược hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương. Và nhằm đối phó với một Trung Quốc ngày càng hung hăng, hiếu chiến, các nước láng giềng của Trung Quốc như Philippines, Singapore và Indonesia đang ngày càng công khai củng cố quan hệ hợp tác an ninh với Mỹ. Một khu vực vốn bình yên và có thiện cảm với Trung Quốc dường như đã thay đổi.
Trung Quốc đã bị các nước gần mình xa lánh bởi việc đòi chủ quyền một cách ngang ngược ở Biển Đông mà không theo luật quốc tế cũng chẳng theo lịch sử.
Theo xa hoi
Trung Quốc tiếp tục tuần tra trái phép ở Trường Sa Trung Quốc vừa ngang nhiên đưa tàu Ngư chính 45001 tuần tra ở vùng biển thuộc Trường Sa của Việt Nam trong vòng 50 ngày. Tàu Ngư chính 45001 của Trung Quốc Theo Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc, tàu Ngư chính 45001 rời cảng Bắc Hải ở Quảng Tây ngày 10.4 và sẽ cùng 24 nhân viên chấp pháp ngư chính...